Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 31/03/2023, 15:41 PM

Giảng Pháp có tác dụng gì với những người bị bệnh tâm lý, trầm cảm không?

Giảng Pháp nhắm đến nhóm đối tượng những người bình thường, những người vẫn có phiền não khổ đau nhưng tâm họ đủ sức làm việc, sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Còn riêng với những người trầm cảm nặng, suy nhược thần kinh hay có vấn đề về thần kinh thì là một vấn đề khác. Điều này có đúng không?

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, xin cho con được trình bày trải nghiệm tu tập từ lời pháp của Sư Ông.
Trải qua thời gian trải nghiệm những điều Sư Ông giảng dạy, bản thân con là một người trầm cảm đã rất lâu và nhờ đó tâm con gần cảm nhận được một chút cái gọi là sự kiên định, mạnh mẽ của tâm. Bị trầm cảm, suy nhược thần kinh rất nặng nên tâm con rất bạc nhược, yếu đuối, bi luỵ, sợ hãi,v.v...
Bản thân con lúc trầm cảm như đã trình bày tình trạng ở trên thì thực sự không thể nào vào được thận trọng chú tâm quan sát tự nhiên là như thế nào, mà ngược lại càng thận trọng chú tâm quan sát lúc đó đều là theo bản ngã nên càng căng thẳng. Chỉ có duy nhất một pháp mà con áp dụng được đó là buông xả thân tâm như Sư Ông chỉ dạy + kết hợp với sự nhẫn nại, sự nhẫn nại lúc này cực kì quan trọng. Vì nếu không có nhẫn nại thì khi vừa buông xả thân tâm, không như người bình thường mà tâm người trầm cảm chịu nhiều tổn thương nên những ký ức tổn thương đó trồi lên và giằng xé thân tâm cực kỳ dữ dội, nhờ niềm tin vào Sư Ông (tuỳ tín hành) và không có con đường nào khác con mới có thể buông ra và nhẫn nại.
Trải qua giai đoạn này, tâm được thanh lọc một chút nên có những đoạn trong ngày tâm không có phiền não và vô tình trong những đoạn này có những khoảnh khắc con thận trọng chú tâm quan sát cảm thấy thực tự nhiên.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Đúng là giảng pháp chủ yếu dành cho những người bình thường, tuy nhiên với những người bệnh tâm lý, nhất là trầm cảm, vẫn rất có ích bởi vì thực tế đã có nhiều người nhờ nghe pháp mà tự chữa được bệnh của mình. Lý do là nhờ chú tâm nghe pháp, hiểu ra vấn đề nên dễ buông xả, có niềm tin nơi Phật Pháp, ảnh hưởng năng lượng tích cực nơi tâm từ bi của người giảng. Còn việc tiếp thu và ứng dụng đến đâu là tuỳ trình độ của người nghe, nhưng nhớ là nghe để giải toả hay buông xả hơn là để đạt được điều gì.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo là gì?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 17:00 06/05/2024

Hỏi: Thầy cho con hỏi là trong đạo Phật định nghĩa thế nào là hạnh phúc?

Làm sao để tâm không lay động trước nhan sắc?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:30 06/05/2024

Hỏi: Thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy làm sao để tâm không lay động trước nhan sắc và xúc giác?

Thấy tham sân si như chúng đang là tức đang thấy sự thật

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 07:24 04/05/2024

Kính Bạch Thầy, con đang gặp lúng túng trong tu tập, xin Thầy chỉ dạy. Trước đây, cũng đã lâu, trong một lần tình cờ con thấy được mọi pháp vận hành như nó đang là, và con đã trình với Thầy.

Phải làm sao khi con đã xúc phạm một vị Tăng đức độ?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:00 03/05/2024

Hỏi: Con biết rằng khi xúc phạm đến một vị cao Tăng đức độ thì có tội rất nặng, vậy làm sao để hết tội? Ăn chay niệm Phật để hồi hướng phước đến cha mẹ khi cha mẹ còn sống như vậy có thể hiện được chữ hiếu không? Và cha mẹ có được phước như hồi hướng đến người đã quá vãng không?

Xem thêm