Phương pháp và tác dụng của thiền trong việc hạn chế trầm cảm
Những người học Phật đều biết đến Tứ Diệu Đế, đây là giáo lý căn bản mà Đức Phật dạy chúng sinh, đó là đừng cố gắng chạy trốn khỏi khổ đau.
Hãy nhìn sâu vào bản chất để tìm ra nguyên nhân của khổ. Hãy lắng nghe và thấu hiểu được những đau khổ xuất phát từ bên trong để tìm ra liều thuốc chữa trị. Thiền chính là liều thuốc duy nhất giải độc đau khổ của con người, giải độc những lo lắng, sợ hãi, thù hận và cả sự vô minh mà con người đang phải gánh chịu.
Thiền tồn tại trong truyền thống Ấn Độ giáo, được Đức Phật sử dụng như một phương tiện để giác ngộ. Trong nhiều thế kỷ qua, Phật giáo đã phát triển nhiều kỹ thuật khác nhau như: Chánh niệm; yêu thương và trực quan. Tác giả Sarah Bowen và cộng sự, trong công trình: The role of thought suppression in the relationship between mindfulness meditation and alcohol use, đã chỉ ra thực hành thiền chánh niệm, nhấn mạnh sự chấp nhận, thay vì đàn áp, những ý nghĩ không mong muốn giảm đáng kể trầm cảm trong việc tránh suy nghĩ khi so sánh với kiểm soát [8]. Nhiều trường phái Phật giáo sử dụng thiền theo những cách khác nhau. Ví dụ, ở Tây Tạng, các Thiền giả có thể sử dụng một câu thần chú lặp đi lặp lại để giúp tập trung tâm trí nhận rõ chân lý của vạn vật và vũ trụ. Theo truyền thống Theravada, chánh niệm có thể phát triển bằng cách chú ý đến hơi thở, hoặc cơ thể và cảm xúc, hoặc dòng ý tưởng và hình ảnh di chuyển trong tâm trí khi các Thiền giả ngồi và tự quan sát. Thiền là chuyển đổi có hướng dẫn của người tập thông qua nỗ lực của chính họ. Điều này rất dễ thấy với chánh niệm, hành giả chỉ cần chú ý đến cơ thể và tâm trí của bản thân. Thiền chính là phương tiện để chuyển đổi tâm trí, thực hành thiền là để phát triển sự tập trung tích cực về cảm xúc và bình tĩnh nhìn nhận ra bản chất thực của sự vật. Hãy tham gia vào một khóa thực hành thiền, chúng ta sẽ nắm được các mô hình thói quen của tâm trí, thực hành thiền để có một cuộc sống mới tích cực hơn. Những trải nghiệm như vậy có thể có tác động chuyển biến và dẫn đến sự nhìn nhận mới về cuộc sống [9]. Đây là cách chữa trị hữu hiệu và tự nhiên nhất.
Khi thực hành tọa thiền, chúng ta cần chú ý giữ cột sống thẳng và thả lỏng toàn thân để các cơ được thư giãn hoàn toàn. Nụ cười là giải pháp tốt nhất để thư giãn tất cả các cơ mặt và tâm hồn. Bên cạnh đó, khi hành giả hít thở sâu và đều, hãy suy nghĩ đến những điều tích cực, sự tập trung vào hơi thở sẽ giúp cơ thể và tâm trí kết nối với nhau. Mỗi hơi thở có thể đem đến cho người thực hành thiền niềm vui, sự an yên và cảm giác khoan khoái. Đây là lý do vì sao ngồi thiền lại giúp con người đạt được tâm tĩnh lặng. Đừng bận tâm về tư thế ngồi thiền, hãy ngồi một cách thoải mái nhất và chọn một nơi yên tĩnh với không gian khoáng đạt nhất để tĩnh tâm. Hãy thực tập thiền mỗi ngày, ngay cả những lúc chúng ta bị rơi vào trạng thái căng thẳng và đau khổ nhất. Hãy cố gắng theo dõi hơi thở và quán chiếu những dòng tâm thức đang chảy trong ta. Nếu các bạn trẻ thực hành tốt điều này, sẽ giúp cho tâm trí được lắng lại và nhẹ nhàng hơn. Như vậy, có thể vận dụng thực hành thiền vào điều trị trầm cảm, với chức năng như là một liệu pháp tâm lý giúp người bệnh giải tỏa và đẩy lùi bệnh trầm cảm.
Tác dụng: Theo các nghiên cứu, những người thường xuyên ngồi thiền sẽ dễ dàng từ bỏ những thói quen gây hại như: Hút thuốc, uống rượu và ma túy. Thiền giúp hành giả có thể kết nối với một nơi có sức mạnh bên trong. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong các quần thể khác nhau, thiền có thể giảm thiểu căng thẳng và xây dựng khả năng phục hồi. Trên góc độ giảm căng thẳng, Tiến sĩ Anthony Seldon, giảng viên trường Wellington College đã nghiên cứu và chỉ ra, thiền giúp các sinh viên bình tĩnh hơn và tự chủ hơn. Ông nhận thấy sự khác biệt khi họ có những buổi tĩnh lặng. Các lớp học hài hòa và hiệu quả hơn khi bắt đầu bằng một buổi chánh niệm.
Tiến sĩ Jenny Edwards CBE, tổ chức Sức khỏe Tâm thần chỉ ra thiền giúp thư giãn, giúp con người thay đổi cách suy nghĩ và cảm nhận về trải nghiệm của bản thân, đặc biệt là những người đang gặp căng thẳng. Bằng cách chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc của mình, họ sẽ nhận thức rõ và có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn, đây chính là một phản ứng sinh lý làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và giảm mức độ hormone căng thẳng [10]. Trong công trình nghiên cứu An Overview of Meditation, nhà nghiên cứu Elizabeth Scott đã chỉ ra rằng, thiền phục hồi cơ thể về trạng thái bình tĩnh, giúp cơ thể tự sửa chữa và ngăn ngừa thiệt hại mới từ các tác động vật lý của căng thẳng. Nó có thể làm dịu tâm trí và cơ thể bằng cách làm dịu những suy nghĩ gây căng thẳng khiến cho phản ứng căng thẳng của cơ thể được kích hoạt [11]. Một nghiên cứu khác cũng đề cập, thiền có thể cải thiện các triệu chứng của các tình trạng liên quan đến căng thẳng, gồm hội chứng ruột kích thích, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và đau cơ xơ hóa [12]. Nhà nghiên cứu Elizabeth Scott, trong công trình nghiên cứu An Overview of Meditation đã chỉ ra, thiền ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách hoàn toàn ngược lại gây căng thẳng bằng cách kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể. Nó phục hồi cơ thể về trạng thái bình tĩnh, giúp cơ thể tự sửa chữa và ngăn ngừa thiệt hại mới từ các tác động vật lý của căng thẳng. Nó có thể làm dịu tâm trí và cơ thể bằng cách làm dịu những suy nghĩ gây căng thẳng khiến cho phản ứng căng thẳng của cơ thể được kích hoạt [13].
Theo nhà nghiên cứu Marlatt, trong công trình Mindfulness and meditation, có sự gia tăng tâm trạng tích cực đến từ thiền định. Nghiên cứu cũng cho thấy những người trải nghiệm tâm trạng tích cực thường xuyên hơn sẽ kiên cường chống chọi với sự căng thẳng. Việc thực hành thiền thường xuyên có thể giúp chuyển hướng bản thân khi rơi vào những suy nghĩ tiêu cực, bản thân nó có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Cũng trong công trình Mindfulness and meditation, tác giả đã đề cập đến sự tập trung và vai trò của thiền định cùng chánh niệm trong liệu pháp điều trị lâm sàng. Đánh giá thiền định như một phần của quá trình trị liệu có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển tinh thần như thế nào. Đồng thời, đưa ra khái niệm và các loại hành thiền. Nhiều ứng dụng và ví dụ khác nhau về thực hành thiền được xem xét, hướng dẫn cụ thể để ứng dụng trong thực hành lâm sàng. Trong phần cuối cùng, nghiên cứu được thiết kế để đánh giá hiệu quả lâm sàng của thiền [14].
Như vậy, lợi ích của thiền Phật giáo là rất lớn, nó có thể đảo ngược phản ứng căng thẳng, từ đó bảo vệ con người thoát khỏi những tác động của căng thẳng mãn tính. Nếu giới trẻ nhận thức đúng vai trò của thiền tác động tích cực đến hạn chế trầm cảm và tinh tấn thực hành thiền đúng cách sẽ giúp ngăn chặn, đẩy lùi bệnh trầm cảm, hướng đến cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.
Giáo lý Phật giáo nói chung và thiền Phật giáo nói riêng có thể nói là liều thuốc hạn chế căn bệnh trầm cảm của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, rất cần đến những nghiên cứu mới từ các nhà tâm lý trị liệu, những nhà nghiên cứu Phật học để chỉ ra nguyên nhân và biện pháp phù hợp nhằm vận dụng vào việc chữa trị, ngăn chặn căn bệnh tái phát. Triết gia người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti từng nói: “Sống hòa nhập trong một xã hội bệnh hoạn sâu sắc không phải là dấu hiệu của tâm trí khỏe mạnh”. Vì thế, để không bị rơi vào căn bệnh này, con người cần thực hành thiền thường xuyên, để sở hữu một tâm trí khoẻ mạnh, tinh thần lạc quan và cuộc sống tươi đẹp.
Chú thích:
*Nghiên cứu sinh Phật học, Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] SarahBowena, KatieWitkiewitzb, Tiara M.Dillwortha, G. AlanMarlatta, The role of thought suppression in the relationship between mindfulness meditation and alcohol use, Addictive Behaviors , Volume 32, Issue 10, October 2007, Pages 2324-2328.
[9] Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu Ủy viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988).
[10] Jeremy Graves , Matthew Immergut, John Yates The Mind Illuminated: A Complete Meditation Guide Integrating Buddhist Wisdom And Brain Science For Greater Mindfulness, SKU.
[11] Elizabeth Scott, MS, An Overview of Meditation, https://www.verywellmind.com/meditation-4157199.
[12] Melissa A và cộng sự, “A comparison of mindfulness-based stress reduction and an active control in modulation of neurogenic inflammation”, Brain, Behavior, and Immunity Volume 27, January 2013, Pages 174-184.
[13] Elizabeth Scott, MS, “An Overview of Meditation”, https://www.verywellmind.com/meditation-4157199.
[14] Marlatt, G. A., & Kristeller, J. L. (1999). “Mindfulness and meditation”. In W. R. Miller (Ed.), Integrating spirituality into treatment: Resources for practitioners (pp. 67-84). Washington, DC, US: American Psychological Association.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm