Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/05/2020, 07:11 AM

Những điều cần nhớ đối với người trợ niệm

Người trợ niệm nên quán sát hết thảy sự tình làm sao đừng để cho tâm người bệnh dao động khiến họ đạt được chánh niệm niệm niệm tương tục, một niệm sau cùng khi mạng chung sẽ tùy theo chỗ niệm Phật mà được vãng sinh Tây phương.

 Pháp trợ niệm của Đức Phật

1. Phát tâm trợ niệm người khác niệm Phật vãng sinh Tây phương chính là thay thế đức Như lai đảm nhận trách nhiệm lớn cứu độ chúng sinh liễu sinh thoát tử. Chúng ta đã tự nhận trách nhiệm lớn giáo hóa chúng sinh nhất định cần phải đem tâm chân thật mà làm, không được phô diễn hình thức bên ngoài làm sai lạc nhân duyên lớn liễu sinh thoát tử của người khác. Cẩn thận! Cẩn thận!

2. Người trợ niệm khi đến nhà người bệnh để trợ niệm trước nhất mời bà con thân thuộc lại nói rõ cho họ biết: “Phàm con người đến lúc lâm chung là giờ phút quyết định cho sự siêu thăng hay đọa lạc, trách nhiệm này tùy thuộc vào toàn gia người bệnh. Các vị là người bà con muốn làm cho người bệnh siêu thăng tránh sự đọa lạc, mỗi mỗi nên nghe theo sự chỉ đạo của những người trợ niệm không được trái lời”. Đây là sự bảo chứng cho người lâm chung quyết định vãng sinh thế giới Cực lạc.

3. Người trợ niệm vào trong phòng người bệnh thái độ đối với người bệnh phải hết sức thương yêu thành khẩn, lời nói phải từ tốn nhẹ nhàng sao cho bệnh nhân nghe hiểu rõ ràng để trong tâm người bệnh không có sự hoài nghi. Trước hết người trợ niệm nên tán thán những công đức trong đời người bệnh tạo được khiến bệnh nhân sinh tâm hoan hỷ; kế lại nói những cảnh thù thắng vi diệu của thế giới Cực lạc khiến người bệnh sinh tâm an ổn và khởi lòng chánh tín cầu sinh Tây phương. Người trợ niệm nên quán sát bản thân họ xem họ như người bà con của mình. Bởi vì người bệnh tuy không phải là thân tộc trong hiện đời nhưng hoặc một đời, hai đời, ba đời trước cũng là bà con trong quá khứ, không thể cho rằng chúng ta với họ không liên quan tình huyết thống. Người trợ niệm nếu có thể xem người bệnh như là người bà con thì tâm trợ niệm niệm Phật lúc này mới có được sự chí thành khẩn thiết vô cùng.

Phát tâm trợ niệm người khác niệm Phật vãng sinh Tây phương chính là thay thế đức Như lai đảm nhận trách nhiệm lớn cứu độ chúng sinh liễu sinh thoát tử.

Phát tâm trợ niệm người khác niệm Phật vãng sinh Tây phương chính là thay thế đức Như lai đảm nhận trách nhiệm lớn cứu độ chúng sinh liễu sinh thoát tử.

Trợ niệm cho mẹ vãng sinh Tây Phương

4. Trong phòng bệnh ngoại trừ người khai thị ra còn lại tất cả mọi người không được phép đến bên người bệnh hỏi chuyện cũng không được ở trong phòng bệnh nói chuyện tạp, nếu người bệnh nghe thấy sẽ phân tâm khiến mất chánh niệm. Nếu có người bà con lối xóm muốn đến rờ rẫm thăm hỏi người bệnh, người trợ niệm nên ngăn họ: “Ông đến đây là để trợ niệm cho người bệnh niệm Phật phải không ? Nếu như vậy thì ông nên nghe theo lời chỉ đạo của người trợ niệm, hầu tránh phát sinh sự chướng ngại cho người bịnh”.

Còn bằng họ không phải đến để trợ giúp người bệnh niệm Phật, lúc đó tùy thời đối quyến thuộc bảo họ mời những người này sang phòng khác để tiếp đãi, hầu tránh cho người bệnh gặp mặt phát sinh tình ái dục niệm chướng ngại chánh niệm. Đây là trách nhiệm của người trợ niệm không nên ngại khó hay vị tình mà không làm. Nếu chúng ta để cho họ gặp người bệnh thì làm cho duyên tình ái phát sinh chướng ngại chánh niệm, khiến cho người chết không được vãng sinh và cũng không hợp với tông chỉ trợ niệm.

5. Niệm Phật bốn chữ hay sáu chữ, hoặc nhanh chậm cao thấp nhất định cần phải hỏi qua ý người bệnh. Nếu lúc đó người bệnh không mở miệng trả lời được thì tiếng niệm Phật không nên quá nhanh, nếu nhanh quá nghe không rõ ràng; cũng không nên quá chậm nếu chậm quá tiếng niệm Phật sẽ rời rạc làm cho người bệnh dễ rơi vào hôn trầm; cũng không nên quá cao nếu cao quá người trợ niệm cũng khó niệm được lâu; cũng không nên quá thấp nếu thấp quá người bệnh sẽ nghe không được rõ ràng. Vì thế tiếng niệm Phật không nhanh không chậm không cao không thấp, mỗi câu mỗi câu trong trẻo mỗi chữ mỗi chữ rõ ràng khiến người bệnh mỗi câu mỗi câu đều lọt vào tai, mỗi chữ mỗi chữ đều sinh tâm khoái lạc. Người trợ niệm niệm Phật được như thế mới đúng cách thức trợ niệm.

Sau khi người chủ trợ niệm nói lời khai thị xong rồi người trợ niệm tùy theo đó mà niệm Phật. Âm thanh Phật hiệu lúc này cần phải lớn tiếng.

Sau khi người chủ trợ niệm nói lời khai thị xong rồi người trợ niệm tùy theo đó mà niệm Phật. Âm thanh Phật hiệu lúc này cần phải lớn tiếng.

Trợ niệm cho người vãng sinh Tây phương nhận được công đức vô lượng

Người trợ niệm nên nhớ không được tùy tiện theo ý mình, thích nhanh niệm nhanh thích chậm niệm chậm, ưa cao niệm cao ưa thấp niệm thấp, nếu niệm Phật như thế tuy có tâm trợ niệm nhưng người bệnh khó đạt được sự lợi ích. Nên nhớ lúc trợ niệm là thời điểm người bệnh khí lực rất yếu bản thân họ niệm Phật không nổi hoàn toàn nương nhờ vào câu hồng danh Nam mô A Di Đà Phật do người khác niệm. Tiếng niệm Phật nếu rõ ràng trong suốt khiến tâm người bệnh duyên theo tiếng niệm Phật, mỗi niệm mỗi niệm đều quy hướng về câu hồng danh A Di Đà Phật.

Người trợ niệm nên quán sát hết thảy sự tình làm sao đừng để cho tâm người bệnh dao động khiến họ đạt được chánh niệm niệm niệm tương tục, một niệm sau cùng khi mạng chung sẽ tùy theo chỗ niệm Phật mà được vãng sinh Tây phương. Bởi vì, người trợ niệm là người thay thế đức Như lai đảm nhận trách nhiệm cứu độ chúng sinh liễu sinh thoát tử kia mà.

6. Trợ niệm qua một thời gian dài người bệnh đột nhiên tinh thần có sự phân minh, sảng khoái lại có thể nói chuyện hoặc thở dài cho đến tay chân cử động... Lúc đó người trợ niệm nên đặc biệt chú ý không để cho bất cứ một ai đến thăm hỏi rờ rẫm. Nên nhớ, kể từ thời điểm xảy ra tình huống này của người bệnh thì không quá hai giờ đồng hồ sau bệnh nhân sẽ chấm dứt hơi thở. Ví như cây đèn dầu đang cạn dần ánh lửa đang từ từ tối dần, đến lúc đèn hết dầu lúc đó ánh lửa đột nhiên lóe sáng khoảnh khắc rồi tắt. Tất cả mọi người đến lúc chấm dứt hơi thở phần nhiều đều rơi vào tình trạng này.

Thường thường hay xảy ra cảnh người trợ niệm niệm Phật lâu ngày, đến lúc người bệnh đột nhiên tỉnh táo hoặc nói chuyện, thở dài... các tình huống như thế xảy ra khi đó người trợ niệm chẳng có kinh nghiệm hay kiến thức tương đương, lại làm cho người bệnh buồn phiền hoặc đình chỉ sự trợ niệm. Vì vậy đối với cảnh xảy ra như thế người trợ niệm cần nên nhận biết để làm cho người mạng chung được sự lợi ích. Người trợ niệm đến nếu gặp người vừa mới chấm dứt hơi thở hoặc trải qua một, hai, ba giờ đồng hồ, bấy giờ người trợ niệm không nên thăm dò hơi nóng người chết.

Người trợ niệm nên quán sát hết thảy sự tình làm sao đừng để cho tâm người bệnh dao động khiến họ đạt được chánh niệm niệm niệm tương tục, một niệm sau cùng khi mạng chung sẽ tùy theo chỗ niệm Phật mà được vãng sinh Tây phương.

Người trợ niệm nên quán sát hết thảy sự tình làm sao đừng để cho tâm người bệnh dao động khiến họ đạt được chánh niệm niệm niệm tương tục, một niệm sau cùng khi mạng chung sẽ tùy theo chỗ niệm Phật mà được vãng sinh Tây phương.

Có nên trợ niệm cho người sắp lâm chung bằng câu Phật hiệu bốn chữ hay sau chữ?

Người trợ niệm nên nhớ thời điểm này là thời điểm vô cùng quan trọng khẩn thiết. Tốt nhất người trợ niệm trước nên lớn tiếng khai thị qua một lần sau đó mới niệm Phật. Nhân vì người sau khi mới chấm dứt hơi thở không luận bà con có than khóc hay không tâm người chết thảy đều có sự sầu não. Nếu người trợ niệm lớn tiếng khai thị tâm người chết có sự rõ biết. Do hiểu được lời khai thị tâm người chết có chỗ ( tiếng niệm Phật) để quy hướng, thứ nữa còn biết phát nguyện cầu sinh Tây phương ( tâm hoan hỷ nghe Phật hiệu, sẽ phát nguyện cầu sinh Tây phương).

Người trợ niệm khai thị cần phải lớn tiếng lời nói phải rõ ràng: “Ông trong quá khứ đã gieo trồng các nghiệp lành cũng như đã tạo các nghiệp ác, giờ phút này không nên nghĩ tưởng đến. Con cháu, tài sản trong nhà tất cả ông đều nên buông bỏ một chút cũng không để nơi tâm. Lúc này ông chỉ một lòng niệm hồng danh Phật A Di Đà phát nguyện cầu sinh Tây phương. Chúng tôi sẽ niệm Phật trợ niệm cho ông, ông nên để tâm nghe tiếng niệm Phật của chúng tôi, mỗi niệm mỗi niệm nương tựa hồng danh A Di Đà Phật để cầu sinh Tây phương” (từ câu Ông nên để tâm lắng nghe... để cầu sinh Tây phương nên nói hai lần).

Sau khi người chủ trợ niệm nói lời khai thị xong rồi người trợ niệm tùy theo đó mà niệm Phật. Âm thanh Phật hiệu lúc này cần phải lớn tiếng. Nếu người chết lúc sinh tiền có tâm tín, nguyện, niệm Phật cầu sinh Tây phương quyết định sẽ được vãng sinh, nếu khi sinh tiền không có tâm tín, nguyện cầu sinh, lúc lâm chung nghe Phật hiệu cũng đạt được công đức bất khả tư nghì. Kinh Địa tạng nói: “Người sắp mạng chung nghe được danh hiệu một vị Phật sẽ tiêu diệt được tội ngũ vô gián”. Vì thế công đức trợ niệm người khác lúc lâm chung thật không sao kể xiết.

Xem thêm video: "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm