Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/04/2020, 11:00 AM

Quan niệm của Phật giáo về bình đẳng

Quan niệm bình đẳng của Phật giáo thể hiện sự thống nhất sinh mệnh quan, tự nhiên quan và lí tưởng giá trị quan. Quan niệm bình đẳng cận đại coi trọng bình đẳng nhân quyền, nó có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau với quan niệm bình đẳng về mặt giải thoát con người do Phật giáo đề xướng.

 > Phật giáo với phong trào bình đẳng nam nữ hiện nay

Phật giáo tuyên truyền và đề xướng bình đẳng; nói khái quát, hàm nghĩa của bình đẳng có 4 tầng nấc:

Bình đẳng giữa người với người

“Tăng nhất A hàm kinh” quyển 37 cho rằng 4 hạng người (“Tứ chủng tính”) trong xã hội ấn Độ cổ là Bàlamôn, Sát đế lợi, Khuyển xá và Thủ đà la nên bình đẳng với nhau, phản đối dựa vào chủng tính và đẳng cấp để bàn luận sự cao quý, hạ tiện, cao thấp của con người; nhấn mạnh phải dựa vào sự cao thấp về đạo đức, sự nông sâu về trí tuệ để đánh giá thành tích của con người; chủ trương tu trì tố chất, nâng cao đạo đức, trí tuệ để tiến lên cõi lí tưởng của đời người. Chủ trương bình đẳng tứ chủng tính của Phật giáo thể hiện tư tưởng bình đẳng nhân quyền, là phong trào nhân quyền đặc biệt phản đối sự phân biệt chủng tính và áp bức giai cấp, nó nhất trí với yêu cầu bình đẳng nhân quyền của xã hội hiện đại.

Phật giác ngộ cũng hoàn toàn không tăng thêm Chân như Phật tính, mà đều như nhau, có khả năng thành Phật.

Phật giác ngộ cũng hoàn toàn không tăng thêm Chân như Phật tính, mà đều như nhau, có khả năng thành Phật.

Tính bình đẳng của Bát Kỉnh Pháp

Bình đẳng chúng sinh

Thông thường Phật giáo coi 9 giới từ Bồ Tát tới địa ngục (trong 10 giới không kể Phật) nhất là lục đạo từ Trời đến địa ngục, là chúng sinh. Phật giáo cho rằng chúng sinh khác nhau tuy có tính khác biệt nhưng bản chất sinh tồn và sinh mệnh của chúng sinh thì bình đẳng; Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh mọi chúng sinh đều có Phật tính. Kinh Niết Bàn về lý thuyết khẳng định mọi chúng sinh đều có Phật tính, tức là bình đẳng với nhau về nguyên nhân, căn cứ và khả năng thành Phật.

Quan niệm bình đẳng cận đại coi trọng bình đẳng nhân quyền, nó có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau với quan niệm bình đẳng về mặt giải thoát con người do Phật giáo đề xướng.

Quan niệm bình đẳng cận đại coi trọng bình đẳng nhân quyền, nó có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau với quan niệm bình đẳng về mặt giải thoát con người do Phật giáo đề xướng.

Bình đẳng giữa chúng sinh với Phật

Phật giáo tuyên truyền tư tưởng “sinh Phật bất nhị, sinh Phật nhất như”, cho rằng chúng sinh và Phật, về bản chất đều có đủ Chân như Phật tính; chúng sinh mê vọng hoàn toàn không diệt Chân như Phật tính; Phật giác ngộ cũng hoàn toàn không tăng thêm Chân như Phật tính, mà đều như nhau, có khả năng thành Phật. Nói theo ý nghĩa đó thì chúng sinh và Phật là bình đẳng bất nhị. Điều này khác hẳn với cách nói của tôn giáo khác, coi “nhân thần vi nhị” (người và thần là hai thể khác nhau), nói người là do thần tạo ra hoặc từ thần mà ra.

Quan niệm bình đẳng của Phật giáo thể hiện sự thống nhất sinh mệnh quan, tự nhiên quan và lý tưởng giá trị quan.

Quan niệm bình đẳng của Phật giáo thể hiện sự thống nhất sinh mệnh quan, tự nhiên quan và lý tưởng giá trị quan.

Quyền bình đẳng của người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo

Bình đẳng giữa chúng sinh với vô tình

“Vô tình” tức là không có ý thức tình cảm, là thứ không có tính tinh thần. Như Thiên Đài tông của Phật giáo Trung Quốc tuyên truyền thuyết “Vô tình hữu tính”, cho rằng cây cỏ, núi sông đất cũng có Chân như Phật tính, mọi thứ trong thiên nhiên đều là thể hiện của Phật tính. Xét về điểm cùng có Phật tính như nhau, thì vật vô tình và chúng sinh không có khác biệt bản chất, bình đẳng vô nhị với nhau. Cần nói đây là sự xác nhận tôn nghiêm đối với các sinh vật và vô sinh vật trong giới tự nhiên, là sự kính trọng đối với muôn vật.

Quan niệm bình đẳng của Phật giáo dựa trên học thuyết Duyên khởi, xây dựng trên sự bình đẳng nhân quả. Chúng sinh và Phật đều như nhau cùng có Chân như Phật tính, bình đẳng về mặt nguyên nhân thành Phật, chúng sinh và Phật đều có khả năng thành tựu Phật quả, tiến lên cõi Niết Bàn lí tưởng cao nhất, là sự bình đẳng về mặt kết quả. Chúng sinh và Phật bình đẳng nhân quả, không có gì khác biệt. Tư tưởng bình đẳng nhân quả này của Phật giáo là nói về khả năng, có tính phi hiện thực, nó cung cấp cơ sở lí luận cho thuyết giải thoát.

Quan niệm bình đẳng của Phật giáo thể hiện sự thống nhất sinh mệnh quan, tự nhiên quan và lý tưởng giá trị quan. Quan niệm bình đẳng cận đại coi trọng bình đẳng nhân quyền, nó có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau với quan niệm bình đẳng về mặt giải thoát con người do Phật giáo đề xướng.

 > Xem thêm video: Ý nghĩa của bái sám:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thức ăn bình yên hạnh phúc

Kiến thức 09:10 09/04/2024

Ăn uống là một nhu cầu vô cùng thiết yếu hàng ngày của con người. Thông thường nói tới ăn uống người ta chỉ nghĩ đến các loại thực phẩm được đưa vào miệng, nhai nuốt để nuôi cơ thể vật lý. Nhưng thức ăn của con người chúng ta không chỉ có thế.

Đủ phước thì con ít mà thành nhiều

Kiến thức 08:45 09/04/2024

Một hôm, nữ cư sĩ thỉnh Đức Phật đến nhà thọ trai, Thế Tôn biết tâm ý của bà nên cố ý hỏi: Bà thiết trai cúng dường Phật, là vì muốn có được phước báo gì? Bà cư sĩ cung kính trả lời: Nếu được phước báo, con xin sinh được bốn đứa con.

Tâm trộm làm tổn thất công đức của chính mình

Kiến thức 16:00 08/04/2024

Mỗi người khéo xem chừng tâm trộm của mình, tâm báu không lo giữ để thành tâm trộm, trộm của báu trong nhà làm mất đi những gia tài quý báu, trộm những thiện nghiệp công đức mà chúng ta đã tạo. Trộm ở ngoài thì dễ giữ, trộm ở trong làm sao giữ?

Sống thiền không chỉ là việc ngồi im lặng trên bồ đoàn tọa cụ

Kiến thức 15:00 08/04/2024

Khi ta nâng tách trà, đó không chỉ là hành động đơn giản của việc uống trà, mà là một trải nghiệm tương tác với vị đắng nhẹ của lá trà, hương thơm dịu nhẹ nâng niu từng giọt trà, và sự yên bình trong từng giây phút thong thả.

Xem thêm