Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/01/2024, 10:38 AM

Rồng và tín ngưỡng

Trong mười hai con giáp, Rồng đứng vị trí thứ năm. Mười một con giáp khác là những con vật có thực trong cuộc sống. Chưa ai nhìn thấy rồng, thế nhưng không ai phủ định rồng.

Con rồng không có thực, nó không tồn tại một thực thể như cọp, mèo, trâu, ngựa, chó, gà , khỉ …. Nhưng nó tồn tại trong tâm thức mọi người. Khi nhắc đến rồng, người ta hiện ngay trong tâm trí mình một con vật linh thiêng, cao quý. Rồng đã đi vào tâm thức người Việt xuất phát từ cội nguồn dân tộc. Rồng đã đi theo suốt chiều dài hình thành lịch sử dân tộc. Rồng xuất hiện trong cuộc sống như một điềm lành. Rồng gắn liền với quyền uy của vua chúa. Rồng đã vào nơi thờ tự ở chùa chiền. Rồng luôn là con vật mà ai ai cũng ngưỡng mộ và hướng về với lòng kiêng nễ lẫn tự hào.

Con rồng trong dân gian gắn với cội nguồn nòi giống trong sự tích “con rồng cháu tiên”. Tổ tiên dân tộc Việt xuất phát từ Lạc Long Quân (vốn là rồng) lấy bà Âu Cơ (vốn là tiên). Bà Âu Cơ đẻ ra một bọc gồm trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo mẹ lên non. Năm mươi con theo cha xuống miền biển hình thành dòng giống dân tộc Việt. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương, trải qua mười tám đời Vua, nước Văn Lang ngày càng phát triển cho đến khi đất nước bị mất vào tay của Triệu Đà với sự tích “Trọng Thuỷ - Mỵ Châu”.

Qua gần một nghìn năm bị các triều đình phong kiến Trung Hoa cai trị, dân tộc Việt không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở đầu kỷ nguyên độc lập. Triều  Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê… mở mang bờ cõi, xây dựng và bảo vệ đất nước tự chủ. Hình tượng con rồng vẫn tồn tại và biến đổi tùy theo vận nước.

Ảnh tư liệu.

Ảnh tư liệu.

Thời Lý, hình tượng rồng được thể hiện mình thon thon dài, uốn lượn nhiều khúc nhỏ dần về phía đuôi, môi dưới có râu, môi trên có mào, sau gáy có bờm; chân móng sắc như móng chim tung bay giữa mây trời, thể hiện tâm hồn với ước mơ tự do, độc lập.

Thời Trần, hình tượng rồng được thể hiện đầu có thêm tai, cặp sừng, hình dáng đẫy đà, táo bạo, đầy sức sống với khí phách dân tộc ba lần chiến thắng giặc Nguyên, Mông.

Thời Hậu Lê, rồng được chọn làm biểu hiện của vua. Mặt vua là long nhan, áo của vua là long bào, giường vua nằm là long sàn , xe vua đi là long xa… chỉ có vua mới được sử dụng hình tượng rồng. Rồng cũng được xếp đầu bộ tứ linh gồm “Long-Lân-Quy-Phụng”. Rồng không còn gần gũi với người dân mà là quyền uy và xa cách.

Thời Nguyễn, rồng được thể hiện qua hình ảnh ẩn hiện trong mây. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau, mắt lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Rồng tượng trưng của uy quyền vua chúa có phần hung hãn, khác với nhận thức trong tâm khảm người dân bình thường. 

Rồng của dân gian biểu trưng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng, là sức mạnh của sự sống. Hình ảnh của rồng là hình ảnh vị thần phun nước làm mưa để dân cày ruộng, mang lại lúa gạo nuôi sống con người.

Rồng xuất hiện là thể hiện cái tốt đẹp, chân-thiện-mỹ. Hình tượng rồng Việt Nam ngậm viên châu trong miệng thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, sự uyên bác và tinh thần cao thượng. 

Hình tượng rồng có vị trí đặc biệt trong văn hoá và tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Rồng là biểu tượng của mưa thuận gió hoà, là tượng trưng cho sự tốt đẹp. Rồng được dân gian đưa vào nơi thờ tự. Có một điều lý thú là, trong các đình, chùa, miếu mạo, nơi thờ tự… người ta không thờ rồng như có nơi tôn tượng thờ ông Cọp ở sân đình. Ở nhiều nơi thờ tự, hình ảnh rồng luôn trong tư thế nằm chầu. Nghĩa là sẵn sàng để bảo vệ, che chở, phục vụ. Rồng uốn lượn trên mái đình. Rồng uốn cong theo cột xây chùa. Rồng nằm phục chầu bên tượng Phật. Đầu rồng nâng bước chân Phật Bà Quan Âm giữa sóng gió biển khơi… Phật Bà đứng uy nghi trên đầu rồng. Rồng xuất hiện cùng Phật bà mang lại sự bình an cho chúng sanh đang chìm đắm trong bể khổ luân hồi.

Trong kinh Phật, rồng xuất hiện trong Thiên Long Bát bộ gồm Trời, Rồng, Dạ Xoa, Cán Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia. Rồng là chúa tể các loài trong nước. Một lần, khi Phật đang nhập định thì trời giổng bão, mưa to gió lớn  một con rắn khổng lồ tên là Mucilinda cuộn thành một tàn lớn để che chở Đức Phật. Khi Đức Phật giảng kinh Diệu pháp Liên hoa, trong hàng nghìn nghìn đại chúng, thiên, nhơn, phi nhơn đến câu hội có tám vị vua rồng là Nan Đà Long Vương, Bạt Nan Đà Long Vương, Sa Da La Long Vương, Hoa Tu Cát Long Vương, Đức Xoa Ca Long Vương, A Na Bà Đạt Da Long Vương, Ma Na Tư Long Vương, Ưu Bát La Long Vương.

Về cuộc sống thực tế, những người sinh vào năm Thìn, tức năm rồng thường là người có tâm tính bộc trực, tốt bụng, có tâm đạo, biết thương yêu đồng loại, thường hay giúp người kém may mắn. Người tuổi Thìn có trí tuệ sáng suốt, thông minh, học đâu nhớ đó. Làm việc thường sắp xếp kế hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, tính tình thường hay cả nể, không hay tranh cãi, không mạnh dạn trong quyết định nên dễ bị đánh mất cơ hội tốt. Thời trẻ, người tuổi thìn chí thú trong học tập, kinh doanh. Khi lớn tuổi tâm đạo càng phát triển, tâm tính càng thuần thục, gần gũi Phật pháp, an dưỡng tâm hồn. Nếu mở rộng thêm tâm bố thí thì phước báu ngày càng thêm, cuộc sống về già an nhàn, tự tại. Tâm thanh tịnh giúp cho lòng trong sáng, trí tuệ sáng suốt, tạo nên hạnh lành, cuộc sống đầy đủ. Người Tuổi Thìn cần:                       

Nỗ lực, chớ phóng dật!

Hãy sống theo chánh hạnh;

Người chánh hạnh hưởng lạc,

Cả đời này, đời sau.

(Pháp Cú 167)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm