Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/05/2022, 08:25 AM

Xóm tạc tượng Phật trăm năm giữa lòng TP.HCM

Làng nghề làm tượng Phật nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải, phường 12, Quận 6, TPHCM có tuổi đời gần 100 năm. Các sản phẩm của làng nghề này đã nổi tiếng từ lâu và sản phẩm được đặt hàng từ khắp nơi.

Không chỉ ở trong nước, sản phẩm tượng của làng nghề còn xuất đi nhiều nước trên thế giới, nhất là những nơi có cộng đồng người Việt đang sinh sống nhiều như Mỹ, Canada…

Tượng Phật Sơn Thọ: Tượng Phật ngồi ngàn tuổi, độc nhất Đông Nam Á của Việt Nam

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ dưới chân cầu Ông Buông, gần chùa Hải Giác (Q.6, TP.HCM), có một xóm nghệ nhân chuyên làm ra những bức tượng Phật suốt gần 100 năm qua.

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ dưới chân cầu Ông Buông, gần chùa Hải Giác (Q.6, TP.HCM), có một xóm nghệ nhân chuyên làm ra những bức tượng Phật suốt gần 100 năm qua.

Những người thợ miệt mài làm từng công đoạn đắp cát, đổ xi măng để tạo khuôn, chà nhám, sơn màu, khắc họa chi tiết,… Tất cả những công đoạn ấy được tạo ra từ bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ.

Những người thợ miệt mài làm từng công đoạn đắp cát, đổ xi măng để tạo khuôn, chà nhám, sơn màu, khắc họa chi tiết,… Tất cả những công đoạn ấy được tạo ra từ bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ.

Empty
Theo ông Mai Văn Tuấn (con trai của nghệ nhân Mai Văn Lai), nghề làm tượng được cha ông truyền lại đến nay đã gần 100 năm. Trước đây, chỉ có hai cơ sở đúc tượng được người trong và ngoài nước biết đến là cơ sở gia đình của hai họ Lê (Lê Văn Chánh) và Mai (Mai Văn Lai). Khi ông Chánh và ông Lai mất, những người con cháu trong gia đình tiếp tục làm nghề cho đến tận ngày hôm nay.

Theo ông Mai Văn Tuấn (con trai của nghệ nhân Mai Văn Lai), nghề làm tượng được cha ông truyền lại đến nay đã gần 100 năm. Trước đây, chỉ có hai cơ sở đúc tượng được người trong và ngoài nước biết đến là cơ sở gia đình của hai họ Lê (Lê Văn Chánh) và Mai (Mai Văn Lai). Khi ông Chánh và ông Lai mất, những người con cháu trong gia đình tiếp tục làm nghề cho đến tận ngày hôm nay.

Empty
Theo ông Tuấn, hiện nay trong xóm có khoảng 10 xưởng làm tượng với gần 100 lao động, đa số là nam giới. Nghệ nhân chính và có thâm niên mấy chục năm đều là người trong gia đình, thợ bên ngoài chỉ có số ít, làm những việc phụ. Sở dĩ người ngoài không thể gắn bó lâu được với nghề là vì họ không có đam mê, nên vào làm được một thời gian ngắn thì đều bỏ.

Theo ông Tuấn, hiện nay trong xóm có khoảng 10 xưởng làm tượng với gần 100 lao động, đa số là nam giới. Nghệ nhân chính và có thâm niên mấy chục năm đều là người trong gia đình, thợ bên ngoài chỉ có số ít, làm những việc phụ. Sở dĩ người ngoài không thể gắn bó lâu được với nghề là vì họ không có đam mê, nên vào làm được một thời gian ngắn thì đều bỏ.

Tượng được làm bằng hai chất liệu chính: Xi măng và thạch cao. Ông Tuấn cho hay, để đúc ra một bức tượng hoàn chỉnh, người thợ phải miệt mài từ 10 ngày đến 1 tháng, thậm chí vài tháng, tùy theo kích thước lớn nhỏ của tượng.

Tượng được làm bằng hai chất liệu chính: Xi măng và thạch cao. Ông Tuấn cho hay, để đúc ra một bức tượng hoàn chỉnh, người thợ phải miệt mài từ 10 ngày đến 1 tháng, thậm chí vài tháng, tùy theo kích thước lớn nhỏ của tượng.

Ngoài việc mất thời gian, các thao tác phải chăm chút, tỉ mỉ, người làm tượng phải đặt cả tâm hồn mình vào đó. Thường một bức tượng sẽ trải qua nhiều công đoạn như: Lên cốt, đắp bột, làm lán, chà nhám, phun sơn hoặc vẽ màu, sau cùng là vẽ mắt

Ngoài việc mất thời gian, các thao tác phải chăm chút, tỉ mỉ, người làm tượng phải đặt cả tâm hồn mình vào đó. Thường một bức tượng sẽ trải qua nhiều công đoạn như: Lên cốt, đắp bột, làm lán, chà nhám, phun sơn hoặc vẽ màu, sau cùng là vẽ mắt

Bên trong một nhà xưởng với hàng chục bức tượng đã hoàn thành với kiểu dáng khác nhau.

Bên trong một nhà xưởng với hàng chục bức tượng đã hoàn thành với kiểu dáng khác nhau.

Mỗi bức tượng được làm ra từ cái tâm cái đức của những người thợ, nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần của con người, nhất là ý nghĩa về tín ngưỡng và văn hóa của con người Việt Nam.

Mỗi bức tượng được làm ra từ cái tâm cái đức của những người thợ, nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần của con người, nhất là ý nghĩa về tín ngưỡng và văn hóa của con người Việt Nam.

Theo các nghệ nhân làm tượng, những năm gần đây do có nhiều chất liệu tạc như đá, đồng và composite ra đời nên nghề làm tượng Phật trong xóm có phần đi xuống, số lượng người đến đặt cũng giảm đi nhiều.

Theo các nghệ nhân làm tượng, những năm gần đây do có nhiều chất liệu tạc như đá, đồng và composite ra đời nên nghề làm tượng Phật trong xóm có phần đi xuống, số lượng người đến đặt cũng giảm đi nhiều.

Tượng Phật mang đến an lạc cho khu phố ở Oakland, Mỹ

Theo Báo Lao Động

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm