Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 15/04/2024, 11:17 AM

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương: "Tôi tu 'pháp môn' tạo tượng Phật"

Phatgiao.org.vn - Phật tử Nguyễn Ngọc Phương cùng cộng sự của mình luôn đau đáu giấc mơ tìm lại giá trị riêng có của hình tướng trong những bức tượng Phật.

Nguyễn Ngọc Phương mở Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh (Hà Nội) cũng vì niềm thao thức đó, để rồi, bằng cái tâm của người con Phật, anh “thổi hồn” vào những pho tượng Phật để tượng mang nét văn hóa bản địa, là Phật của người Việt.

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương và TT.Thích Hạnh Bình - Giám đốc Trung tâm Phật học Hán truyền (Viện Nghiên cứu Phật học VN)

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương và TT.Thích Hạnh Bình - Giám đốc Trung tâm Phật học Hán truyền (Viện Nghiên cứu Phật học VN)

Từ những giấc mơ hiện về

* Nhân duyên nào khiến anh say mê với nghề  tạc tượng Phật?

- Phật tử Nguyễn Ngọc Phương: Năm 2015, tôi yêu cô gái làng nghề tạc tượng Vân Hà, nhận thấy làng nghề đang mai một dần. Nuối tiếc truyền thống làng nghề, tôi đã kết nối những nghệ nhân tài hoa để làm tượng cho mình. Ban đầu chỉ là chơi đủ loại tượng mỹ nghệ, nhưng mỗi khi nhắm mắt lại thì hình ảnh tượng Phật, Bồ-tát cứ ùa về - như được khai mở ký ức - tôi thử cho các nghệ nhân tạc theo bản mô tả ký ức của mình và đăng lên mạng giới thiệu.

Chỉ trong 6 tháng, rất nhiều thầy từ Đài Loan, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh liên hệ và đặt làm hệ thống tượng chùa lớn. Nhận thấy hướng đi có tương lai và dòng tượng Phật cao cấp ít sự cạnh tranh, tôi đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, nghiên cứu về tượng Phật thật nghiêm túc.

Ban đầu chỉ làm đa dạng tượng mỹ nghệ để có thêm nguồn thu nhập, nhưng trong mỗi khi nhắm mắt lại tôi như bị thôi thúc phải kế thừa tinh hoa tượng cổ xưa để đưa vào chùa hiện đại, để lan tỏa Phật pháp.

Để hiện thực hóa đại nguyện lớn lao này, năm 2017, tôi đã chính thức đặt tên xưởng sản xuất là Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh và cũng thành lập độc lập một Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm để chuyên sáng tác mẫu và xưởng sẽ gia công các mẫu.

Khi nhất tâm tạo tượng Phật tôi đã chứng kiến rất nhiều điều mầu nhiệm đến với cuộc đời và đã phát nguyện sẽ sáng tạo 450 mẫu tượng từ thời Lê Trung Hưng tới thời Nguyễn để đưa vào chùa hiện đại.

Đến nay tôi đã sáng tạo được 112 mẫu tượng, trong đó có hơn 90 mẫu tượng đã đăng ký quyền tác giả, tạc cho hơn 1.400 ngôi chùa và xuất khẩu đi 13 quốc gia trong đó có cả Đài Loan, Nhật bản, Mỹ, Úc, Sri Lanka, Myanmar…

* Ồ, thật là duyên lành! Hình tượng Đức Phật từ lâu là chủ đề trung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo, mỗi một tác phẩm nghệ thuật về Ngài rất cần sự rung động của con tim. Vậy cuộc đời Đức Phật  đã tạo ra cho anh xúc cảm nghệ thuật như thế nào để anh điêu khắc ra những ho tượng của Ngài?

- Cuộc đời Đức Phật là một chuỗi những câu chuyện diệu kỳ và đầy ý nghĩa. Tôi sống và được nuôi dưỡng sự sáng tạo bắt đầu từ những câu chuyện đó. Mỗi ngày qua trải nghiệm cuộc sống tôi lại ngộ ra nhiều điều mới, từ đó lại có thêm chất liệu để tôn tạo lên những tôn tượng Phật ngày một có nhiều ý Phật hơn, tinh tế hơn.

Ngày qua ngày, dù tượng Phật Thích Ca là sự khởi đầu nhưng từ Ngài, tôi đã được khai mở cánh cửa tới vũ trụ quan Phật giáo với hàng nghìn các cõi Phật, cõi trời và hàng vạn chư Phật, Bồ-tát, chư Thiên sống trên các cõi và các con số thiêng.

Chẳng hạn như Phật Thích Ca hiện để phục vụ 4 tông phái Phật giáo lớn tại Việt Nam, nhưng mỗi vùng miền lại khác nhau, mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, tôi đã tạo ra 20 mẫu tượng và vẫn tiếp tục sáng tạo tiếp. Đồng thời phục vụ cho các quốc gia như Sri Lanka, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản thì lại phải tạo mẫu tượng Phật Thích Ca cho từng tông phái tại đó. Có đến 40 mẫu tượng để phục vụ 14 quốc gia khác nhau về văn hóa, lịch sử.

Khi được khai mở vũ trụ quan Phật giáo thì tôi bắt đầu ùa về từ ký ức hình ảnh Bồ-tát Hộ Minh (tiền thân của Đức Phật Thích Ca) và chư Thiên tại cõi trời Đâu Suất, nơi ngài là Thiên chủ. Từ đây tôi bắt đầu sáng tác không chỉ Bồ-tát Hộ Minh mà còn 5 vị Đại thần và 8 vị Hộ pháp tại cõi trời cùng với tạo cảnh quan các cung báu được tạo nên bởi ngọc Ma-ni của 500 vạn ức Thiên tử.

Hiện tôi đang thiết kế xây dựng và hình tượng hóa những thứ đa dạng và lớn như tạo dựng khung cảnh các cõi Trời, các cõi Phật với hàng nghìn vị Phật, Bồ-tát, chư Thiên tại đó.

Anh Roland Lemmez chủ một Tiệm tượng tôn giáo tại Frankfurt, Đức đến đặt tượng Phật gỗ

Anh Roland Lemmez chủ một Tiệm tượng tôn giáo tại Frankfurt, Đức đến đặt tượng Phật gỗ

Nghề dạy mình hiểu thêm về Phật pháp

* Có thể nói, sản phẩm anh làm ra  hiện nay chủ yếu là tượng Phật mang giá trị nghệ thuật cao, để làm được những tác phẩm đặc sắc như vậy, trước khi  tạc tượng anh tìm kiếm tư liệu về pho tượng mình cần điêu khắc như thế nào?

- Như chia sẻ, tôi thành lập một Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, khi phân tích thị trường Phật giáo. Khi phát hiện ra một mẫu tượng nào đó sẽ có nhu cầu cao trong tương lai, Trung tâm nghiên cứu sẽ tìm kiếm các nguồn tư liệu y tịch, kinh sách, truyền thuyết, khảo cổ, tượng cổ, tranh vẽ cổ, thậm chí cả chụp hình 100 người thuộc huyết thống và đầu tư lập trình một phần mềm trung bình hóa khuôn mặt để tìm ra khuôn mặt có đặc điểm chung nhất, hay quét xương sọ người và chuyển đi nước ngoài để đắp mô cơ lên hộp sọ, hay có thể bay đến các bảo tàng quốc tế để nghiên cứu các hoa văn trên áo, mũ, kiếm, tranh vẽ cổ,…

Tạo ra hình tướng tượng Phật giáo rồi thì ai cũng thấy đẹp và dễ nhái mẫu mã, nhưng để tạo hình ra được và được hàng nghìn người công nhận là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân, công sức rất lớn của cả một tập thể với sự đầu tư rất bài bản.

* Thời gian kiến tạo một tác phẩm là bao lâu, thưa anh?

- Tôi không học qua trường lớp mỹ thuật, cũng không biết gì về nghề, không có kiến thức gì về Phật pháp. Đôi khi tôi cảm giác như mình là người được lựa chọn để ghi chép lại các ý tưởng tạo hình từ đấng bề trên trong những lúc hành thiền.

Hiện nay, mỗi năm tôi tự ấn định kế hoạch sáng tác 30-50 mẫu tượng mới và cải tiến ít nhất 100 mẫu tượng cũ để nâng cấp phiên bản. Cũng như điện thoại iPhone, cứ định kỳ 1-1,5 năm lại nâng cấp một phiên bản mới tinh tế hơn, đẹp hơn.

Việc thiết kế cũng có quy trình như thiết kế một chiếc ôtô. Các bộ phận sẽ phải nặn đất sét mẫu tượng, kết hợp đục gỗ, đổ thạch cao để tạo ra mẫu thử nghiệm. Rồi sau đó quét mẫu, sửa trên phần mềm 3D, rồi lại in 3D và chỉnh sửa bản thử nghiệm lần 2. Cứ như vậy cho đến khi hoàn thành sản phẩm thử nghiệm cuối cùng và khảo sát ý kiến của 100 khách hàng. Từ đó lại chỉnh sửa để đưa ra mẫu tượng mới.

Tính ra trung bình cứ 2-4 ngày phải tạo ra một mẫu tượng mới. Đây là một áp lực rất lớn, nếu không có sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì khó có thể hoàn thành trôi chảy công việc suốt từ năm 2019 tới nay.

Các ý tưởng sẽ được tôi xây dựng thành bản mô tả chi tiết bằng hình ảnh và lời văn, chia thành từng công đoạn và chia cho các bộ phận khác nhau trong Trung tâm sáng tác để mỗi bộ phận phụ trách một phần và sau đó tôi sẽ trực tiếp hợp nhất, thêm cá tính của mình vào để ra bản thử nghiệm đầu tiên.

Bản thân người tạo tượng cũng sửa được rất nhiều trong tâm. Anh ta trở nên khiêm nhường hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn, nhẹ nhàng hơn, tâm hướng đến Phật pháp hơn.

Gần nhất nhiều người thợ của xưởng trước đây rượu chè, cờ bạc, ăn thịt động vật, giờ cũng đã giảm đi nhiều và biết đến đi chùa để tâm tĩnh hơn thay vì đi chùa để cầu tài cầu lộc.

Bản thân tôi cho rằng nghệ thuật Phật giáo và tu tập là hai con đường cùng một gốc. Tuy nhiên việc có thành tựu trong lĩnh vực tạc tượng Phật không có nghĩa là tinh tấn trên con đường tu tập. Việc tu tập đạt thành tựu là một quá trình nhận thức và chuyển hóa dần.

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương - Giám đốc Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương - Giám đốc Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh

Các cụ có câu: Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Tôi chỉ là một người chuyên môn nghề nhưng còn non kém trong việc tu tập. Khi tạo tượng Phật tôi có hiểu biết về ý nghĩa cốt lõi của việc tạo tượng nên cá nhân mình quay về với gốc là yêu thương: Chăm sóc người thân trong gia đình, tôn kính bố mẹ. Chúng ta tu là để sửa đổi tâm tính của mình theo tinh thần từ, bi, hỉ, xả, hiền hoà, từ ái hơn, bao dung hơn. Mà những biểu hiện đó, trước nhất là phải thể hiện trong cách đối xử với người thân trong gia đình.

Phật tử Nguyễn Ngọc Phương

"Pháp tu" tạc tượng?

* Trong hàng ngàn Pho tượng anh và các cộng sự đã làm ra, tác phẩm nào để lại cho anh ấn tượng sâu sắc nhất?

- Bất kỳ tượng Phật nào cũng là tâm huyết của mình nên tượng nào tôi cũng tâm đắc. Những tượng đã làm ra và được an vị tôn nghiêm tại các chùa thì tôi rất tự hào nhưng quên ngay. Chỉ những dự án tượng yêu cầu công nghệ kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng thất bại vì không đủ điều kiện để triển khai ra tác phẩm cuối cùng mới làm mình luôn áy náy.

Có 2 tôn tượng tôi luôn áy náy là tượng Phật Thích Ca cao 49 mét tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc và tượng Phật Thích Ca cao 11 mét tại chùa Đỏ - Hải Phòng.

Tượng Phật Thích Ca cao 49 mét bên trong có một tòa nhà và 4 thang máy. Dự án đã được các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành thiết kế xong nội thất và giờ thiền viện muốn sáng tạo một mẫu tượng bao phủ tòa nhà nhưng chỉ được phép đục mẫu cao 0,81 mét, tính ra chỉ đục sai 1 mm thì sẽ bị thừa hoặc hụt 6 cm lớp đá ốp quanh tòa nhà thực tế. Như vậy khi đục phải dùng thước đo từng 0,1 mm để làm.

Tượng Phật Thích ca cao 11 mét, đặt trên tầng 2 nên cần trọng lượng nhẹ, do vậy phải làm một khung xương inox theo hình dáng tượng Phật và tượng khi tạc xong lại được cắt nhỏ ra từng mảnh 60cmx60cm và làm rỗng bên trong với độ dày bề mặt 1 cm để lắp ráp lên khung xương Inox.

Hiện Không gian Đồng Hiển Long, một đơn vị chuyên tạo tượng đồng được tách ra từ Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh đang kết hợp với Công ty kết cấu thép tại Úc để xây dựng tượng Phật đứng bằng đồng nặng 146 tấn, cao 100 mét cho một ngôi chùa nổi tiếng tại miền Bắc. Dự án gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu về độ an toàn và đáp ứng tiêu chuẩn thẩm mỹ có tầm khu vực.

Hai dự án đầu đều đã hoàn thành mẫu tượng nhưng đáng tiếc là chưa thể đưa vào triển khai. Dự án cuối cùng hiện đang từng bước hiện thực hóa.

Anh Nguyễn Ngọc Phương giới thiệu về tác phẩm trong một triển lãm Phật giáo

Anh Nguyễn Ngọc Phương giới thiệu về tác phẩm trong một triển lãm Phật giáo

* Phật dạy có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, vậy có phải “tạo tượng” là pháp tu của Nguyễn Ngọc Phương?

- Tôi nghĩ tạc tượng Phật cũng là một pháp tu. Người tạo tượng Phật là bước vào quá trình tự sửa mình.

Khi tạo hình tượng Phật cần sự tập trung để chánh niệm ổn định và mạnh mẽ, không có trở ngại trong tâm. Khi đó tạc tượng trong sự tập trung và an tĩnh tức là khi chánh niệm tràn đầy cơ thể, sự tỉnh giác cũng tràn đầy cơ thể.

Khi khinh an phát sinh đến cao độ, nó nhường chỗ cho hỷ lạc. Khi đã tràn đầy hỷ lạc, tâm trở nên rõ ràng, trong sáng, lúc đó tạo tượng sẽ nhiều ý Phật nhất, đẹp đẽ nhất.

* Cảm ơn anh!

>>> Dự án "Cúng dàng tượng Phật" của Phật tử Nguyễn Ngọc Phương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"

Phỏng vấn 12:01 23/10/2024

Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.

“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”

Phỏng vấn 12:25 22/10/2024

Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.

Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”

Phỏng vấn 15:11 12/10/2024

“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.

Xem thêm