Thứ ba, 05/09/2023, 07:33 AM

Phiền não vì làm từ thiện

Thầy ơi, cuộc đời có nhiều điều thật trớ trêu và không đơn giản như cách ta suy nghĩ. Một người khi thấy người khác gặp nạn liền đến giúp đỡ nhưng sau đó thì bị hiểu lầm đến độ bị vu khống, bị đòi bồi thường thậm chí bị đánh.

Sau nhiều lần bị như vậy người đó ngán ngẩm, mất niềm tin vào cuộc sống.

Hoặc một câu chuyện một người giả vờ ăn xin nhưng thực chất để lừa tiền mọi người, mỗi ngày kiếm hàng triệu đồng. Hay một người xe ôm thấy một người hoàn cảnh đáng thương cho đi nhờ xe mà sau đó bị giết cướp xe. Thầy giáo con cũng kể câu chuyện một bà lão với chiếc giỏ bên cạnh nhờ người xách giúp rồi sau đó vu oan để đòi tiền...

Phiền não vì làm từ thiện 1

Ảnh minh hoạ.

Trong một xã hội bon chen, lừa lọc, muốn sống vô tư thản nhiên, thấy người gặp nạn thì giúp nhưng mà thật khó, thay vào đó là tâm trạng dè chừng, thờ ơ. Nhiều người khuyên mặc kệ họ đi, nếu không muốn rước họa vào thân. Rồi con suy nghĩ muốn sống với một tấm lòng như trong ca khúc "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà thật khó! 

Đứng trước những hoàn cảnh như vậy nhiều lúc con tự hỏi nên giúp hay từ chối để tránh mang họa vào thân, rồi tự an ủi mình, thôi thì nghiệp ai thì người nấy chịu.

Con xin cảm ơn Thầy đã lắng nghe con giãi bày tâm sự ạ!

Trả lời:

Có hai loại thiện: Thiện trong tục đế và thiện trong chân đế.

Thiện Tục Đế do con người quy định nên chỉ tương đối và vẫn đưa đến phiền não vì thiện này đôi khi có thể làm duyên cho bất thiện phát sinh. Nếu tư tưởng khởi theo khái niệm thiện tục đế thì vẫn che lấp tâm rỗng lặng trong sáng. 

Thiện Chân Đế xuất phát từ tánh biết thanh tịnh trong sáng tự nhiên nên không đưa đến phiền não, không làm duyên cho bất thiện. Nếu tâm thiện khởi lên từ tự tánh chân đế như tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, từ, bi, hỷ, xả... thì không có phiền não. 

Làm từ thiện tự nhiên tùy duyên, tùy cảnh mà ứng ra mới là tốt, còn nếu từ thiện xuất phát từ chủ trương của bản ngã thì vẫn phát sinh phiền não. 

Vì vậy khi làm từ thiện nên quan sát tâm xem có phát sinh phiền não hay không? nếu có thì coi chừng chủ trương, hành động đã xuất phát từ quan niệm, muốn cho là, phải là theo ý mình của bản ngã ảo tưởng...

Việc thiện từ tâm thiện, 

Tuỳ cảm ứng tự nhiên, 

Đúng sai nếu không biết, 

Lưỡng lự chỉ thêm phiền!

..........

Kính Thưa Thầy, thật đúng như Thầy nói trước đây, ranh giới giữa đúng sai thật khó phân biệt và không thể nào tuyệt đối. 

Khi xưa giúp được một học sinh mổ tim thành công, con tự hào mình làm công đức lớn và bản thân em đó còn cho là con đã đem lai mạng sống lần thứ hai cho em ấy. Nhưng sau đó con sáng ra biết rằng mình chỉ là cái duyên kết nối nhiều người lại với nhau trong việc này. Và điều quan trọng nhất là mạng em ấy ở cõi trần này chưa hết. Và như vậy là con đã làm việc cần phải làm trong phạm vi mình có khả năng và chấm hết.

Cũng có lần con giúp một em học sinh của con bị tai nạn đi bệnh viện trong khi ai cũng phản đối vì sau này em ấy xì ke và nhiều lần làm điêu đứng gia đình. Tuy nhiên con không thể nào nhìn người máu me mà không giúp. Ngay như phạm nhân trong tù người ta cũng còn phải cho chữa bệnh khi cần thiết. 

Việc gia đình và em ấy như thế nào là nghiệp duyên của họ, con không thể nào vì vậy bỏ mặc một mạng người.

Việc đánh giá một người trước khi họ chết là còn quá sớm. Không ai có thể nói chắc rằng cho tới cuối đời mình đúng hay sai. Có những vĩ nhân phải bao nhiêu thế kỷ sau mới được công nhận đúng và ngược lại.

Cuối cùng việc mình cần làm ngay tại giây phút đó và lúc đó làm với cái tâm gì mới là quan trọng. Và cũng như Thầy đã nói, nếu sai mình học lại.

Càng nghe Thầy giảng chúng con càng sáng ra nhiều điều. Chúng con chân thành cám ơn Thầy.

Trả lời:

Sàdhu lành thay! Đúng vậy, con đã thấy ra vấn đề, thiện ác đúng sai chỉ là tương đối, do đó khi đã thấy ra người ta không còn phân biệt một cách cố chấp nữa mà luôn biết thông cảm cho hoàn cảnh của mỗi người, từ đó trí tuệ và tâm từ, bi, hỷ, xả mới có cơ hội phát huy... 

Giúp người, cứ tự nhiên. 

Không giúp, cũng chớ phiền. 

Sống ung dung tự tại. 

Dù thấy đời đảo điên. 

Chúc mừng con!

Nguồn: trungtamhotong.org

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:56 22/02/2025

Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:01 14/01/2025

Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo