“Rắn” trong giáo lý đạo Phật

Rắn bò đi, nếu gặp phải cây độc là nó tránh đi, trốn sang nơi khác. Bậc hành giả cũng vậy, phàm lúc tiến tu mà gặp bạn ác, bạn xấu hoặc gặp những pháp trược hạnh, nơi phát sinh cấu uế thì cũng phải tránh gấp để tự bảo vệ mình.

2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Trong văn hoá Ấn Độ cổ đại, Rắn được xem là một trong những biểu tượng lớn, đóng vai trò quan trọng với các truyền thống tôn giáo.

Nhìn về truyền thống xa xưa của Ấn Độ, con người tôn thờ một vị thần tên là Naga, được mô tả là sinh vật nửa người, nửa rắn, quyền năng to lớn. Vị thần này luôn được xuất hiện dưới vai trò bảo hộ cho con người, nguồn nước, sông ngòi, mùa màng.

Nhân dịp này, chúng ta cùng tìm hiểu về tính biểu tượng của loài rắn gắn liền với giáo lý Phật giáo, tinh thần được thể hiện qua đó như thế nào.

Phần I. Tính hình tượng của rắn

Ngay từ đạo cổ Ấn Độ, rắn đã được coi là có quyền năng rất lớn, hình tượng được thể hiện qua sự gắn kết giữa rắn và các vị thần Ấn Độ. Một vị thần được đặt tên là Naga - con rắn khổng lồ đã làm chiếc giường cho thần Vishnu (vị thần Bảo tồn), hay như rắn quấn quanh cổ của vị thần Shiva (thần Huỷ diệt).

Từ thời xưa, người Ấn Độ cổ đã quen với hình ảnh rắn xuất hiện bảo vệ, hỗ trợ các vị thần tối cao, và đến truyền thống Phật giáo cũng vậy. Rắn được đề cập trong nhiều bài kinh, trong sự bảo hộ, mà ở đó thể hiện được tinh thần của người dân Ấn cổ, đó là một người phát nguyện tu hành, đạt tới giác ngộ viên mãn sẽ được thiên nhiên hậu thuẫn, bảo vệ khỏi mọi tai ương.

“Rắn” trong giáo lý đạo Phật  1
Ảnh minh họa. 

2. Rắn thần bảo vệ cho đức Phật Thích ca Mâu ni

Trong Tiểu Bộ kinh, chương II, phẩm Mucalinda:

“Một thời Thế Tôn ở Uruvela, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Mucalinda, khi Ngài mới chứng Chính Ðẳng Giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn, trong bảy ngày ngồi thế kiết già, thọ hưởng lạc giải thoát. Lúc bấy giờ, một cơn giông tố lớn trái mùa khởi lên và trong bảy ngày, trời mưa gió lạnh, bầu trời u ám. Rồi thần rắn Mucalinda ra khỏi chỗ ở của mình, với thân cuốn vòng quanh bảy vòng thân của Thế Tôn, đứng thẳng, vươn cao các mang lớn trên đầu (Thế Tôn) với ý nghĩ: “Mong Thế Tôn khỏi lạnh! Mong Thế Tôn khỏi nóng! Mong Thế Tôn khỏi xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng, các loài bò sát.”.

Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy. Mucalinda, vua các loài rắn, sau khi biết trời đã sáng tỏ, mây đã được thoát đi, cởi mở thân mình khỏi thân Thế Tôn, biến dạng thân sắc của mình, hóa hiện thân sắc một thanh niên đứng trước mặt Thế Tôn, chắp tay đảnh lễ Thế Tôn.”.

Phần II. Rắn trong các bài kinh Phật giáo

1. Ứng dụng 3 đặc tính loài rắn vào tu hành

(1). Rắn bám sát đất để trườn, người tu bám sát cái “thực” để tu

Rắn bò bằng cái bụng, bao giờ cái bụng nó cũng tiếp giáp với đất, tiếp giáp vào điểm tựa để trườn lên, để bò đi.

Bậc hành giả cũng phải dùng trí tuệ để bò đi, để trườn đi, để lên đường. Nhưng bao giờ trí tuệ ấy cũng phải bám, phải tựa trên đất thực, đừng xa lìa cái thực, ấy là tam tướng tuệ: vô thường, khổ não và vô ngã.

(2). Rắn tránh cây độc, người tu tránh bạn xấu

Rắn bò đi, nếu gặp phải cây độc là nó tránh đi, trốn sang nơi khác.

Bậc hành giả cũng vậy, phàm lúc tiến tu mà gặp bạn ác, bạn xấu hoặc gặp những pháp trược hạnh, nơi phát sinh cấu uế thì cũng phải tránh gấp để tự bảo vệ mình.

(3). Rắn trốn đi sau khi tấn công kẻ thù, người tu buông bỏ hạnh xấu

Rắn khi tấn công được kẻ thù, có lợi thế, nó liền trốn tránh đi chỗ khác.

Bậc hành giả cũng vậy, khi đã dứt trừ được những tư tưởng xấu quấy rồi thì tránh đừng nên gặp những cái xấu ác ấy nữa, đừng để khởi trở lại nữa.

2. Rắn lột xác tượng trưng hình ảnh buông bỏ

Như loài rắn lột xác, lớp da cũ được rũ bỏ để loại bỏ những ký sinh trùng gây hại trên cơ thể. Người tu hành cũng vậy, phải biết ký sinh trùng trong tâm mình là gì, học cách “lột bỏ” chúng.

Người nhiếp phục  phẫn  nộ; người cắt đứt tham dục; người cắt đứt tham ái; người từ bỏ kiêu mạn; người làm tan biến những tầm, tư (tìm cầu, suy tư); người không đi quá trớn;  người không  hiện  hữu  tuỳ miên (mệt mỏi, uể oải); là người biết cách buông bỏ như loài rắn lột lớp da cũ.

3. Rắn như “học pháp”, lợi hay hại do người tu

(1). Nắm giữ sai pháp, như người cầm vào đuôi hay lưng con rắn

Ví như có một người thấy một con rắn, người đó cầm vào đuôi hay vào lưng con rắn. Như vậy, con rắn vẫn có thể cắn người đó bằng cách quay đầu trở lại.

Tương tự vậy, đó là người tu học pháp, không hiểu pháp, nắm giữ sai pháp.

Người nắm sai pháp là người đọc kinh, kệ tụng, nghe pháp, giải thuyết, nhưng không tự quán sát bằng trí tuệ, không tự làm minh bạch bằng trí tuệ.

Người nắm sai pháp là người đọc kinh, kệ tụng, nghe pháp, giải thuyết, chỉ vì lợi ích cá nhân muốn được cung kính, cúng dường, ưa thích tranh cãi, hơn thua.

Với người học pháp nhưng nắm giữ sai pháp, dẫn tới khổ đau như người bắt rắn nhưng bắt sai cách, dẫn tới bị cắn, dính độc.

(2). Nắm giữ đúng pháp, như người cầm vào đầu, cổ con rắn.

Ví như có một người thấy một con rắn, người đó cầm vào đầu, cổ con rắn. Con rắn không thể quay đầu cắn được người đó, tuy thân và đuôi nó tự do nhưng lại vô hại với con người.

Tương tự vậy, đó là người tu học pháp, hiểu pháp, biết cách nắm giữ pháp cho đúng, đưa đến lợi lạc.

Người nắm đúng pháp là người đọc kinh, kệ tụng, nghe pháp, giải thuyết, sau đó tự quán sát bằng trí tuệ, tự làm minh bạch bằng trí tuệ.

Người nắm đúng pháp là người đọc kinh, kệ tụng, nghe pháp, giải thuyết, vì lợi lạc giải thoát, vì lợi ích chúng sinh, không vì sự tư lợi của cung kính, cúng dường, không ưa  thích tranh cãi, không hơn thua.

Với người học pháp, nắm giữ đúng pháp, dẫn tới lợi lạc, an toàn như người bắt rắn, bắt đúng cách, không bị nguy hiểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikaya), kinh Tập Sutta Nipata, chương Một, phẩm Rắn Uragavagga, Dịch giả: Hoà thượng Thích Minh Châu.

2. Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikaya), chương Hai, phẩm Mucalinda, Dịch giả: Hoà thượng Thích Minh Châu.

3. Kinh MILINDA PANHA (Mi Tiên vấn đáp), Dịch giả: Hoà thượng Giới Nghiêm, NXB. Tôn Giáo, 2021.

4. Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya), kinh Ví dụ con rắn (Alagaddùpama sutta), Dịch giả: Hoà thượng Thích Minh Châu.

Theo Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Nghiên cứu 10:16 13/02/2025

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Tôn trọng và bảo vệ sự sống muôn loài trong kinh tạng Pãli

Nghiên cứu 08:34 13/02/2025

Phật giáo khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng sự sống của tất cả sinh vật và không gây hại đến môi trường. Trong thời đại ngày nay, những lời dạy này trở nên càng quan trọng hơn

Tìm hiểu kinh Di giáo

Nghiên cứu 16:13 11/02/2025

Kinh Di Giáo là lời dạy sau cùng của Đức Từ Phụ Thích-ca Mâu Ni, trước khi Ngài nhập Vô dư Niết-bàn, nhằm khuyến hóa chư Tỳ-khưu phải dứt khoát tư tưởng giữa hai lối sống: hoặc Tăng hoặc tục, hoặc Đạo hoặc đời, không nên nhập nhằng bắt cá hai tay sẽ mất hết “cả chì lẫn chài”, Đạo, đời đều hỏng.

Sáu mươi hai tà kiến được mô tả trong Kinh Phạm Võng

Nghiên cứu 15:15 11/02/2025

Kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ Kinh được kết tập từ rất sớm và trình bày tổng quát các học thuyết của những phái, những du sĩ ngoại đạo đương thời Đức Phật. Bằng tuệ tri của bậc Chánh giác, Đức Thế Tôn đã phản bác, chỉ rõ những sai lầm và nguy hại của những tà kiến ấy.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo