Quả báo phá hủy tượng Phật, đốt kinh sách
Câu chuyện xảy ra vào khoảng rằm tháng 7 năm 2014, tại tịnh xá Liên Hoa, quận 11 – TP. Hồ Chí Minh, tôi đang ngồi tụng kinh cùng sư phụ. Bỗng có 2 vợ chồng ẵm một đứa nhỏ, tay chân quặt quẹo khoảng 6 tuổi, mặt mũi ngô nghê.
Mẹ của bé quỳ xuống bàn thờ Phật và thưa với sư phụ:
– Con không biết làm lỗi gì mà sanh phải một đứa con trai quanh năm nó không cười, không khóc, nằm im một chỗ. Mọi sinh hoạt hằng ngày đều do con làm hết. Ba nó thì đi làm lo cho 2 mẹ con. Cuộc sống gia đình chúng con khổ không sao tả hết!
Sư phụ tôi kêu bế bé tới gần sư phụ. Tự nhiên nó khóc thét lên. Khóc như chưa bao giờ được khóc. Ba mẹ nó ngạc nhiên vì từ trước tới giờ nó chưa hề khóc hay cười một tiếng. Sư phụ mới nói rằng:
– Đứa bé này kiếp trước là quân lính. Nghe lệnh vua đốt chùa, đốt kinh đập phá tượng Phật, bắt sư hoàn tục. Nên kiếp này phải bị như vậy. Không có trí tuệ và phải nằm một chỗ.
Lúc đó tôi mới hỏi thầy:
– Tại sao phải bị như vậy vì nếu không nghe lời vua sẽ bị chém chết? Đáng lẽ ông vua đó bị tội thôi. Người lính ngày xưa có câu “Quân xử thần tử. Thần bất tử bất trung” mà sư phụ, sao người lính cũng bị cộng nghiệp luôn?
Đập phá tượng Phật phạm tội ngũ nghịch?

Sư phụ mới giải thích cho tôi như vầy:
– Này Phúc Diệu, giả như con đi chợ. Con mua cá nhưng con sợ tội sát sanh. Con nhờ người bán cá làm cá dùm. Người bán cá cũng biết đập đầu con cá là mang tội. Nhưng vì cái nghề kiếm tiền để nuôi bản thân và gia đình nên họ phải làm chứ họ cũng sợ lắm. Cũng giống như anh lính đi lính được vua trả lương nghe theo lời vua làm chuyện có tội thì cộng nghiệp chung. Giống như người ăn cá và người làm cá đều bị tội hết.
Sau đó sư phụ nói với ba mẹ đứa bé:
– Hai vị từ nay hãy ăn chay, làm phước tụng kinh hồi hướng công đức cho đứa bé này để cho nghiệp của nó tiêu bớt, bệnh tật cũng sẽ từ đây mà tiêu trừ.
Đứa bé bỗng nín khóc. Ba mẹ đứa bé chắp tay cung kính, tin nhận lời sư phụ.
Nhân đây sư phụ cũng có lời khuyên đệ tử khi đến các ngôi chùa, không được tự ý lấy những vật trong chùa dù nhỏ nhất. Khi được chùa mời dùng cơm, ăn xong mình cúng dường lại tiền ít cũng được. Không leo trèo lên cây hay ngồi lên tượng Phật, thấy chùa có rác hay dơ chỗ nào thì mình cầm chổi quét, công đức vô lượng.
Quang Tử - viết lại từ lời kể của Phúc Diệu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hãy chấp nhận rằng không có gì là mãi mãi
Phật pháp và cuộc sống
Có những nỗi đau tưởng như chẳng thể vượt qua, nhưng theo thời gian ta nhận ra mình đã học được cách bước tiếp. Có những hạnh phúc ngỡ như là mãi mãi, nhưng rồi cũng mờ dần theo năm tháng.

Thầy giáo chi 100 tỷ đồng xây trường học cho các em nhỏ vùng cao
Phật pháp và cuộc sống
Ngày 15/3, ngôi trường nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng học trò vùng cao với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng đã được khởi công tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Truyện ngắn: Ân oán chập chờn
Phật pháp và cuộc sống
Ân oán chập chờn - đang chìm đắm theo lời kinh, thình lình tâm con bỗng rực sáng lên, khiến con xúc động run rẩy cả toàn thân, nước mắt ràn rụa, con chắp tay chân thành khấn nguyện: “Thưa đức Quán Âm Bồ Tát, con nguyện nương tựa Ngài “niệm niệm chẳng sinh nghi”.
Xem thêm