Thứ sáu, 02/06/2023, 12:45 PM

Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh khuyên mọi người tránh việc ăn thịt chúng sinh

Lúc trước nghĩ những con vật là món ăn nên đâu có thương. Từ khi biết ăn chay rồi thì tình thương phát sinh. Chính tình thương này là tình thương của từ bi, của các bậc Hiền Thánh.

Lúc 10 tuổi, tôi thấy cảnh người ta đem con chim dồng dộc còn đang sống nhổ lông làm thịt. Từ đó trở đi, tự ăn chay một mình, trong khi mọi người trong nhà đều ăn mặn. Có người hỏi tại sao không ăn thịt? Tôi chỉ trả lời “Không ăn được! Vậy thôi!” Bởi vì, khi thấy đồ mặn là thấy cái khổ chết hiện lên. Cá thì bị đập đầu, xẻ bụng, đánh vẩy; gà vịt thì bị cắt cổ, nhổ lông. Từ khi ăn chay thì tâm mình thay đổi hẳn, thấy con gà, con vịt liền khởi lòng thương. Khi thấy nó bệnh hay bị thương nơi đâu thì đều để tâm chăm sóc.

Lúc trước chưa biết ăn chay, thấy mấy đứa bạn trong xóm cùng trang lứa như mình, khoảng 7 đến 10 tuổi, sắm giàng thun bắn chim thì mình cũng sắm, dù chưa biết bắn con gì. Đến khi ăn hay rồi thì bỏ giàng thun, thấy con vật thì lại thương. Và khi mấy đứa bạn bắn chim thì tôi liền tìm đất đá liệng làm động để nó bay đi. Thậm chí, thấy người ta rình bắt chó làm thì thì cũng cố tìm cách đuổi nó chạy đi, không sợ họ rầy, họ giận. Vì mình thương chúng nên tự phát ra hành động như vậy để bảo vệ sinh mạng chúng, không nỡ nhìn chúng bị cắt cổ mổ bụng.

Lời dạy của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh về cách nhất tâm, chuyển hóa vọng niệm

Cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh.

Cố Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh.

Do vậy, ăn chay rất tốt. Lúc trước nghĩ những con vật là món ăn nên đâu có thương. Từ khi biết ăn chay rồi thì tình thương phát sinh. Chính tình thương này là tình thương của từ bi, của các bậc Hiền Thánh.

Có người cho rằng: Ăn chay suy dinh dưỡng. Như tôi ăn chay từ lúc nhỏ, cho đến bây giờ sống đến 94 tuổi. Điều này chứng minh ăn chay không suy dinh dưỡng. Nhớ lại lúc tôi vào bệnh viện chữa bệnh mắt, bác sĩ bảo tôi ăn chay nên bệnh. Tôi nói: Bốn năm người nằm chung phòng có ai ăn chay không? Cả bệnh viện này, bao nhiêu bệnh nhân có mấy người ăn chay? Như vây, ăn chay bị bệnh là thiểu số, còn số ăn thịt bị bệnh là đa số. Sao không nói bệnh do ăn mặn mà ra? Nói đúng hơn, họ bênh vực chuyện ăn thịt cá, che đậy lỗi mình. Những lời nói ấu đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết sai lầm.

Đức Phật nói sát sinh là nghiệp nhân chính, nặng nhất tạo ra quả sinh tử luân hồi khổ của chúng sinh. Trong pháp Phật dạy: không sát sinh đứng đầu, còn muốn ăn thịt phải tránh ba điều:

1.Không thấy giết

2.Không nghe giết

3.Không nghi giết

Không nghi giết khó lắm! Đĩa cá, đĩa thịt để trước mặt, lại bảo không nghi người ta giết, điều đó không thể có được. Bởi vì, mình muốn ăn nên họ nấu, trước khi nấu phải ra chợ mua, rồi người đi bắt, đi giết để cung cấp cá thịt cho người mua, chỉ có thịt mà con thú ăn còn dư, mình đi dọc đường thấy đem về thì mới được.

Lúc ban đầu, Phật chỉ dạy không sát sinh chớ không cấm việc ăn thịt, vì cấm thì họ không dám đến, không dám đến thì không thể giáo hóa được. Nhưng về sau Phật cấm dứt hẳn, như trong kinh Phạm Võng nói: “Luận về người ăn thịt thì mất lòng từ bi, dứt giống Phật tánh. Người ăn thịt mắc vô lượng tội”. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Người chết làm dê, dê chết làm người, xoay vần vay trả không dừng nghỉ”.

Thế nên, chúng ta phải ăn chay, phóng sinh để cho nghiệp sát bớt đi. Có người nói: “Tôi không ăn, nhưng họ cũng bán đầy ngoài chợ". Nhưng nếu ngày nay, được nhiều người không ăn thịt cá thì ngày mai họ ít giết, vì bán ế. Còn ngày nay, nếu thêm nhiều người ăn thịt cá thì họ sẽ giết thêm; vì ngày nay họ bán đắt, thiếu thịt để bán. Tất cả những lời nói đó đều là ta kiến, nói chỉ bênh vực cái lỗi ham thích ăn thịt chúng sinh mà thôi.

Trích Hương Sen Vạn Đức. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm