Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/01/2019, 19:00 PM

Ngôi chùa có ngọn nến 1.300 năm không tắt ở Hàn Quốc

Truyền thuyết về ngọn nến cháy mãi trong chùa Tongdosa, một trong ba ngôi bảo tự của Hàn Quốc không chỉ tạo sự thu hút đối với người dân trong nước mà còn đối với du khách ở nhiều nước trên thế giới.

 >MEDIA

Bài liên quan
Tongdosa hay Thông Độ Tự là ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Yangsan, tỉnh Gyeongsang Nam. Đây được coi là ngôi chùa lớn nhất Hàn Quốc, và là một trong Tam bảo tự (đại diện cho Phật - Pháp - Tăng) của đất nước, được xây dựng năm 646. Ảnh: Tongdosa.

Tongdosa hay Thông Độ Tự là ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Yangsan, tỉnh Gyeongsang Nam. Đây được coi là ngôi chùa lớn nhất Hàn Quốc, và là một trong Tam bảo tự (đại diện cho Phật - Pháp - Tăng) của đất nước, được xây dựng năm 646. Ảnh: Tongdosa.

Trải qua hơn nghìn năm, chùa nhiều lần bị phá hủy, chính điện Daeungjeon là nơi duy nhất còn sót lại. Hầu hết các tòa nhà xung quanh được phục dựng. Trong ảnh là con đường dẫn vào chính điện Daeungjeon (báu vật quốc gia số 290). Tại đây, các hướng dẫn viên địa phương thường kể về truyền thuyết ngọn nến 1.300 năm không tắt. Do chính điện thường xuyên tổ chức các buổi lễ nên du khách sẽ bị hạn chế vào viếng.

Trải qua hơn nghìn năm, chùa nhiều lần bị phá hủy, chính điện Daeungjeon là nơi duy nhất còn sót lại. Hầu hết các tòa nhà xung quanh được phục dựng. Trong ảnh là con đường dẫn vào chính điện Daeungjeon (báu vật quốc gia số 290). Tại đây, các hướng dẫn viên địa phương thường kể về truyền thuyết ngọn nến 1.300 năm không tắt. Do chính điện thường xuyên tổ chức các buổi lễ nên du khách sẽ bị hạn chế vào viếng.

Chùa còn gắn với truyền thuyết 9 con rồng sống ở một hồ nước trong chùa. Nhà sư Jajang (người thành lập chùa) tụng kinh chú để đuổi chúng đi không được, nên viết một chữ hỏa lên tờ giấy rồi ném vào không trung, và vung tích trượng của mình vào trong hồ. Nước hồ sôi lên, ba con rồng bay lên thoát thân nhưng va vào vách núi Yonghyeolam (núi Huyết Rồng) và bỏ mạng. Năm con rồng khác bay về phía tây nam, đến một thung lũng ngày nay được gọi là Oryong-gol (thung lũng Ngũ Long).

Chùa còn gắn với truyền thuyết 9 con rồng sống ở một hồ nước trong chùa. Nhà sư Jajang (người thành lập chùa) tụng kinh chú để đuổi chúng đi không được, nên viết một chữ hỏa lên tờ giấy rồi ném vào không trung, và vung tích trượng của mình vào trong hồ. Nước hồ sôi lên, ba con rồng bay lên thoát thân nhưng va vào vách núi Yonghyeolam (núi Huyết Rồng) và bỏ mạng. Năm con rồng khác bay về phía tây nam, đến một thung lũng ngày nay được gọi là Oryong-gol (thung lũng Ngũ Long).

Con cuối cùng bị nước nóng làm mù mắt nên cầu khẩn Jajang tha mạng, cho phép nó trở lại hồ nước. Đổi lại, nó sẽ canh giữ ngôi chùa mãi mãi. Lời cầu khẩn của con rồng được Jajang chấp nhận. Hiện hồ nằm ngay cạnh chính điện của chùa. Nhiều du khách đến đây thường tung đồng xu xuống hồ để cầu may.

Con cuối cùng bị nước nóng làm mù mắt nên cầu khẩn Jajang tha mạng, cho phép nó trở lại hồ nước. Đổi lại, nó sẽ canh giữ ngôi chùa mãi mãi. Lời cầu khẩn của con rồng được Jajang chấp nhận. Hiện hồ nằm ngay cạnh chính điện của chùa. Nhiều du khách đến đây thường tung đồng xu xuống hồ để cầu may.

Tongdosa còn được biết đến là

Tongdosa còn được biết đến là "ngôi chùa không có Phật" vì trong khuôn viên không có bức tượng Phật nào. Tuy nhiên, đây được coi là ngôi chùa đại diện cho Đức Phật vì lưu giữ một phần xá lợi của Đức Phật Thích ca Mâu ni.

So với nhiều ngôi chùa ở Hàn Quốc, Tongdosa vẫn giữ được dáng vẻ uy nghiêm, cổ kính dù nhiều phần của công trình được phục dựng từ thế kỷ 17, do trải qua chiến tranh, loạn lạc. Tháng 6/2018, Tongdosa cùng 6 ngôi chùa trên núi khác của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

So với nhiều ngôi chùa ở Hàn Quốc, Tongdosa vẫn giữ được dáng vẻ uy nghiêm, cổ kính dù nhiều phần của công trình được phục dựng từ thế kỷ 17, do trải qua chiến tranh, loạn lạc. Tháng 6/2018, Tongdosa cùng 6 ngôi chùa trên núi khác của Hàn Quốc được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Như hầu hết các ngôi chùa ở Hàn Quốc, khách viếng thăm phải bước qua ba cổng. Trong đó, cổng thứ hai (hay còn gọi là Cheonwangmun) là nơi tứ đại thiên vương cư ngụ, bảo vệ Tongdosa. Du khách và Phật tử khi qua cổng này thường cúi đầu trước 4 vị thiên vương, như một cách loại bỏ ý nghĩ xấu, giữ tâm hồn thanh tịnh để vào chùa.

Như hầu hết các ngôi chùa ở Hàn Quốc, khách viếng thăm phải bước qua ba cổng. Trong đó, cổng thứ hai (hay còn gọi là Cheonwangmun) là nơi tứ đại thiên vương cư ngụ, bảo vệ Tongdosa. Du khách và Phật tử khi qua cổng này thường cúi đầu trước 4 vị thiên vương, như một cách loại bỏ ý nghĩ xấu, giữ tâm hồn thanh tịnh để vào chùa.

Trong chùa cũng có các loại khí cụ phổ biến của Phật giáo Hàn Quốc như beopgo - trống Phật pháp, beomjong đồng - chuông đền, mogeo - mõ hình cá gỗ (ảnh)... Tuy nhiên, các khí cụ ở đây được đặt trong công trình quy mô hơn nhiều chùa khác với kiến trúc hai tầng.

Trong chùa cũng có các loại khí cụ phổ biến của Phật giáo Hàn Quốc như beopgo - trống Phật pháp, beomjong đồng - chuông đền, mogeo - mõ hình cá gỗ (ảnh)... Tuy nhiên, các khí cụ ở đây được đặt trong công trình quy mô hơn nhiều chùa khác với kiến trúc hai tầng.

Trong khuôn viên có một bể chứa hứng nước từ trên núi đổ về. Khách có thể dùng gáo uống trực tiếp để cảm nhận dòng nước trong, mát, ngọt. Dù trời mùa đông khoảng 1-2 độ C, nước ở đây không quá lạnh buốt.

Trong khuôn viên có một bể chứa hứng nước từ trên núi đổ về. Khách có thể dùng gáo uống trực tiếp để cảm nhận dòng nước trong, mát, ngọt. Dù trời mùa đông khoảng 1-2 độ C, nước ở đây không quá lạnh buốt.

Phật tử đến đây có thể thắp hương bên ngoài chùa. Khi vào chính điện, du khách và Phật tử phải cởi bỏ giày dép bên ngoài.

Phật tử đến đây có thể thắp hương bên ngoài chùa. Khi vào chính điện, du khách và Phật tử phải cởi bỏ giày dép bên ngoài.

Ngoài các điện thờ, chùa Tongdosa còn xây thêm các tu viện, hiện có khoảng 500 tăng ni Phật tử tu tập. Vào mùa đông, những quả hồng nổi bật trong khuôn viên chùa với màu cam đỏ rực. Ngoài giá trị lịch sử và Phật giáo, chùa Tongdosa cũng ghi dấu bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng xung quanh.

Ngoài các điện thờ, chùa Tongdosa còn xây thêm các tu viện, hiện có khoảng 500 tăng ni Phật tử tu tập. Vào mùa đông, những quả hồng nổi bật trong khuôn viên chùa với màu cam đỏ rực. Ngoài giá trị lịch sử và Phật giáo, chùa Tongdosa cũng ghi dấu bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng xung quanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm