Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/10/2019, 10:34 AM

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Tình cảm của đức Thế tôn và chúng đệ tử thật cao quý, vừa lặng lẽ vừa chân tình đầy đạo vị vừa tôn trọng lẫn nhau. Qua cử chỉ của các Ngài thật là sâu lắng và cảm động. Đối với Ca Diếp, Ngài vừa quan tâm vừa khích lệ, còn đối với A Na Luật, Ngài vừa thân tình vừa thực tế.

 >>Đức Phật

Sau bài pháp chuyển pháp luân của đức Phật tại vườn Lộc Uyển giáo đoàn được thành lập với 5 vị Tỳ kheo, lúc này người Ấn Độ chưa biết gì về đức Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần và các lớn đã đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hoá các nơi, thì mọi người mới biết đến đức Phật. Cho đến gần một năm sau khi đức Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất , Mục Kiền Liên và không lâu sau nữa là đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của đức Phật mới thực sự vang khắp bốn phương.

Nói đến chúng đệ tử của đức Phật không thể không nhắc đến mười vị đệ tử lớn nhất của Ngài (thập đại đệ tử) mỗi vị có một bản lĩnh, vị này giỏi về phương diện này, vị khác xuất sắc về phương diện kia.

Nói đến chúng đệ tử của đức Phật không thể không nhắc đến mười vị đệ tử lớn nhất của Ngài (thập đại đệ tử) mỗi vị có một bản lĩnh, vị này giỏi về phương diện này, vị khác xuất sắc về phương diện kia.

Bài liên quan

Trong suốt cuộc đời hoá độ, số người quy hướng về Thế tôn rất nhiều, riêng chúng đệ tử xuất gia cả Tăng lẫn Ni cũng lên đến hàng vạn, dĩ nhiên là không làm sao tránh khỏi có những phần tử kém phẩm hạnh, nhưng chỉ là những phần tử nhỏ, còn đại đa số đều là những Phật tử chơn chánh, thuần thành, siêng năng tu học, nhiệt tình phụng sự chúng sinh. Chư vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni chứng quả Alahán, được liệt vào hàng thánh chúng rất nhiều mà các Cư sĩ tại gia chứng quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm cũng không phải ít.

Nói đến chúng đệ tử của đức Phật không thể không nhắc đến mười vị đệ tử lớn nhất của Ngài (thập đại đệ tử) mỗi vị có một bản lĩnh, vị này giỏi về phương diện này, vị khác xuất sắc về phương diện kia. Như Xá Lợi Phất trí tuệ bậc nhất; Mục Kiền Liên Thần thông quảng đại bậc nhất; Phú Lâu Na giảng sư tài giỏi nhất; Tu Bồ Đề thể nhập diệu lý “không” hơn ai hết; Ca Chiên Diên vị luận sư lỗi lạc nhất; Đại Ca Diếp vị trưởng lão tu khổ hạnh mẫu mực nhất; A Na Luật mặt trời thấy suốt, không gì chướng ngại; A Nan vị thượng thủ nghe nhiều nhớ kỹ nhất và la Hầu la oai nghi tế hạnh bậc nhất. Có thể nói đó là mười vị đệ tử tiêu biểu nhất của tăng đoàn. Chính các Ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoằng pháp độ sinh làm cho Phật pháp ngày càng hưng thịnh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thời đó và còn lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Nhìn vào số đệ tử của Phật, xuất gia cũng như tại gia chúng ta có thể thấy rõ đức bao dung, tâm bình đẳng và tình thương yêu bao la của Ngài đối với mọi người. Tấm lòng của Phật như biển cả, nước của trăm sông đều chảy vào đó, chỉ trong số 10 vị đó thôi chúng ta cũng thấy họ đại diện cho đủ mọi thành phần trong xã hội A Na Luật , Anan, La hầu la vốn thuộc dòng dõi vương tôn công tử, đầy đủ quyền uy thống trị; Đại Ca Diếp, Ca Chiên Diên xuất thân từ những gia đình giai cấp Bà la môn danh phận cao quý tột bậc giàu có nhất nước; Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên đã từng là những nhà học giả lỗi lạc, là lãnh tụ của một hệ phái ngoại đạo, dưới trướng có hàng trăm đồ chúng. Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề sinh trưởng trong những gia đình giàu có thuộc giai cấp phú thương, nghiệp chủ và sau cùng là Ưu Ba Li xuất thân từ giai cấp nộ lệ, nghèo khổ, thất học tất cả những vị này, từ gia thế, trình độ danh phận địa vị trong xã hội thật khác nhau, nhưng khi đã hoà nhập vào nếp sống Tăng đoàn thì tất cả đều bình đẳng, yêu thương nhau như nước hoà với sữa, đều nỗ lực tu tập và đạt đến những quả vị A la hán được mọi người kính ngưỡng.

Có thể nói đó là mười vị đệ tử tiêu biểu nhất của tăng đoàn. Chính các Ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoằng pháp độ sinh làm cho Phật pháp ngày càng hưng thịnh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thời đó và còn lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Có thể nói đó là mười vị đệ tử tiêu biểu nhất của tăng đoàn. Chính các Ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoằng pháp độ sinh làm cho Phật pháp ngày càng hưng thịnh trên khắp lãnh thổ Ấn Độ thời đó và còn lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Bài liên quan

Rải rác trong các kinh điển ghi chép lại những mẫu chuyện về đức Phật đối với đệ tử thật cảm động, lúc thì gần gũi, dịu dàng chăm sóc ân cần như một người mẹ, khi thì nghiêm nghị quở phạt cứng rắn như một người cha, lúc thì thể hiện sự đoan nghiêm đỉnh đạc của bậc thánh nhân. Với chúng Tỳ kheo ni Ngài quan tâm đến cả những chuyện rất tế nhị như cái bệnh y, đi đại tiện thì tẩy tịnh ra sao, vì vào thời Ấn Độ cổ đại thì cuộc sống không văn minh như bây giờ, vả lại cuộc sống của Ni chúng thì khổ hạnh, sống tập thể thì cần phải có vệ sinh sống trong chúng với nhau cần giúp đỡ nhau như thế nào, vào làng xóm thì khuyên  không được đi một mình, không được đi đêm một mình vì sợ gặp đạo tặc, khi có người dâng cúng thức ăn quá nhiệt tình thì phải xét xem họ có tâm nhiễm ô hay không mới được thọ nhận.v.v nhiều và rất nhiều nữa những tình cảm ấm áp mà đức Phật đã dành cho chúng đệ tử, ân cần, che chở không gì sánh hơn được nữa. Ở thế gian, trong nhà chỉ có nhiều lắm là mười đến mười lăm người con thôi mà bậc làm cha làm mẹ có khi còn hời hợt không dạy dỗ quan tâm đến con cái được chu đáo, vậy mà trong Tăng đoàn của Phật có hàng vạn người, xuất thân từ đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp, mọi trình độ cho đến tánh tình đều khác biệt nhau, vậy mà một đấng chí tôn chí kính như Ngài vẫn điều phục được cả, đưa họ vào dòng Thánh bằng cách này, phương tiện nọ mà không nản lòng mặc dù chúng sinh cõi ta bà vốn rất cang cường khó điều phục. Và cũng như cảm nhận được cái tình thương vô già của Phật nên chúng đệ tử khi có gặp khúc mắc gì dù chuyện lớn hay nhỏ, thậm chí cho đến những vấn đề rất riêng tư mà không giải quyết được cũng đều đem đến bạch Phật để nghe Phật dạy bảo, hoặc để sám hối khi phạm lỗi lầm mà không hề dấu giếm. Trong chúng ta ai ai cũng biết câu chuyện của Ngài Anan mắc nạn Ma Đăng Già, Phật đã cho người đến cứu Anan và mở hội Lăng Nghiêm để độ cho Ma nữ. Cái đạo tình thầy trò của đức Phật cũng êm ái dịu dàng không khác gì tình thương yêu của một gia đình của những người bình thường nó làm rung động lòng người. Trước khi dạy họ trở thành một bậc Thánh thì Ngài đã dạy cho họ cách hoàn thiện một con người, biết sống hoà hợp thương yêu những người sống quanh mình.

Tình cảm của đức Thế tôn và chúng đệ tử thật cao quý, vừa lặng lẽ vừa chân tình đầy đạo vị vừa tôn trọng lẫn nhau. Qua cử chỉ của các Ngài thật là sâu lắng và cảm động.

Tình cảm của đức Thế tôn và chúng đệ tử thật cao quý, vừa lặng lẽ vừa chân tình đầy đạo vị vừa tôn trọng lẫn nhau. Qua cử chỉ của các Ngài thật là sâu lắng và cảm động.

Bài liên quan

Ngài thật sự chia sẻ  với những khó khăn của mọi người, tận tuỵ quan tâm tháo gỡ những khúc mắc, những chướng ngại trong quá trình tu tập của từng vị đệ tử, luôn luôn sách tấn động viên chúng Tăng nỗ lực tu tập, phải có Chánh kiến, Chánh Tư duy, các Lý Duyên sinh có mặt trong cuộc sống. Trong một bài pháp thoại với các tỳ kheo ở Savathi, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo! Vô thuỷ là vòng sinh tử luân hồi này. Khởi điểm không thể nêu rõ từ đâu chúng sinh bị vô minh bao phủ, bị tham ái trói buộc đã lưu chuyển trong sinh tử lộ này. Chư vị nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo! Cái gì nhiều hơn nước trong bốn  đại dương hay những dòng lệ tuôn chảy khi các vị lưu chuyển lang thang trong sinh tử lộ này, kêu gào khóc than vì gặp gỡ những gì mình ghét bỏ, chia lìa những gì yêu thương và không đạt được những gì mình mong muốn”.

Đây chính là lời dạy trong những năm còn ở đời đức Thế tôn đã luôn luôn nhắc nhở chư vị đệ tử, song đối với đức Phật Ngài không bắt buộc, hay cưỡng chế đệ tử mình phải hành theo một pháp mà họ không thể thích hợp mà trái lại Ngài luôn luôn tuỳ thuận, khuyến khích họ phát triển những phương pháp phù hợp với căn cơ của mình. Mặc khác Ngài giải thích, phân tích những gì đại chúng chưa sáng tỏ. Cụ thể như trường hợp Ngài Đại Ca Diếp. Như trên đã nói Ngài được mệnh danh là người tu hành khổ hạnh và mẫu mực bậc nhất, nhưng trong chúng Tăng có những vị Tỳ kheo mới xuất gia đâu biết Tôn giả là ai, vì thế trong lúc Tôn giả về hầu Phật, thấy dung nhan tiều tuỵ, râu tóc dài ngoằn, y áo chắp vá, chân bước khập khễnh, các tân Tỳ kheo tỏ ý khinh rẻ. Đức Phật biết rõ tâm của các tân Tỳ kheo bằng cử chỉ cao đẹp ngài nhìn Ca Diếp và nói:

- Hãy lại đây, thầy Ca Diếp! Như Lai đã chừa sẵn một chỗ ngồi ở đây, thầy hãy đến ngồi cùng với Như Lai.

Sau đó, Ngài hướng về đại chúng, tán thán oái đức rộng lớn vô lượng của Ngài đại Ca Diếp, cũng như lịch trình tu hành của tôn giả thật giống như đức Phật. Vì vậy, đối với Ca Diếp, Phật đặc biệt coi trọng Tôn giả và khẳng định cho Tôn giả một địa vị trọng yếu trong Tăng đoàn. Nhưng cũng có có điều làm cho đức Phật lo lắng khi thấy Tôn giả đã lớn tuổi lại phải lao khổ thái quá, cảm nhận được thâm tình sâu sắc và sự ân cần của đức Phật dành cho mình nên Tôn giả đã trấn an  Ngài rằng: “Bạch Thế tôn! Nếp sống khổ hạnh đối với con không có gì khổ sở thái quá cả, trái lại còn là một nếp sống vô cùng an vui. Con không phải lo lắng gì về cơm ăn áo mặc, không liên quan gì đến sự được mất của đời người, thật là một nếp sống hoàn toàn thanh tịnh, tự do và giải thoát. Bạch Thế tôn! Lẽ dĩ nhiên người ta sẽ cho rằng con sống như vậy là chỉ để sống cho riêng mình, không như các vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Phú Lâu Na, Ca Chiên Diên.v.v. từng gánh vác trách nhiệm hoằng dương chánh pháp, không sợ khó khăn, không tiếc thân mạng, chỉ cốt làm sao cho bánh xe pháp được quay mãi, cho mọi chúng sinh đều được thấm nhuần pháp vị, đều được ân hưởng pháp lạc. Nhưng dù không đủ nhiệt tình đối với công việc hoằng pháp, con vẫn không bao giờ quên được ân đức của Thế tôn đối với con, và vì để báo đền ân đức của Thế tôn đối với con nên con cố giữ nếp tu khổ hạnh. Con trộm nghĩ chúng sinh được cứu độ là toàn nhờ vào sự giáo hoá của Tăng đoàn. Những vị làm công tác hoằng pháp sẽ trở thành những vị pháp sư gần gũi nhất của dân chúng, cho nên trước hết tự bản thân họ cũng tức là tự bản thân của Tăng đoàn cần phải được kiện toàn như thế nào? Con nghĩ chỉ có một cách duy nhất là tăng đoàn phải có một nếp sống sinh hoạt thật nghiêm túc để từ đó mà bồi dưỡng đức hạnh cho cá nhân mình. Trong giáo pháp của Thế tôn thì hạnh Đầu Đà là một phương thức sinh hoạt nghiêm túc nhất. Phải tu tập nếp sống này thì mới chịu được khó nhọc, mới có thể nhẫn nại, mới có thể sống đạm bạc, mới có thể nhất tâm nhất đức và vì pháp vì người. Bạch Thế tôn! Con cũng vì muốn góp phần trực tiếp củng cố tăng đoàn và đồng thời gián tiếp làm lợi lạc cho chúng sinh nên vẫn hoan hỷ tiếp tục nếp sống khổ hạnh. Xin Thế tôn tha thứ tội cố chấp của con”.

khi đã hoà nhập vào nếp sống Tăng đoàn thì tất cả đều bình đẳng, yêu thương nhau như nước hoà với sữa, đều nỗ lực tu tập và đạt đến những quả vị A la hán được mọi người kính ngưỡng.

khi đã hoà nhập vào nếp sống Tăng đoàn thì tất cả đều bình đẳng, yêu thương nhau như nước hoà với sữa, đều nỗ lực tu tập và đạt đến những quả vị A la hán được mọi người kính ngưỡng.

Tình cảm của đức Thế tôn và chúng đệ tử thật cao quý, vừa lặng lẽ vừa chân tình đầy đạo vị vừa tôn trọng lẫn nhau. Qua cử chỉ của các Ngài thật là sâu lắng và cảm động. Đối với tôn giả Ca Diếp đức Thế tôn vừa quan tâm vừa khích lệ, còn đối với A Na Luật  Ngài vừa thân tình vừa thực tế. Cụ thể như sau khi bị mù mắt cuộc sống của Tôn giả trong Tăng đoàn thật khó khăn bất tiện, nhất là đối với việc may vá và khất thực. Các Tỳ kheo khoẻ mạnh có lệ mỗi khi đi khất thực về đều chia phần cho Tôn giả, nhưng còn việc may vá thì là một trở ngại lớn. Vì thế khi ba y của Ngài đã rách Tôn giả Anan phải tìm người may phụ với mình. Đức Thế tôn biết việc bèn hỏi Anan:

“- Anan! Thầy muốn tìm người giúp thầy A Na Luật  vá áo phải không? Sao thầy không nhờ Như Lai giúp cho?

 Tôn giả Anan giật mình vội thưa:

- Bạch Thế tôn! Ngài là bậc chí tôn chí quý, còn đây chỉ là việc nhỏ nhặt của chúng con, chúng con đâu dám làm phiền đức Thế tôn!

- Thôi thầy đừng nói thêm gì nữa, Như Lai muốn tự mình giúp A Na Luật , Như Lai sẽ cùng với thầy đi đến đó.

Khi đến nơi Phật bảo:

- Này A Na Luật ! Thầy hãy lấy kim chỉ ra, Như Lai sẽ giúp thầy vá áo. Nghe thấy tiếng của Phật, A Na Luật  vô cùng sững sốt. Trong đôi mắt mù ấy người ta nhìn thấy có những giọt nước mắt chảy ra vì quá xúc động. Tôn giả chỉ biết im lặng mà không nói được nên lời và chỉ trong ngày ấy, Ngài đã giúp A Na Luật  may xong ba y”.

 (Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Xem thêm