Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/02/2021, 16:00 PM

Rừng xanh vắng bóng mây từ

Trên con đường tâm linh, lắm lúc người ta làm đẹp lòng, đẹp trí nhau chẳng phải bằng vỏ bọc của sự am tường, tinh thông Thánh tạng mà xuất phát bởi những rung động trong đạo đức, nhân cách con người.

Cuộc sống đôi khi không cần quá nhiều những lý lẽ, suy tư để thật sự ngưỡng mộ, quy kính một ai đó. Vì thực tế, trên con đường tâm linh, lắm lúc người ta làm đẹp lòng, đẹp trí nhau chẳng phải bằng vỏ bọc của sự am tường, tinh thông Thánh tạng mà xuất phát bởi những rung động trong đạo đức, nhân cách con người. Và có lẽ, cố Ni trưởng thượng Huệ hạ Giác – Viện chủ, Tông trưởng Tông phong Tịnh Độ Non Bồng, cũng là một người được vạn người tôn kính trong ý nghĩa và thâm tình như thế. Với sự quý trọng ấy, hiếm ai tránh khỏi được sự bùi ngùi, tiếc thương khi từ nay bóng dáng Già (Ni trưởng Huệ Giác) đã chính thức khép lại sau 84 năm trụ thế, xuất gia tu học và hành đạo.

Được đến cung tiễn một bậc thạch trụ tòng lâm của Ni giới tỉnh Đồng Nai, cũng là bậc Tôn sư của những người bạn đồng học, đồng phạm hạnh, tôi không thể diễn tả hết cảm tưởng của mình về Già. Dẫu vậy, ít nhiều trong chặng đường học đạo, tôi cũng hữu duyên được Già sách tấn chí hướng học tập cùng TT. Thiện Quý, Ni sư Diệu Thắng, NS. Diệu Chí và NS. Hương Nhũ. Dấu ấn về Già vì thế lại gần gũi hơn trong những câu chuyện, những dự án “Nữ giới Phật giáo tiên phong, phủ trống đồi trọc bảo vệ môi trường” tại Tọa đàm Ni giới Đồng Nai năm 2018 – một mô hình kiểu mẫu về trồng rừng cần được nhân rộng trong nước và quốc tế vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Từ việc làm đó, Già không chỉ tạo nên điểm nhấn cho tinh thần nhập thế bi hùng của nữ giới Phật giáo Nam Bộ trong chặng đường hiện tại mà còn truyền cảm hứng cho Ni chúng nhiều thế hệ mai sau.

Cuộc sống đôi khi không cần quá nhiều những lý lẽ, suy tư để thật sự ngưỡng mộ, quy kính một ai đó.

Cuộc sống đôi khi không cần quá nhiều những lý lẽ, suy tư để thật sự ngưỡng mộ, quy kính một ai đó.

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác - Tông Trưởng Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

Ngoài ra, Già còn hoạt động tích cực trong các Phật sự như:

– Hoằng pháp, giáo dục Tăng Ni, Phật tử;

– Nghiên cứu học thuật, sáng tác thơ văn và ấn tống kinh sách;

– Trùng tu, vận động, kiến thiết nhiều công trình chùa, tháp, Phật học đường,…

– Mở rộng các hoạt động kinh tế nhà chùa, từ thiện xã hội,…

Đạo nghiệp của Già để lại là một di sản đồ sộ được đánh dấu trên nhiều phương diện, bao quát trong cái nhìn đa chiều, vô tiền khoáng hậu. Chỉ riêng nói đến trách nhiệm đối với Tông phong, Già đã mở mang và góp phần làm lớn mạnh sự tồn tại của một quần thể gồm 185 tự viện trên toàn quốc; 1.294 vị Tăng Ni với 1.550.000 tín đồ Phật tử trong và ngoài nước.

Sau những chặng đường dài vun vén cho Đạo pháp nở hoa, Già đã khép lại trang sử của mình trong hai từ chân quê và giản dị, qua sứ mạng trồng rừng và trồng người. Tán dương công đức của Già vì vậy không chỉ gói gọn trong những bằng khen đến từ Thủ tướng Chính phủ, các ban, ngành cấp quốc gia, mà hiện thực phải nói rằng: Người là nguyên khí, là bóng mát của Phật pháp Tịnh Độ Non Bồng, tự nguyện trang nghiêm thánh cảnh Tịnh Độ nhơn gian từ trong chiều sâu nhận thức và hành động. Đó là lý do mà không ít nhân sĩ trí thức ngưỡng mộ và tán thán đạo tâm về bậc chân tu khả kính của mình.

Nhất tâm đảnh lễ: Linh Sơn Đường Thượng, Từ Lâm Tế Gia Phổ, Tứ Thập Nhị Thế, Pháp húy thượng Lệ hạ Cưng, tự Hồng Hoa, hiệu Huệ Giác tân viên tịch Ni trưởng Giác linh.

Nhất tâm đảnh lễ: Linh Sơn Đường Thượng, Từ Lâm Tế Gia Phổ, Tứ Thập Nhị Thế, Pháp húy thượng Lệ hạ Cưng, tự Hồng Hoa, hiệu Huệ Giác tân viên tịch Ni trưởng Giác linh.

Thư cảm tạ tang lễ cố Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác (1937 - 2021)

Dưới những ngọn nến lung linh và hương trầm quyện tỏa của đêm sau cùng tiễn biệt Già, TS. Dương Hoàng Lộc (1) bộc bạch: “Trong tâm tôi cung kính Già như một vị Bồ tát thị hiện giữa đời thường. Nhiều lần gặp và trò chuyện với Già, tôi xem đó là phước duyên lớn của đời mình…” Đặc biệt, TS. Lê Thị Hằng Nga (2) cũng gửi điện phân ưu bày tỏ sự kính thương vô hạn về Già trong những lời lẽ hết đỗi giản đơn mà càng nghe càng sâu lắng: “Có những người con gặp hằng ngày, nhưng không để lại dấu ấn gì trong con khi người ấy đi xa. Nhưng có những người con chỉ gặp một vài giây phút ngắn ngủi, nhưng để lại dấu ấn trong con cả cuộc đời.”

Dẫu biết rằng, ngôn ngữ trần gian không thể nào chuyển tải hết thâm ý và đức độ cao sâu mà Già đã dày công cống hiến. Nhưng trước di ảnh và nhục thân Người, xin gói gém tất cả tâm tình bằng những lời lẽ đơn sơ, mộc mạc, để một lần nữa kính cẩn niệm ân bậc Thầy mô phạm, một tấm gương sáng trong sự nghiệp nhập thế độ sanh. Đồng kính lời sẻ chia nỗi mất mát, đau thương đến tất cả Tông môn, pháp quyến. Thành kính nguyện cầu giác linh Ni trưởng cao đăng Phật quốc và trong suối nguồn tâm linh diệu pháp, cầu mong Ni trưởng sớm hòa nhập vào đại ngã của vũ trụ, hội nhập Ta bà, tiếp tục vun bồi giáo dưỡng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Người về ngã bóng non ngàn

Linh Sơn pháp vũ Kiều Đàm chơn như

Ai màng Tịnh Độ phù hư

Rừng xanh khóc gọi mây từ mù khơi.

Nhất tâm đảnh lễ: Linh Sơn Đường Thượng, Từ Lâm Tế Gia Phổ, Tứ Thập Nhị Thế, Pháp húy thượng Lệ hạ Cưng, tự Hồng Hoa, hiệu Huệ Giác tân viên tịch Ni trưởng Giác linh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm