Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/11/2020, 09:20 AM

Quy định cấm hút thuốc tại Bhutan có nguồn gốc từ đâu?

Phật giáo là quốc giáo của vương quốc Bhutan và trở thành một phần trong đời sống thường nhật của người dân qua nhiều thế kỷ. Hầu hết các điều luật tại vương quốc này trước khi ban hành đều có nguồn gốc và tham khảo triết lý, điều luật của Phật giáo. Trong đó có điều luật cấm sử dụng, buôn bán thuốc lá.

Bộ luật đầu tiên ngay sau khi thành lập vương quốc, The Golden Yoke of Legal Edits, đức vua Shabdrung Ngawang Namgyal đã thông qua một điều luật quy định cấm buôn bán và sử dụng thuốc lá: “Có một loạt dự đoán rằng sẽ có một loài quỷ tạo ra một loại cây dùng làm thuốc hút, chất liệu của nó có thể ăn hay nhai và sẽ tạo ra một loạt loại bệnh tật về thân và tâm.” Trong điều luật không mô tả chi tiết loại cây đó, mà sử dụng thuật ngữ Thamaka có nghĩa là chất cực độc màu đen. Ngày nay được dịch là chất gây nghiện sẽ che mờ bản tâm và ngăn cản việc tu tập đạt tới giải thoát.

Điều luật chống sử dụng thuốc lá tiếp tục được ghi như sau: “Dựa vào giới luật Phật giáo, triều đình và giáo hội không được phép bất kỳ ai tham dự vào các hoạt động làm tổn hại dòng tâm thức. Những người làm công quả, phụng sự ở tự viện dù có địa vị cao hay thấp, một khi đã bước vào cánh cửa nhà Phật, đặc biệt giáo pháp tông phái thì không thể làm những việc tổn hại tới Pháp như tà dâm, sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá và rượu…” (Ardussi 2009)

Vào năm 1729, Druk Desi thứ 10 (Quan nhiếp chính đứng đầu vương quốc khi ấy), Mipham Wangpo, cũng đã ban hành điều luật trong đó có nhắc tới thuốc lá: “Loại chất ma quỷ này gọi là Thamakha đã được tạo ra bởi những loài quỷ, ngày nay đang được sử dụng không ngừng bởi rất nhiều người, từ nông dân, vệ sĩ, thương gia. Nó không chỉ làm ô nhiễm thân, khẩu, ý mà còn làm cho chư thiên cõi trời đọa lạc, gây phiền não các chúng sinh ở giai đoạn trung gian và làm tổn thương các loài thủy tộc ở dưới nước. Từ đó loại cây này tạo ra cho thế giới nhiều loại bệnh, chiến tranh, thảm họa và làm cản trở nhiều giáo pháp của bậc thầy vĩ đại.”.

Bhutan giữ được bầu không khí trong lành một phần cũng nhờ việc

Bhutan giữ được bầu không khí trong lành một phần cũng nhờ việc "nói không với thuốc lá".

Phạt 300 nghìn đồng nếu hút thuốc ở 6 ngôi chùa tại Hà Nội

Điều luật năm 1729 còn tiếp tục thảo luận nỗ lực của triều đình để chấm dứt việc nhập khẩu thuốc lá từ Ấn Độ: “Nếu có người dân ở các huyện bị phát hiện buôn bán lậu thuốc lá, loại chất độc gây hại này, thì các quan chức, đại diện địa phương, các ngôi làng và những người làm nhiệm vụ đưa tin, sẽ có trách nhiệm liên đới. Các quan chức ở biên giới với Ấn Độ phải cấm nhập khẩu thuốc là tại các trạm canh ở đường biên giới, kiểm soát thông qua các phương tiện này rất quan trọng.” (ARis 1979). Việc hút thuốc bị cấm vì bị cho là đi ngược lại triết lý Phật giáo nên triều đình vương quốc Bhutan khi ấy yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt để ngăn chặn việc nhập khẩu lậu thuốc lá.

Đến những năm 90 của thế kỷ trước, phần lớn trong tổng số 20 đơn vị hành chính trên toàn Bhutan tuyên bố trở thành những “khu vực cấm thuốc lá hoàn toàn”. Khi ấy trong một buổi thảo luận để đưa ra luật cấm buôn bán thuốc lá, các thành viên của Quốc hội đã trích dẫn trở lại lời dạy của đức Liên Hoa Sinh về việc thuốc lá gây tổn hại cho đời sống của con người hiện đời và trong tương lai.

Một số lời dạy của các bậc thầy Phật giáo Bhutan về tác hại thuốc lá

Đức Liên Hoa Sinh là thánh tăng đã truyền trao Phật giáo Kim Cương thừa tới nhiều vùng miền tại dãy Himalaya trong đó có Bhutan.

Các lời huyền kí bởi đức Liên Hoa Sinh về sự ra đời của loại độc chất chết người này đã xuất hiện từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thứ 10. Thuốc lá không chỉ gây tác hại cho sức khoẻ thể chất mà còn làm tổn hại trầm trọng cho sức khoẻ tâm linh, đặc biệt tác hại với hệ thống kinh mạch trong cơ thể và làm cho mọi thực hành không thành tựu. Đức Liên Hoa Sinh đã huyền ký rằng:

“Khoảng một trăm năm sau khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, có loài ngạ quỷ điên cuồng với nỗi ám ảnh đã thốt lên những lời trăng trối này:

“Với thân xác ta, ta muốn đưa chúng sinh trong trái đất này xuống những cõi thấp. Hãy chôn xác ta nguyên vẹn và cuối cùng một loại cây, khác biệt với tất cả những giống cây khác, sẽ mọc lên từ thi hài ta. Nó sẽ lan truyền xa rộng cho tới khi hầu hết chúng sinh trên trái đất này vui hưởng nó.”

Người hút thuốc không thưởng thức được những mùi vị thơm ngon, và họ bị tước đi tất cả những gì giúp tăng cường sức khoẻ hay những gì làm kiên cố sinh lực của họ. Những chất này làm phát triển sự bồn chồn, nóng nảy và làm tăng huyếp áp. Chúng gây nên bệnh ung thư và bệnh phổi.

Vào năm 2004, Bhutan cấm bán thuốc lá trên cả nước và cấm hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng, công sở và thậm chí là các địa điểm giải trí như quầy bar và quán rượu. Bhutan trở thành quốc gia đầu tiên “nói không với thuốc lá”.

Vào năm 2004, Bhutan cấm bán thuốc lá trên cả nước và cấm hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng, công sở và thậm chí là các địa điểm giải trí như quầy bar và quán rượu. Bhutan trở thành quốc gia đầu tiên “nói không với thuốc lá”.

Xứ sở thần tiên Bhutan qua lời kể hai nhiếp ảnh gia Việt

Hiện nay, sự hấp dẫn không thể cưỡng lại được của chúng đã phát triển mạnh ở nhiều người trong mọi tầng lớp của xã hội, họ tiến tới việc tiêu thụ chúng mà không kiềm chế, và như thế sự chủ tâm ma quỷ đã có kết quả.

Ni sư trứ danh người Tạng (1055-1149) khi tới các vùng đất Bhutan đã nhắc tới một loài cây mà bà chưa biết tên nhưng chứa đựng tất cả năm loại độc căn bản sẽ được trồng ở Trung Quốc và sẽ trở thành thức ăn của 1 số người Tạng và sẽ tạo ra những tật bệnh nặng nề cho xã hội ở đây. Năm độc là tham, sân, si, mạn và ảo tưởng là năm loại độc phổ biến. “Trong thời kỳ cuối cùng của sự tranh luận một chất thể sẽ xuất hiện mà người ta tiêu thụ qua miệng, và nó sẽ làm trầm trọng thêm cả năm chứng loạn thần kinh.

Nếu hành giả Phật giáo tiêu thụ chất này, cho dù họ thực hành một trăm kiếp, họ cũng sẽ chẳng thể nhận ra được các vị Phật của mình. Trong những đời tương lai, họ sẽ lang thang không dứt trong ba cõi thấp, ở đó ngay cả lòng bi mẫn của chư Phật cũng không đủ năng lực để cứu giúp họ.”

Sangay Lingpa (1340-1396), một cao tăng – bậc Khám pháp Kho tàng giáo pháp, đã viết một trong những đoạn văn dài nhất liên quan tới một loại cây được cho là thuốc lá. Ngài đã kể một câu chuyện về một con quỷ cái ở Trung Hoa đã quyết định tạo ra một loại cây gọi là Thamakka hay Hala Nagpo, loại cây này sẽ được trồng và lan sang nhiều nơi trong tương lai, phá hủy ánh sáng Phật Pháp, làm cho chư thiên nổi giận, và mang tới tật bệnh, chiến tranh, thiên tại và nạn đói. Trong Chhokey, Tala Nagpo có nghĩa là chất độc màu đen. Sangay Linpa mô tả loại cây này có: Năm màu sắc khác nhau và năm loại khác nhau. Màu sắc sẽ là vàng, xanh dương, trắng, đỏ và đen, tất cả đều chứa đựng năm loại độc căn bản trong mình. (khandu 2009, p. 1-2) Nó được mô tả là hạt giống có mùi hôi kinh khủng, thêm nữa: cây này sẽ làm tăng áp suất máu, rối loạn nội tạng, và tạo ra nhiều các bệnh liên quan tới gan. Thêm nữa, nó sẽ làm giảm thị lực và khả năng tư duy của bộ não, dẫn tới mất trí nhớ. Cơ thể của con người sẽ thải ra các loại mùi hôi và thải ra khắp nơi người dùng thuốc cũng sẽ có mùi hôi. (Khandu 2009).

Hầu hết các điều luật tại vương quốc này trước khi ban hành đều có nguồn gốc và tham khảo triết lý, điều luật của Phật giáo.

Hầu hết các điều luật tại vương quốc này trước khi ban hành đều có nguồn gốc và tham khảo triết lý, điều luật của Phật giáo.

Phật giáo đóng góp cho sự phát triển: Mô hình vương quốc Bhutan

Mùi của nó sẽ cuộn bay lên bầu trời và còn tỏa xuống cả nền đất, khi ấy nó sẽ làm cho các thổ thần, thổ địa sân giận. Sẽ có hạn hán, mất mùa, động đất, chiến tranh và nhiều tai họa khác. Mọi người được khuyên cần tránh loại cây trồng này. (Khamdu 2009)

Hầu hết các kinh văn sau này có khuynh hướng viết ngắn gọn và tương tự. Ratna Lingpa (1403 – 1478) cũng nhắc tới loại cây Halaa Nagpo (R.Lingpa 2009).

Bản viết dài nhất từ Duddud Dorji, ngài mô tả một cuộc gặp gỡ giữa năm con quỷ ngăn trở sự phát triển Phật pháp. Chúng thể hiện các quyền năng khác nhau, biểu trưng cho các quyền năng đó là một loài động vật gớm giếc, rằng biểu đạt cho cái chết và tật bệnh; con cóc biểu trưng cho sự phá hủy mùa màng; con gấu biểu trưng cho việc phá bỏ các giới nguyện của chư Tăng và các hành giả phá hủy các giới luật, một con đầu của trâu Yak biểu trưng cho nạn trộm cắp khắp nơi; năm loài này thể hiện sức mạnh… thực sự một loại cây mới bắt đầu phát triển ở Nam Ấn, sau đó hạt giống của nó rời vào tay các chủ nhà chứa.

Do sức mạnh của nó, năm chất độc ảnh hưởng tới thần kinh sẽ tăng trưởng. Khi ném bỏ mười thiện hạnh, người ta sẽ thực hành mười ác hạnh. Mạng sống của những vị nắm giữ dòng truyền thừa sẽ trở nên mong manh, và các ngài sẽ khởi hành tới các Cõi Phật. Các dịch chất trọng yếu và kinh mạch của những người hút thuốc sẽ bị mất nước. Nó khiến cho bốn trăm lẻ bốn bệnh tật xuất hiện. Bất kỳ ai hút thuốc cũng sẽ tái sinh trong những cõi thấp. Nếu một người hút thuốc và những người khác hít mùi thuốc thì như thể người ấy đang xé toạc trái tim của sáu triệu chúng sinh.

Vào năm 2004, Bhutan cấm bán thuốc lá trên cả nước và cấm hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng, công sở và thậm chí là các địa điểm giải trí như quầy bar và quán rượu. Bhutan trở thành quốc gia đầu tiên “nói không với thuốc lá”. Bộ Thương mại và Công nghiệp Bhutan đã gửi thông báo đến các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng và quán rượu tại thủ đô Thimpu cũng như đăng tải trên mạng về việc cấm bán thuốc lá. Và bắt đầu từ tháng 7/2004, Quốc Hội Bhutan đã thông qua một điều luật cấm bán thuốc lá trên toàn quốc và đưa ra sắc thuế 100% đối với các gói thuốc lá nhập khẩu cho tiêu thụ cá nhân. Kể từ ngày 17/12/2004, việc hút thuốc lá tại công cộng hoặc bán thuốc lá là hành vi bất hợp pháp. Người vi phạm bị phạt tiền 232 USD, trong khi đó, mức thu nhập bình quân hàng tháng của một người dân Bhutan chỉ là 16 USD.

Bhutan là nơi đầu tiên khói thuốc lá không được phép tồn tại.

Bhutan là nơi đầu tiên khói thuốc lá không được phép tồn tại.

Vào kỳ họp Quốc Hội lần thứ 82 năm 2004, ngài Yangbi Lopon (Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo khi ấy) đã phát biểu rằng: “Nhận thức về việc kiểm soát thuốc lá không bắt nguồn từ ngày hôm nay mà đã rất phổ biến từ thời đức Phật. Thậm chí đức Liên Hoa Sinh đã dạy về ảnh hưởng của sử dụng thuốc lá hiện nay và tương lai. Nền tảng cả về thế tục và tôn giáo sẽ giúp kiểm soát việc sử dụng thuốc lá. Hơn thế nữa, cộng đồng tôn giáo sẽ tiếp tục hướng dưỡng mọi người về ảnh hưởng của thuốc lá từ quan điểm Phật giáo. Thuốc lá không chỉ có hại ở phương diện tôn giáo và sức khỏe mà còn gây ra những rối loạn cho đời sống gia đình. Bởi vậy mọi người không ngừng được khuyên nên từ bỏ những hành động xấu ác.” (Quốc hội Bhutan năm 2004). Các thành viên của Quốc Hội cũng ra một tuyên bố việc sử dụng thuốc là là không thể chấp nhận được xuất phát từ “yếu tố sức khỏe xã hội và trí tuệ tâm linh ở vùng đất thiêng được gia trì bởi đức Liên Hoa Sinh.” (Quốc Hội Bhutan 2004). Hội đồng tư vấn chính sách cho nhà vua cũng ủng hộ một lệnh cấm thuốc lá vì lý do tâm linh và sức khỏe.

Tại Bhutan, nếu nhập khẩu thuốc lá sẽ bị đánh thuế 100%. Nếu vì một lí do nào đó mà bạn bị bắt khi kinh doanh thuốc lá, bạn sẽ có thể bị khép tội buôn lậu và bị ngồi tù. Đối với người nước ngoài, họ vẫn có thể hút thuốc và nhập khẩu thuốc lá, nhưng nếu có hành vi mua bán họ sẽ bị buộc tội buôn lậu. Về lý thuyết, người dân Bhutan được phép hút thuốc trong nhà riêng và thậm chí có thể tích trữ một lượng nhỏ để “sử dụng cá nhân”, thế nhưng để có đc một số lượng nhỏ này, người dân phải trả tới 200% thuế hải quan và thuế VAT. Cũng chình vì thế, việc người dân sở hữu thuốc lá là rất khó.

Vào năm 2010, Chính phủ Bhutan thông qua Luật Kiểm soát Thuốc lá, theo đó, tội hút hoặc nhai thuốc lá sẽ trở thành tội không được nộp tiền tại ngoại. Các đối tượng vi phạm có thể bị phạt 3 năm tù. Án phạt 3 năm tù này tương đương với án phạt dành cho những kẻ gây ra những tội nghiêm trọng hơn nhiều như buôn người, bắt cóc, hãm hiếp, trộm cướp hay nổi loạn.

Đối thoại cùng Cheng Bảo Phương - nữ Chủ tịch dòng truyền Palden Choling Bhutan tại Việt Nam

Hút thuốc, nhai thuốc, mang theo thuốc lá... đều có thể bị phạt

Hút thuốc, nhai thuốc, mang theo thuốc lá... đều có thể bị phạt

Tuy nhiên đến tháng 01/2012, Quốc hội Bhutan đã thông qua Luật Kiểm soát Thuốc lá (sửa đổi) và có phần nhẹ nhàng hơn, trong đó tăng lượng thuốc lá mà một người có thể mua từ nước ngoài về sử dụng. Theo đó, một người được phép mua 300 điếu thuốc lá, 50 điếu xì gà hay 250 gram các sản phẩm từ thuốc lá từ nước ngoài. Tuy nhiên, họ phải trình ra được hóa đơn mua hàng nếu không muốn phải đối mặt với những án phạt rất nặng. Việc này nhằm ngăn chặn nạn nhập lậu thuốc lá vào đất nước.

Như vậy kế thừa không chỉ nguồn tri thức khoa học hiện đại, điều luật về cấm sử dụng và buôn bán thuốc lá ở Bhutan có nguồn gốc trực tiếp từ việc học hỏi triết lý và những lời dạy của các bậc thánh tăng trong nước hoặc các vị từng tới vương quốc Bhutan hoằng dương Phật pháp. Triết lý và nguồn tuệ giác Phật giáo đã góp phần giúp người dân, chính phủ Bhutan đưa ra những quyết sách, điều luật ngăn chặn những nhân xấu ác, thực hành những điều thiện, mang lại niềm an vui, hạnh phúc đích thực trong cuộc đời.

Tài liệu tham khảo:

1. Michael S. Givel and Rebecca A. Sherry, Was Tobacco Described in Bhutanese Buddhist Texts Before the 16th Century?, Journal of Bhutan Studies, 2011.

2. Abel, E L. (1980). Marihuana, the first 12 thousand years. New York: Plenum Press.

3. Ardussi, John (2007). Stone Inscriptions: An Early Written Medium in Bhutan. In Media and Public Culture. Paper read at Proceedings of the Second International Seminar on Bhutan Studies at Thimphu, Bhutan.

4. . (2009). RE: Information Request on Bhutan – Middle Slates. Simtokha, Thimphu, Bhutan, September 11,.

5. Aris, Michael. 1979. Translation of the Legal Code of Shabdrung Ngawang Namgyal. In Bhutan, the Early History of a Himalayan Kingdom, edited by Michael Aris. Aris & Philips.

6. Bell, Charles. (1928). The People of Tibet. Oxford: Clarendon Press.

7. Borio, G. (2007). Tobacco Timeline. Available at http://www.tobacco.org/resources/history/Tobacco_Hist ory.html/.

8. Buddhist Channel. (2005). Be a Good Buddhist and Put That Out. Available at http://www.buddhistchannel.tv/index. php?id=7,974,0,0, 1,0.

9. Burbridge, N T. (1960). The Australian Species of Nicotiana L. (Solanaceae). Australian Journal of Botany no. 8:342-378.

10. Chakrabarti, S. (2003). Health: Bhutan Aims to be First Country to Ban Tobacco. IPS News, February 18,.

11. Clarkson, JJ, S Knapp, V Garcia, R Olmstead, A Leitsch, and M Chase. (2004). Phylogenetic Relationships in Nicotiana (Solanaceae) Inferred from Multiple Plastid DNA Regions. Molecular Phylogenetics and Evolution no. 33:75-90.

12. Cüppers, Christoph. (2007). Bstan ‘dzan Chos rgyal’s Bhutan Legal Code of 1729 in Comparison with Sde srid Sangs rgyas rgya mtsho’ Guidelines for Government Officials. In Bhutan Traditions, edited by John Ardussi and Francoise Pommaret. Leiden, The Netherlands: Koominklijke Brill NV.

13. Dorji, C.T. (1997). Blue Annals of Bhutan New Delhi: Vikas Publishing House Pvt. Ltd. Dorji, Rigzin Dhuedhuel. (2009). Excerpt from the Treasure Text.

*BBT đã đặt lại title

Theo: Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 9/2020

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm