Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/06/2020, 12:41 PM

Phương pháp trợ niệm lúc lâm chung

Người trợ niệm hướng về trước Phật, thay mặt người chết hồi hướng công đức niệm Phật, cầu nguyện người chết được vãng sinh Tịnh độ.

Pháp trợ niệm của Đức Phật

Đối với việc trợ niệm trước hết người chủ lễ phải nên quán sát bệnh tình người bệnh như thế nào. Nếu như bệnh đang nhẹ chưa hệ trọng lắm, lúc đó khởi đầu tán bài Liên trì hải hội, tụng một biến kinh Di Đà ba biến Vãng sinh thần chú ( tốt nhất là hai mươi mốt biến ); kệ tán Phật ( A Di Đà Phật thân kim sắc... ) tiếp theo niệm câu Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật, niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật khoảng mười câu rồi chuyển sang niệm bốn chữ hồng danh A Di Đà Phật. Nếu như bệnh nặng hệ trọng ( chuẩn bị lâm chung ) thì khởi đầu niệm bốn chữ hồng danh A Di Đà Phật. Pháp khí sử dụng trợ niệm chỉ nên dùng khánh âm thanh mõ qúa trầm không nên dùng.

Người trợ niệm ban ngày chia thành hai ban, ban đêm chia thành ba ban, số người mỗi ban tối thiểu là hai người hạn định một giờ đồng hồ đổi ban. Phương pháp trợ niệm ban ngày ban một niệm Phật lớn tiếng ban hai mặc niệm qua một giờ đồng hồ đổi lại ban hai niệm lớn tiếng ban một mặc niệm, cũng niệm một giờ đồng hồ rồi đổi ban. Ban đêm, ban một niệm lớn tiếng ban hai và ban ba mặc niệm hoặc có thể nghỉ ngơi, niệm một giờ đồng hồ đổi lại ban hai niệm Phật lớn tiếng, ban một và ban ba mặc niệm hoặc có thể nghỉ ngơi, lại niệm một giờ đồng hồ đổi lại ban ba niệm Phật lớn tiếng, ban một và ban hai mặc niệm hoặc có thể nghỉ ngơi.

Mọi người không nên vì chút thời gian này mà sinh tâm nhọc nhằn biếng nhác khiến cho người chết lạc lối không được vãng sinh Tây phương. Chúng ta mỗi người cần phát tâm dõng mãnh, niệm Phật lớn tiếng trợ niệm cho đến khi người chết toàn thân lạnh hẳn mới tạm đình chỉ việc trợ niệm.

Mọi người không nên vì chút thời gian này mà sinh tâm nhọc nhằn biếng nhác khiến cho người chết lạc lối không được vãng sinh Tây phương. Chúng ta mỗi người cần phát tâm dõng mãnh, niệm Phật lớn tiếng trợ niệm cho đến khi người chết toàn thân lạnh hẳn mới tạm đình chỉ việc trợ niệm.

Trợ niệm cho mẹ vãng sinh Tây Phương

Như thế cứ luân phiên thay ban nên không luận là ba ngày, năm ngày, bảy ngày, nửa tháng, một tháng đều có thể trợ niệm lâu dài. Các ban trợ niệm luân phiên theo thứ tự, bắt đầu là ban một tiếp theo là ban hai và ban ba kế lại bắt đầu là ban một, như thế hết các ban rồi lại từ đầu khiến cho ngày đêm âm thanh Phật hiệu tương tục. Mỗi ngày ba bữa cơm ăn nước uống đều phân chia người khác phục vụ. Ngưới trợ niệm nếu sau khi dùng cơm xong thời gian tiếp ban chưa đến có thể mọi người trong ban thay nhau nghỉ ngơi đôi chút để phục hồi tinh thần.

Trước khi trợ niệm người chủ lễ nhất định cần đối trước bệnh nhân khai thị: ’"Ông nên biết giờ phút này mọi người đang niệm Phật trợ niệm cho ông, ông nên cùng mọi người đồng niệm. Nếu như sức khỏe quá suy nhược không thể niệm theo, ông nên lưu tâm chú ý lắng nghe mọi người niệm Phật thì cũng như ông đang niệm. Có điều tai ông nghe câu Phật hiệu phải rõ một câu nghe một chữ rõ một chữ, tai nghe rõ rõ ràng ràng, trong tâm nên biết ghi nhớ rõ rõ ràng ràng. Ông nên toàn tâm toàn ý hướng về âm thanh danh hiệu Phật A Di Đà”. Sau khi nói lời khai thị đó xong mới cử hành nghi thức niệm Phật trợ niệm.

Nếu như người bệnh có lúc rơi vào trạng thái hôn mê không còn hay biết, lúc đó người trợ niệm nên dùng khánh kê sát tai người bệnh đánh một vài tiếng, đồng thời âm thanh Phật hiệu phải lớn hơn khiến cho tâm người bệnh lần lần thoát khỏi sự hôn mê.

Cá nhân mỗi người trợ niệm đều nên nghĩ, đây là lúc chúng ta thay thế đức Như lai cứu độ chúng sinh thoát ly sinh tử.

Cá nhân mỗi người trợ niệm đều nên nghĩ, đây là lúc chúng ta thay thế đức Như lai cứu độ chúng sinh thoát ly sinh tử.

Sự linh ứng màu nhiệm lúc trợ niệm cho mẹ vãng sinh Tây Phương

Người bệnh sắp đến lúc chấm dứt hơi thở với người trợ niệm nếu là số nhiều, tốt nhất là cùng bà con đối trước Tam bảo, hoặc quỳ niệm hoặc lễ niệm, đồng thời trong tâm mỗi người đều quán tưởng đức Phật A Di Đà hiện đang phóng ánh sáng lớn tiếp độ người chết, người chết đang ở trong hào quang của Phật chắp tay trang nghiêm mà vãng sinh Tịnh độ. Sau khi đã chấm dứt hơi thở độ mười phút người trợ niệm nên chia thành hai ban, mỗi ban luân phiên niệm Phật khoảng nửa giờ đống hồ, bắt đầu từ thời điểm này trở đi nhất định cần phải niệm Phật lớn tiếng. Rồi cứ tuần tự đổi ban niệm Phật như trước.

Lúc người bệnh chuẩn bị chấm dứt hơi thở người trợ niệm cần đặc biệt chú ý. Nếu khuôn mặt người bệnh ra mồ hôi hoặc hiện tướng sầu khổ, hoặc đầu, thân, tay chân cử động. Các tướng trạng đó là biểu hiện của bệnh khổ hành hạ. Hoặc người bệnh đôi lúc rơi vào trạng thái hôn mê không hay biết. Nếu có các tình huống như thế phát hiện thì biết bởi người bệnh khi sinh tiền công phu niệm Phật chỉ là tầm thường, rất khó làm chủ chánh niệm. Lúc đó người trợ niệm nên đến gần người bệnh răn nhắc : “Cảnh giới Tây phương hiện đang ở trước mặt ông, ông nên cố gắng trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà để được vãng sinh Cực lạc”. Lại để ý thân sắc người bệnh nếu vẫn tương tự như trước, người trợ niệm nên nhắc lại lời đó một lần nữa, tối đa không quá ba lần sau đó chỉ niệm Phật lớn tiếng trợ niệm mà thôi.

Người bệnh sắp đến lúc chấm dứt hơi thở với người trợ niệm nếu là số nhiều, tốt nhất là cùng bà con đối trước Tam bảo, hoặc quỳ niệm hoặc lễ niệm, đồng thời trong tâm mỗi người đều quán tưởng đức Phật A Di Đà hiện đang phóng ánh sáng lớn tiếp độ người chết, người chết đang ở trong hào quang của Phật chắp tay trang nghiêm mà vãng sinh Tịnh độ.

Người bệnh sắp đến lúc chấm dứt hơi thở với người trợ niệm nếu là số nhiều, tốt nhất là cùng bà con đối trước Tam bảo, hoặc quỳ niệm hoặc lễ niệm, đồng thời trong tâm mỗi người đều quán tưởng đức Phật A Di Đà hiện đang phóng ánh sáng lớn tiếp độ người chết, người chết đang ở trong hào quang của Phật chắp tay trang nghiêm mà vãng sinh Tịnh độ.

Trợ niệm cho người vãng sinh Tây phương nhận được công đức vô lượng

Người bệnh sau khi đã chấm dứt hơi thở trước khi thân thể chưa lạnh hẳn, ở trong giai đoạn trung gian này những vị trong ban trợ niệm cần hết sức chú ý, tuyệt đối cấm thăm dò hơi nóng và bà con khóc lóc chỉ nên phát tâm niệm Phật lớn tiếng trợ niệm. Cần phải trải qua mười hoặc mười hai giờ đồng hồ mới có thể mời một vị có sức tu hành tương đương và kinh nghiệm dùng tay nhẹ nhàng thăm dò hơi nóng thân thể người chết, cho đến khi toàn thân lạnh hẳn việc trợ niệm mới tạm dừng.

Lúc đó người trợ niệm hướng về trước Phật, thay mặt người chết hồi hướng công đức niệm Phật, cầu nguyện người chết được vãng sinh Tịnh độ. Nếu toàn thân người chết vẫn chưa lạnh hẳn thì không luận một ngày, hai ngày, ba ngày mọi người đều nên phát tâm niệm Phật lớn tiếng. Cá nhân mỗi người trợ niệm đều nên nghĩ, đây là lúc chúng ta thay thế đức Như lai cứu độ chúng sinh thoát ly sinh tử. Mọi người không nên vì chút thời gian này mà sinh tâm nhọc nhằn biếng nhác khiến cho người chết lạc lối không được vãng sinh Tây phương. Chúng ta mỗi người cần phát tâm dõng mãnh, niệm Phật lớn tiếng trợ niệm cho đến khi người chết toàn thân lạnh hẳn mới tạm đình chỉ việc trợ niệm. Chúng ta nếu trợ niệm với tâm như thế mới chân chánh phát Bồ đế tâm hành Bồ tát đạo biểu hiện sự tu hành một cách thực tế.

Những điều cần nhớ đối với người trợ niệm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Tội là gì?

Kiến thức 07:57 26/04/2024

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Xem thêm