Phúc đức tụng kinh
Nhìn lại những năm tháng đã qua trong cuộc đời, học Phật đem lại niềm vui lớn của giác ngộ và giải thoát, nếu chúng ta biết thường xuyên kiểm nghiệm những điều ghi trong kinh sách Phật với những diễn biến của cuộc sống ở ngoài đời và cuộc sống trong thân tâm chúng ta.
Phật pháp vốn không xa với thực tế và với cuộc sống của con người. Thật vây, đức Phật thị hiện cũng về con người, vì lợi ích cho chúng sanh.
Nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật thì người Phật tử chưa thể gọi là thuần thành mà còn phải tụng kinh, trì chú, niệm Phật. Làm sạch và đẹp từ bàn thờ, trong nhà, ra ngoài tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển, hiểu đúng lời dạy, ứng dụng vào cuộc sống và đem lại lợi lạc cho bản thân và tha nhân, gieo rắc hạt giống từ bi, trí tuệ nhắc ta trên con đường giác ngộ, giải thoát.
Điều chắc chắn nhất là tụng kinh giúp tâm trở lại trong sáng, một phương thức không nghĩ bàn “để minh tâm kiến tánh”.
Trong Phí Nhàn Ca, Đại sư Hám Sơn từng nhắc nhở:
Tụng kinh việc dễ nghĩa khó thông.
Tụng không hiểu nghĩa, luống uổng công
Hiểu được không làm, thêm phí sức.
Tu mù, luyện quáng, cũng bằng không.
Nói khác đi, tụng kinh là quá trình tu tập qua văn – tư – tu tức nghe pháp, tư duy nghĩa lý và y giáo phụng hành.
Kinh Vô Lượng Thọ nói về gì.
Kinh Vô Lượng Thọ miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà.
Kinh dạy con người cách sống thanh tịnh, giới luật và niệm danh hiệu Phật A Di Đà để thoát khỏi nghiệp bất thiện, tái sinh nơi Tịnh Độ. Khi tích lũy đủ công đức sẽ đạt thành tựu viên mãn.
Buổi sáng: tụng phẩm thứ sáu: Phát Đại thệ nguyện.
Buổi tối: tụng phẩm 32 đến phẩm 37.
Mục đích của khoá sáng: là hy vọng trong tâm của mỗi người đều có bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà như vậy mới gọi là niệm Phật,nhớ Phật.
Khóa tối:là niệm niệm chẳng quên lời dạy của Phật A Di Đà, chúng ta phải y giáo phụng hành. Phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy là lời dạy của A Di Đà Phật, nội dung là ngũ giới, thập thiện
Phẩm ba mươi hai: Thọ lạc không cùng tận.
….Vậy phải hết sức siêng năng tinh tấn tu tập quyết chắc được vãng sanh về cõi Vô lượng thanh tịnh Phật a Di Đà…
Phẩm ba mươi ba: Khuyến dụ sách tấn.
…Thế nên ở đời cha con, anh em, vợ chồng thân thuộc nên thương kính nhau, không nên ghét giận nhau, có không nên thông cảm nhau, không nên tham tiếc, nói năng hòa nhã đừng chống đối nhau. Hễ có tranh cãi liên sanh giận dữ thành oán thù nhiều kiếp về sau, sự việc ở đời đem nhiều khổ lụy tuy chưa gặp phải, phải gấp có ý tưởng ngăn trừ…
Phẩm ba mươi bốn: Tâm được mở sáng.
Phật bảo Di Lặc bồ tát “Kính Phật là điều đại thiện, niệm Phật quan trọng hơn…nên quyết cắt đứt, tẩy trừ tâm xấu, nói năng hành động thành tín trong ngoài hợp nhất…
Phẩm ba mươi lăm: Trược thế ác khổ.
Điều thứ nhất: các loài chúng sanh ở thế gian thích làm điều ác…những hạng tôn quý, hào phú, hiền minh, trưởng giả, trí dõng tài cao là do biết từ ái, hiếu thuận…Điều thứ hai: nhân loại thế gian không theo pháp luật…tâm, miệng khác biệt…Thấy người làm lành lại còn huỷ báng….thường nghĩ trộm cắp…chết đọa vào ba đường ác…Điều thứ ba:…kẻ bất lương tâm không chính đính, ôm lòng tà ác…Điều thứ tư: ngươi ta ở đời không chịu tu thiện, nói dối, nói lời hung dữ…bất hiếu với cha mẹ….Điều thứ năm: người đời không chịu làm lành, tu sửa thân, tâm…không nhớ ơn cha mẹ…không tin Phật Pháp…đến khi nhắm mắt ăn năn, hối hận sao còn kịp nữa.
Phẩm ba mươi sáu: Bao lược khuyên lơn.
Thế nào gọi là hành thiện bậc nhất? Phải tự tịnh tâm, chánh thân, tai mắt, mũi, miệng đều phải đoan chánh, thân – tâm thanh tịnh….
Phẩm ba mươi bảy: Như nghèo đặng của báu.
Ta vì thương các ngươi nên đã hết lòng chỉ dạy trao cho kinh pháp,vậy phải nhớ giữ tuân hành. Tôn ti nam nữ quyến thuộc bằng hữu chỉ bảo lẫn nhau, cùng nhau kiểm điểm, hoà thuận đạo nghĩa, hoan hỷ từ hiếu, nếu có sai phạm phải tự hối cải, bỏ ác làm lành, sáng nghe tối sửa, phụng trì kinh giới, như nghèo được của, sửa xưa tu nay, gột rửa thân tâm, tự nhiên cảm ứng được như sở nguyện…
Chúng ta có thể mỗi ngày đọc những tập khí lỗi lầm nói trong đoạn kinh này một lần,đọc xong phản tĩnh,kiểm tra xem mình có những tội lỗi này hay không? Nếu có thì phải sửa sai đổi mới, như vậy mới gọi là chân chánh tu hành.
Xin đọc kinh như đọc lại chính con người mình, như đang tự soi xét và sửa mình trước tấm gương tuệ giác của Chư Phật.
Tụng kinh để ba nghiệp thân, khẩu, ý hằng thanh tịnh luôn, phát triển hạnh lành vì lợi ích tha nhân, lợi ích cho số đông đó là bản hoài của Chư Phật.
Có một câu chuyện nhờ tụng kinh mà thoát khổ.
Tại làng nọ, có một người chết đã gần bảy ngày rồi, nhưng nơi ngực vẫn còn ấm, xác không có dấu hiệu huỷ hoại, thối rửa nên người nhà không tẩn liệm. Đến một đêm, người đó bỗng nhiên sống lại và kể cho người nhà nghe rằng…
Lúc đang nằm ngủ thấy thần thức thoát ra khỏi thân, bay đến một dinh thự thật nguy nga, đồ sộ. Trong sân vườn của dinh thự có rất nhiều người với đủ mọi hình dạng. Khi vừa đến nơi có hai người liền xông tới kéo tay tôi dắt vào dinh phủ, gặp một người tướng mạo uy nghi, to lớn ngồi giữa bệ rồng. Hai người hầu cận liền bắt tôi quỳ xuống để diện kiến vua Rồng, vua hỏi:
Nhà ngươi ở nhân gian làm nghề gì? Có làm điều gì phước thiện không?Tôi liền trả lời:
Mỗi khi chùa làng có giảng kinh pháp tôi luôn tạo điều kiện hỗ trợ và bố thí vật thực để giúp đỡ mọi người.Vua Rồng hỏi tiếp:
Ngoài việc đó ra, hằng ngày người còn làm việc gì nữa không?
Dạ bẩm ngài, con tụng kinh hai quyển mỗi ngày.
Vây, ngươi tụng cho ta nghe thử xem.Tôi liền tụng vanh vách bản kinh Pháp Hoa. Vua Rồng chăm chú nghe tôi tụng một lúc, rồi phán rằng:Nhờ phúc đức tụng kinh và bố thí vật thực,thay vì ngươi phải chịu quả báo chết khổ, nay ta cho ngươi được trở về dương thế để tiếp tục sống mà giúp người,cứu vật.
Lúc đó, tôi liền niệm câu: Nam mô Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát nên thần thức trở lại về nhà. Thấy họ hàng thân thuộc đang khóc lóc và chuẩn bị lo tẩm liệm, thần thức của tôi liền nhập vào thân xác, nên sống lại kể lại cho mọi người nghe. Từ đó, họ hàng thân thuộc cùng gia đình tôi luôn tín tâm Tam Bảo, hay làm những điều phước thiện và hằng ngày trì tụng kinh và niệm Bồ tát Quán Thế Âm.
Câu chuyện trên đã cho ta bài học quý giá và lợi ích của đọc tụng lời Phật dạy qua kinh điển Phật giáo. Kinh Pháp Hoa nói cho đủ là kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Pháp ở đây chính là lời dạy của đức Phật, chữ diệu là sâu kín, nhiệm màu, vi diệu, không thể nào dùng bút mực diễn tả cho hết ý nghĩa của nó. Liên hoa tức là hoa sen, những lời Phật nói giống như hoa sen mọc lên từ bùn mà không bị bùn lầy làm ô uế.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Lê Thị Hoà; địa chỉ: TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm