Quý vị có biết đó là thịt của ai không?
Nếu chúng ta bị cắt thịt thì chúng ta sẽ đến rợn người, nhưng khi ăn thịt bị cắt của động vật thì chúng ta lại bảo: “Thơm thật! Ngon thật! Không ăn không được, không đủ dinh dưỡng.”
Khi tôi thực tập tại khoa ngoại, mỗi ngày tôi đều phải sử dụng dao mổ mấy lần. Mỗi lần giải phẫu, tôi đều phải cắt bỏ một số bộ phận hoặc một số phần của chúng trong cơ thể bệnh nhân, như cắt bỏ một phần dạ dày, cắt đi một khúc ruột, hoặc cắt bỏ túi mật, hoặc lấy tử cung đi, thậm chí cưa một chân, thậm chí dùng cưa điện mà cưa xương đầu gối…Y viện sẽ đem một số phần cắt nhỏ để gửi đi kiểm tra, các phần còn lại thì không dùng làm gì, giao cho người chuyên môn xử lý.
Một hôm, tôi về nhà bằng cổng sau của y viện thì gặp người chuyên môn xử lý ấy, anh ta mang một túi ni lông lớn, bên trong đựng các thứ được cắt ra từ thân thể người ta, như bao tử, ruột, mật… anh mang các thứ ấy mà ra cổng sau của y viện. Bên ngoài cổng sau của y viện chúng tôi có một quầy bán thịt heo, anh giơ cái bao ấy lên mà đi ngang qua trước quầy thịt, tôi thấy bỗng rợn người! Vì thật giống quá! Giả sử có người giở trò đùa đem dạ dày, ruột hoặc thận bị cắt của mình mà để vào quầy thịt heo kia, lẫn lộn với bao tử, ruột và các thứ nội tạng heo, thì có thể các người cũng nhận không ra, đó là chưa kể mua về mà khen ăn rất ngon!
Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh khuyên mọi người tránh việc ăn thịt chúng sinh
Khi học năm thứ hai ở Đại học Y, chúng tôi phải nghiên cứu môn “Nhân thể giải phẫu học”, rất nhiều bạn đồng học tự nhiên không dám ăn thịt, vì sao? Thịt động vật và thịt người giống nhau quá! Khi chúng tôi giải phẫu tử thi, rồi sau đó đến quán ăn, trông thấy thịt, cho dù ai đó lúc bình thường vẫn thích ăn thịt thì đều không muốn ăn, cảm thấy thịt ở đây có bề ngoài và mùi vị y hệt với thịt của tử thi trên bàn giải phẫu.
Nếu chúng ta bị cắt thịt thì chúng ta sẽ đến rợn người, nhưng khi ăn thịt bị cắt của động vật thì chúng ta lại bảo: “Thơm thật! Ngon thật! Không ăn không được, không đủ dinh dưỡng.” Điều này khiến tôi nghĩ đến bài thơ:
Chớ có xem thường mạng chúng sanh
Cũng là xương cốt thịt da thành
Đem chính thân mình mà tự hỏi
Ai chịu đem dao cắt thịt mình.
Chúng ta không nên cho rằng sinh mạng của chúng sinh là nhỏ nhặt không đáng nói đến, không đáng tôn trọng. Da thịt xương cốt của chúng sanh đều giống của chúng ta, biết đau đớn, chúng ta hãy đặt và địa vị mình mà tự hỏi: Có ai dám cầm dao tự cắt thịt của mình cho người ta ăn không?
Có lúc người ta thật kỳ quặc, giả như biết được ai đó bị bệnh thì cho dù là người thân cũng không dám dùng chén đũa của người bệnh, thậm chí còn sợ ăn đồ thừa, sợ ăn nhầm một chút nước miếng của người ấy. Lại nữa, khi ăn chung với người ta thì thường quan trọng hóa quá đáng “đũa anh muỗng tôi”, mọi người cho rằng như thế là “đúng pháp vệ sinh”. Nếu người thân bị ung nhọt, phần lớn người ta đều không dám kê miệng hút lấy máu mủ của người ấy.
Thế nhưng người ta lại bỏ vào mồm và nhai nuốt từng khối thi thể động vật mà người ta không biết chúng có mắc bệnh hay không, lại còn bỏ vào mồm nuốt nước thịt, nước máu (so với nước miếng thì nghiêm trọng hơn nhiều), rồi bảo ngon quá mà hoàn toàn không đắn đo. Thế phải chăng là phù hợp với “quan niệm vệ sinh” của mình đối với người? Có lẽ độ ng vật sạch sẽ khỏe mạnh hơn người chăng!
Nhiều người ban đêm không dám đến phòng giải phẫu tử thi, cũng không dám một mình đến kho đông lạnh Tang Nghi Quán, bảo là sợ tử thi, mà không biết là trong tủ lạnh của nhà mình nhiều tử thi hơn, lại có cả đầu bị cắt, chân bị cắt.
Cũng có nhiều người ban đêm không dám một mình đến mồ mả bảo là sợ quỉ lộng, không biết rằng bụng mình cũng đã từng là mồ mả, nhà quỉ, lại còn tùy tiện chôn cất mà không xem phong thủy. Trước đây có thầy Lâm Thế Mẫn là người rất vui vẻ, ông bảo chúng tôi: “Giả như các vị muốn khuyên người ta ăn chay, thì dứt khoát chớ nói: “Hộp cá anh ăn là quan tài của cá”, cũng chớ nói “Miếng dồi anh ăn, vốn là ruột chứa phân heo” (chắc hẳn nếu dùng “ống phân” mà chế biến thành thức ăn ngon thì anh sẽ không ăn thức ăn ấy) để khỏi khiến người ta phản cảm …Các đồng học cười vang nhà, cũng là trong tiếng cười mà giác tỉnh vậy…
Trích từ quyển Liên hoa hóa sanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm