Thứ tư, 06/03/2019, 16:54 PM

Pohyon - Ngôi chùa 1000 năm tuổi nổi tiếng nhất Triều Tiên

Chùa Pohyon (Phổ Hiền) ở huyện Hyangsan (tỉnh North Pyongan) là trung tâm Phật giáo lớn bậc nhất Triều Tiên. Phía trước chánh điện là bảo tháp Sokka cao 13 tầng. Chùa được coi là một trong những bảo vật quốc gia của Triều Tiên.

>CHUYÊN MỤC CHÙA VIỆT

Chùa Pohyon huyện Hyangsan (Phyongan­buk), được xây dựng đầu thế kỷ XI là trung tâm phật giáo lớn nhất miền Bắc Triều Tiên.

Chùa Pohyon (Phổ Hiền) ở huyện Hyangsan (tỉnh North Pyongan) là trung tâm Phật giáo lớn bậc nhất Triều Tiên. Phía trước chánh điện là bảo tháp Sokka cao 13 tầng. Đây là bảo vật quốc gia của Triều Tiên, mang số hiệu 114.

Chùa Pohyon (Phổ Hiền) ở huyện Hyangsan (tỉnh North Pyongan) là trung tâm Phật giáo lớn bậc nhất Triều Tiên. Phía trước chánh điện là bảo tháp Sokka cao 13 tầng. Đây là bảo vật quốc gia của Triều Tiên, mang số hiệu 114.

Con đường dẫn vào chùa có những hàng thông trăm tuổi đẹp như tranh. Chùa được xây dựng đầu thế kỷ 11 và từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất miền bắc Triều Tiên. Vào thời chiến tranh, chùa bị bom đạn tàn phá, phải trải qua nhiều lần trùng tu để giữ gìn được nét kiến trúc cổ kính cho đến ngày nay.

Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 11. Nơi đây từng bị chiến tranh tàn phá và trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày nay, chùa Pohyon được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 11. Nơi đây từng bị chiến tranh tàn phá và trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày nay, chùa Pohyon được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Trong chiến tranh Imjin, khi triều đình Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi ra lệnh xâm lược Triều Tiên, ngôi đền là thành trì của các nhà sư do vị sư trưởng Sosan làm chủ. Năm 1951, khi Chiến tranh Liên Triều nổ ra, chùa đã bị quân đội Hoa Kỳ đánh bom, phá huỷ một nửa trong số 24 toà nhà. Trong ảnh là lối vào chùa qua "Giải thoát môn".

Chùa Pohyon được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Chùa Pohyon được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Chùa Pohyon được thiết kế chạy dọc dài theo trục trung tâm dẫn đến chánh điện Taeung. Xung quanh là những hàng cây, bãi cỏ, chen lẫn những tòa nhà lớn nhỏ khác nhau. Du khách qua cổng Tào Khê xây dựng năm 1644 rồi băng qua các bức tượng Deva để vào khu vực bên trong. Ngay tại sân trung tâm còn đặt tấm bia kể chi tiết lịch sử của chùa.

Trải qua nhiều lần cải tạo, chùa Pohyon vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên bản.

Trải qua nhiều lần cải tạo, chùa Pohyon vẫn giữ được nét kiến trúc nguyên bản.

Hiện tại, chùa vẫn còn nhiều chi tiết kiến trúc cổ với những nét hoa văn được chạm trổ tỉ mỉ trên nền gỗ

Hiện tại, chùa vẫn còn nhiều chi tiết kiến trúc cổ với những nét hoa văn được chạm trổ tỉ mỉ trên nền gỗ

Trong chùa có nhiều tượng gỗ lớn với màu sắc rực rỡ. Trong hình là tượng của hai trong bốn vị Ma gia tứ tướng. Tác phẩm làm bằng gỗ có kích thước cao gần 3 m được chạm khắc tinh xảo.

Trong chùa có nhiều tượng gỗ lớn với màu sắc rực rỡ. Trong hình là tượng của hai trong bốn vị Ma gia tứ tướng. Tác phẩm làm bằng gỗ có kích thước cao gần 3 m được chạm khắc tinh xảo.

Từ kết cấu đến các vị phật thờ trong chùa đều mang đậm dấu ấn văn hóa phương Đông. Chính giữa chùa thờ tượng Phật tổ, hai bên là tượng Văn Thù và Phổ Hiền Bồ tát.

Từ kết cấu đến các vị phật thờ trong chùa đều mang đậm dấu ấn văn hóa phương Đông. Chính giữa chùa thờ tượng Phật tổ, hai bên là tượng Văn Thù và Phổ Hiền Bồ tát.

Sư thầy trụ trì Chính Minh cho biết chánh điện thờ tam bảo, năm 1951 chánh điện bị cháy do chiến tranh. Điều đáng tiếc là có một số hiện vật quý hiếm, kinh sách được công nhận là di sản cũng bị phá hủy như bản in kinh sách cổ bằng gỗ, tượng Phật...

Sư thầy trụ trì Chính Minh cho biết chánh điện thờ tam bảo, năm 1951 chánh điện bị cháy do chiến tranh. Điều đáng tiếc là có một số hiện vật quý hiếm, kinh sách được công nhận là di sản cũng bị phá hủy như bản in kinh sách cổ bằng gỗ, tượng Phật...

Hiện có khoảng 20 nhà sư đang tu tập tại chùa. Đường vào khuôn viên quanh năm phủ bóng mát bởi hàng thông lâu năm. Khu vườn nhỏ dưới gốc thông rợp bóng mát, cũng là nơi các nhà sư tập trung để ngồi trò chuyện đàm đạo cùng nhau. 

Du khách đến đây không chỉ nghe kể về lịch sử và chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ nhất Triều Tiên mà còn được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, yên tĩnh đặc trưng của vùng núi Myohyang. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Ảnh 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm