Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/03/2020, 11:13 AM

Cụ bà hoang mang trước tượng Phật bị đập phá

Hình ảnh cụ bà 87 tuổi đứng bất lực trước cảnh tượng Phật bị đập phá khiến cộng đồng, dư luận, Phật tử phẫn nộ. 

Tôn kính bậc đáng kính - Đức Phật là phúc lành vô lượng

Hình ảnh cụ bà hoang mang trước tượng Phật bị đập phá

Hình ảnh cụ bà hoang mang trước tượng Phật bị đập phá

Được biết sự việc diễn ra trên địa bàn huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Theo thông tin ban đầu được một số người chứng kiến ở đó cho biết chính anh, em và cháu ruột của cụ bà đập phá. 

Cụ bà năm nay đã 87 tuổi, sức yếu nên đành bất lực, không ngăn cản được hành động đập, phá tượng Phật. Chứng kiến vụ việc, người dân đã chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội. 

90923090_1499814273526041_7770188174583660544_n
90654557_1499814320192703_9162264869959892992_n

Từ sự việc này khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện tương truyền vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối với cách cư xử sai lầm với đạo Phật. Tượng Phật ngồi lưng vua hay còn có tên gọi khác là Vua sám hối.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bức tượng bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng. Năm 1678, vua ra sắc lệnh đuổi hết tăng ni lên rừng, ai ngoan cố không rời khỏi kinh thành sẽ bị khép vào trọng tội và đem xử trảm khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh. Thiền sư Chân Dung Tông Diễn, Tổ thứ hai của thiền phái Tào Động Việt Nam, thấy vậy đã dâng lên vua một chiếc hộp nói là ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ ghi lại những điều lợi cho xã hội mà Phật giáo mang lại. Nội dung bên trong chủ yếu nói về việc “đời Lý, Trần các vua vì hết sức coi trọng đạo Phật mà quốc gia thịnh trị, khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia”. 

Chùa cổ Hòe Nhai và bức tượng Vua cõng Phật độc nhất thế giới

Tương truyền sau khi đọc xong, nhà vua chợt bừng tỉnh, lập tức cho mời nhà sư vào triều để cúi mình tạ lỗi, thu hồi lại sắc lệnh cấm Phật giáo. Vua Lê Hy Tông hứa với thiền sư Tông Diễn rằng, ông sẽ sửa mình và cho người tạc bức tượng Phật ngồi lưng vua đặt trong chùa Hòe Nhai. Đây là pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo.

90338972_1499814370192698_6320647788904316928_n

Hành động đập phá tượng Phật chính là hành động bất kính, thiếu tôn trọng đối với Phật giáo. Từ những bài học, câu chuyện lịch sử kể trên như lời nhắc nhở cho những ai đã và đang gây ra những nghiệp ác đối với những người tu hành, đối với hình tượng Đức Phật. 

Mở quán ăn chơi mang tên Đức Phật – quả báo không nhẹ đâu

Đức Phật là nhân vật được tôn thờ, tôn kính. Là Phật tử, chúng ta là con của Phật cần ý thức sẵn sàng bảo vệ hình ảnh thiêng liêng đáng tôn kính của “người cha” trước sự xúc phạm, xuyên tạc của các đối tượng, thế lực với dụng ý kiếm lợi hoặc mục đích không tốt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Xem thêm