Quả báo (Phần 1)
Về từ ngữ danh xưng, quả báo thường dùng trong đối thoại mọi người trao đổi với nhau bằng lời nói phát ra ở cửa miệng, do đó ngắn gọn và nhiều khi dẫn đến thiếu sót và nông cạn, không diễn hết liễu nghĩa trong ngôn từ Phật học.
Trong dân gian thường nghe nói quả báo để chỉ trường hợp chịu sự thiệt thòi phiền não sau khi đã làm một việc xấu ác, nghĩa là gieo nhân dữ thì lãnh quả dữ. Chỉ hiểu như vậy là còn thiếu sót và nông cạn, hiểu đầy đủ và sâu xa hơn mới hữu ích trong việc hành trì Chánh pháp.
Thiếu sót: Chỉ hiểu trường hợp gieo nhân dữ thì lãnh quả dữ là còn thiếu trường hợp gieo nhân lành thì lãnh quả lành. Lý nhân quả đầy đủ là Trồng dưa ăn dưa, trồng đậu ăn đậu hay Gieo nhân nào lãnh quả ấy.
Nông cạn: Chỉ hiểu trường hợp có gieo nhân thì ắt có bảo ứng là còn nông cạn vì chỉ lý giải một cách đại cương tổng quát, chưa đi vào chi tiết ứng dụng trong sinh hoạt thực tế cuộc sống hàng ngày mà mọi người đều có thể nghiệm thấy dễ dàng: Có gieo nhân mà chẳng thấy báo ứng, nhất là những trường hợp nghe như nghịch lý làm cho người sơ tâm khó tin vào lý Nhân Quả trên đường tu học gieo nhân lành lại thấy ra quả dữ hoặc gieo nhân dữ lại thấy ra quả lành. Người thiện học cần hiểu tường tận những chi tiết này mới vững niềm tin, giữ được Chánh tín trên đường hành trì Chánh pháp.
Trong phạm vi một bài viết chỉ nêu ra hai đề mục thiết yếu:
- Lý giải tiến trình từ nhân đến quả.
- Những trường hợp chứng nghiệm trong cuộc sống thực tế.
1. Tiến trình từ nhân đến quả
Về từ ngữ danh xưng, quả báo thường dùng trong đối thoại mọi người trao đổi với nhau bằng lời nói phát ra ở cửa miệng, do đó ngắn gọn và nhiều khi dẫn đến thiếu sót và nông cạn, không diễn hết liễu nghĩa trong ngôn từ Phật học. Truyền đạt đầy đủ hơn thường dùng nhân quả báo ứng, luân hồi nhân quả, luân hồi nghiệp báo,vv…
Theo danh xưng thời nay nên hiểu là Tiến trình từ nhân đến quả hay nói ngắn gọn là tiến trình nhân quả, cũng gọi là Hành trình Tâm linh. Khai triển tiến trình này thấy có những chi tiết liên hệ đến nhau như sau:
Xác định nhân với quả
Nhân và quả là hai tiếng đơn đều chỉ một việc, một sự kiện hay một năng lực xảy ra trong một không gian, một thời gian nào đó, trong Phật học gọi là nghiệp, nói đầy đủ bằng tiếng ghép đôi là Nghiệp Nhân và Nghiệp Quả. Mọi người thường nói ngắn gọn là nhãn và quả.
Theo lý giải đơn thuần và cạn hẹp, nhân là sự việc có khả năng tạo nên nghiệp lực thường gọi là tác nghiệp hay gieo nhân; quả là sự việc diễn ra sau nhân và do nhân dẫn đến thường gọi là thọ nghiệp, trả nghiệp hay nhận quả, hái quả. Nhân đóng vai chủ động, năng hành; Quả đóng vai thụ động, sở hành. Theo thời gian luôn luôn chuyển động, nhân xảy ra trước, quả xảy ra sau như thường nói gieo nhân rồi hái quả giống như gieo hạt giống xuống đất, sau đó hạt mới nẩy mầm thành cây và đâm hoa kết trái.
Quán chiếu lý nhân quả thoạt tiên cần xác định trong sinh hoạt hàng ngày sự việc nào là nhân, sự việc nào là quả, sau đó mới đến sự liên hệ giữa nhân và quả. (còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp Hoa trì nghiệm - Đọc kinh thoát khổ
Nghiên cứu 16:49 03/01/2025Nếu người nào chí thành tụng niệm kinh Pháp Hoa thì công đức vô lượng vô biên, tội nghiệp đều tiêu, phước lành đầy đủ.
Ông già bán bài học ngàn vàng
Nghiên cứu 10:23 01/01/2025Ngày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giớì Trung và Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh.
Tứ sinh và Tứ đế
Nghiên cứu 21:00 31/12/2024Theo luận Câu-xá, trong Tứ sinh, hóa sinh là cách sinh tối thắng nhất, cũng là cách có nhiều chúng sinh nhất. Vì nó bao gồm toàn bộ địa ngục, toàn bộ các cõi trời, tất cả trung hữu, cộng thêm một phần các cõi khác.
Mẹ và con trai
Nghiên cứu 17:30 30/12/2024Kiếp trước họ không thành chồng vợ, đời này lại thành mẹ con. Do thân phận bất đồng làm thay đổi mối duyên tình đời trước. Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia trì, Quả Công đã giúp mẹ con bọn họ đi vào con đường học Phật...
Xem thêm