Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/01/2021, 15:30 PM

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác - Tông Trưởng Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng

Ni trưởng pháp húy Lệ Cưng, đạo hiệu Thích Nữ Huệ Giác, thế danh Nguyễn Thị Cưng, thuộc dòng thiền Lâm Tế thứ 42, là Trưởng tử của Đức Tôn Sư Hòa Thượng thượng Thiện hạ Phước, hiệu Nhựt Ý, thuộc dòng Lâm Tế thứ 41, biệt hiệu Đức Mẫu Trầu Bồng Lai – Tổ khai sáng môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng.

Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác:

_ Nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ VI;

– Nguyên Ủy viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VI, VII;

– Nguyên Phó Phân Ban Ni giới Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ V;

– Nguyên Cố vấn Phân Ban Ni giới Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VI;

– Nguyên Ủy viên Ủy ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ VI, VII;

– Nguyên Phó Ban Trị sự, Trưởng Ban Từ thiện XH GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VI;

– Nguyên Phó Phân Ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai;

– Nguyên Trưởng ban Bảo trợ Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai;

– Tông trưởng Liên tông Tịnh Độ Non Bồng;

– Viện chủ Quan Âm Tu Viện – Trụ trì Tổ đình Linh Sơn (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).

Cáo phó: Ni trưởng thượng Huệ hạ Giác viên tịch

I. Thân thế

Ni trưởng sinh năm Đinh Sửu, ngày mùng 2 tháng 6, tiết Tiểu thử, Lập thu,  (3 tháng 7 năm 1937) tại Ấp Chợ, Làng Tân Ba, Quận Tân Uyên, Tỉnh Biên Hòa, nay là Khu phố Tân Ba, Phường Thái Hòa, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương, trong một gia đình trung lưu gia giáo. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Ngưu - một nhà Nho thâm tín Phật pháp, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Bồng - một Phật tử thuần thành, quy y Tam bảo, có pháp danh Lệ Bồng. Song thân của Ni trưởng đều là hiền nhân, chuyên làm việc phước thiện, cứu người.

Ni trưởng là con út trong gia đình có 7 anh chị em. Người anh thứ năm là liệt sĩ Nguyễn Văn Ta hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ni trưởng thuở thiếu thời đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, nhân ái, thường nghe kệ pháp của Ngài Cao Minh Thiền Sư. Cụ Mã Sấm – nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Ba từng nhận xét: “Đây là người học trò phi thường, có những thiên phú rất đặc biệt, hay xuất kỳ bất ý thuyết giảng đạo lý”. Năm 1955, Ni trưởng quy y với Hòa thượng Trí Châu, húy Hồng Ân, pháp danh Lệ Cưng. Thời nữ sinh áo tím trường Gia Long, Ni trưởng vẫn hay xuất tâm kệ giúp người hướng thiện tu hành khiến quý thầy cô giáo trong trường rất ngưỡng mộ và trân trọng. Sau này bà Trần Thị Tỵ [ Bà Trần Thị Tỵ, bậc thầy lâu năm của trường nữ sinh Gia Long, có thâm niên giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Gia Long sau này là Trường PTTH Nguyễn thị Minh Khai 21 năm qua hai giai đoạn: 1965 – 1969 và 1975 – 1992. Bà từ trần ngày 23 tháng 12 Đinh Dậu (8/2/2018) hưởng thọ 89 tuổi trong sự thương tiếc của nhiều thế hệ học trò.] - vị Hiệu trưởng tài đức của Trường Gia Long đã tìm về Quan Âm Tu Viện xin quy y Tam Bảo với Ni Trưởng.

II. Thời kỳ xuất gia và học đạo

Tôn dung cố Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác.

Tôn dung cố Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác.

Năm 1956, đang là nữ sinh trường Gia Long, nhưng khi cơ duyên Phật Pháp đã đến, Ni Trưởng yết kiến Hòa Thượng tôn sư Thiện Phước tại chùa Long Sơn, xin học đạo với Ngài và được ban pháp hiệu Huệ Giác.

Năm 1958, sau thời gian thầm lặng hành đạo trên đất Trấn Biên, Hòa Thượng tôn sư về núi Dinh Bà Rịa. Tuy là một nữ sinh nhưng Ni trưởng cũng quyết chí theo thầy xuất gia tầm đạo. Cùng đi theo Ni Trưởng  còn có nhiều thân hữu trí thức.

Nguyện kham nhẫn tu hành nơi thâm sơn cùng cốc trên núi Dinh mà trong bài thơ “Tâm Tu Chí Đạo” của Ni Trưởng còn lưu dấu:

Dốc lòng xa lánh chốn phiền ba, Trỗi bước lên non mặc áo dà          

Sớm dạo rừng tùng ngâm Bát Nhã, Tối vào am vắng tụng Liên Hoa        

Mõ chuông vài món nơi bàn thạch, Kinh kệ đôi câu trước Phật Bà

Quyết chí tu hành cho đắc quả, Nguyện về Cực Lạc thấy Đi Đà.

Ni trưởng thế phát xuất gia ngày mồng 9 tháng giêng năm Mậu Tuất (1958).  Vốn mang chủng tử của một sứ giả Như Lai, tuy tuổi trẻ nhưng người đã thể hiện phẩm chất của bậc Ni lưu chí cả trượng phu, đem đạo vào đời để trang nghiêm thánh cảnh Tịnh độ nhân gian tại núi Dinh, nên được đồng đạo coi là nguyên khí của tông phong.

Năm 1965, sau khi thọ giới Sa Di Ni tại giới đàn Liên Tông tự, do HT.Thích Hồng Ảnh làm Hòa Thượng đàn đầu, Người được Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Tịnh Độ Tông cấp giấy phép hành đạo giảng kinh các miền Trung Nam nước Việt.

Ni Trưởng cũng được Tôn sư giao trách nhiệm thuyết giảng kinh pháp cho hơn 600 Tăng Ni chuyên tu tại tổ đình Linh Sơn núi Dinh. Với phạm hạnh thanh bạch, trí đức sáng ngời, Người luôn dùng những phương tiện thiện xảo giáo hoá quần sinh, Phật tử về tu tập ngày một đông, thế nên được Tôn sư ấn khả là người đệ tử tâm đắc.

Năm 1960, Ni Trưởng thành lập cô nhi viện Phước Lộc Thọ trên núi Dinh, nuôi dưỡng hơn 200 cô nhi và người già yếu neo đơn, nhiều thi kệ khuyến tu được ra đời từ đây.         

Làm người Phật tử Tây phương, Trên non dưới thế tuyết sương bền lòng.

Dù cho cực khổ mặn nồng, Chí tâm niệm Phật thoát vòng tử sanh.

Khuyên ai thiện trí khách lành, Hiền nhân quân tử tu hành đừng quên.            

Năm 1962, Ni Trưởng và hội đồng trưởng lão môn phong thành lập Phật học đường Tây Phương và trường trung tiểu học Lâm Tỳ Ni để đào tạo, giáo dưỡng 250 Tăng Ni sinh trong môn phái.

Năm 1965, Tổ đình và học đường bị chiến tranh tàn phá, toàn thể Tăng Ni sinh môn phái tản cư xuống núi và tạm trú tại nhiều chùa như Phổ Hiền Phật tự, Phổ Thiện Hoà (Bà Điểm), Tịnh xá Thắng Liên Hoa (Cù Lao), Nhứt Nguyên Bửu tự (Lái Thiêu). Tại các chùa này, Ni Trưởng và quý Trưởng lão môn phong vẫn tiếp tục chương trình giảng dạy giáo lý để sự tu học của Tăng Ni không bị gián đoạn.            

Năm 1966, Ni Trưởng thọ giới Thức Xoa Ma Na tại giới đàn Liên Tông tự, do Hòa Thượng Thích Huệ Chiếu làm Hòa Thượng đàn đầu.

Cũng năm này, Ni trưởng xin phép tôn sư khai khoá niệm Phật “Bá Nhựt Trì Danh”, từ mồng 8-8 âm lịch đến ngày Vía Đức Phật A Đi Đà 17-11 âm lịch. Truyền thống này vẫn được tông phong duy trì đến ngày nay.

Năm 1966, Quan Âm Tu Viện được hình thành, Ni Trưởng đã dời trường trung tiểu học Lâm Tỳ Ni từ tổ đình Linh Sơn về đây và giảng dạy Phật pháp cho hội chúng gần 400 vị, thành lập thư viện, tổ chức giảng pháp hàng tuần cho Tăng Ni và tín đồ Phật tử.

Năm 1967, Ni Trưởng thọ cụ túc và Bồ Tát giới tại Tổ đình Long Thiền (Biên Hoà - Đồng Nai) do Hòa Thượng Tăng Thống Phật Giáo Cổ truyền Thích Huệ Thành làm Hòa Thượng Đàn đầu. Cũng từ năm đó, Ni Trưởng chuyên giảng luật cho chư Ni tông phong tại các trụ xứ: Quan Âm Tu Viện, Tịnh Xá Thắng Liên Hoa và Linh Sơn Cổ tự.       

Năm 1968, Ni Trưởng cùng chư tôn Đức trưởng lão môn phong tổ chức đại hội lần l, kỷ niệm 10 năm thành lập Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng (1957 – 1967).

Năm 1975, đất nước thống nhất, ngoài công tác từ thiện tại cô nhi Phước Lộc Thọ, Ni Trưởng chuyên tâm tâm nâng cao chất lượng giảng dạy tại trường Phật học Lâm Tỳ Ni.

Năm 1978, cô nhi viện Phước Lộc Thọ giải tán theo chính sách chung, Ni Trưởng dành nhiều thời gian cho việc nhập thất, giảng dạy pháp môn Tịnh Độ và kinh điển Đại Thừa cho Tăng Ni môn phái và Phật tử khắp nơi.

Năm 1982, Hòa Thượng Phó pháp chủ Thích Huệ Thành mời Ni Trưởng chính thức tham gia công tác Giáo hội. Suốt 35 năm, Ni Trưởng đã thừa hành Phật sự với tư cách Uỷ viên Ban Trị Sự, trưởng ban Từ thiện và Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai các nhiệm kỳ III, IV, V, VI và VII.             

Năm 2007, Ni Trưởng được tấn phong hàng giáo phẩm tại Đại hội Phật Giáo toàn quốc lần thứ VI tại Hà Nội.       

Năm 2007-2012 (nhiệm kỳ VI) Ni Trưởng được cử làm Ủy viên HĐTS TW GHPGVN, Ủy viên Ban Từ thiện xã hội TWGHPGVN.

Năm 2009, Ni Trưởng được đề cử là phó Phân Ban Ni giới TW  chuyên trách Từ Thiện XH  khi Phân Ban Ni giới TW được tái lập.

Năm 2013, Ni Trưởng làm cố vấn PBNGTW nhiệm kỳ VII (2012-2017).

Câu chuyện trồng rừng

III. Thời kì hóa đạo

Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do đức Tôn sư thượng Thiện hạ Phước sáng lập, tu tập pháp môn Tịnh Độ, xiển dương chánh pháp Phật đà, trong dòng chảy của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Do đặc thù của môn phong có cả Tăng và Ni nên Ni trưởng đã đề cao tinh thần thượng tôn giới luật, Tăng và Ni tu tập đều có ngằn mé rõ ràng, nghiêm túc chấp hành nội quy Ban Tăng sự và các điều lệ của Môn Phong.

Đặc biệt, đối với Ni giới trong hệ phái, Người khuyến tấn tu hành phải tinh nghiêm giới luật, công quả, công phu, quên mình phụng sự như nuôi dạy cô nhi, chăm sóc người già, trồng rừng, làm rẫy, tịnh niệm cần chuyên như trong nhiều thi kệ:

Hãy lắng đọng tâm hồn người tu nữ, Giới hạnh trang nghiêm mát mẻ cõi lòng

Trải trần kiếp thân nương bể tục, Khổ nhọc nhằn lao lý chẳng hề than

Không bợn nhơ bụi hồng len lỏi, Hương ngạt ngào, hương đức hạnh toàn chơn.

Từ khi giáo hội Phật giáo Đồng Nai được thành lập, Ni trưởng thường được cung thỉnh vào ban chức sự các giới đàn với tư cách là Phó đàn chủ, Giáo thọ, A xà lê, Tôn chứng sư, thành viên ban giám khảo...  Ngoài ra, Ni trưởng là đàn đầu hòa thượng truyền giới cho các giới tử Ni trong những giới đàn sau:

Năm 2009: Ni trưởng là Hòa thượng đàn đầu truyền giới Sa di ni – Đại giới đàn Nguyên Thiều - Tổ đình Long Thiền, Tp. Biên Hòa.

Năm 2011: Ni trưởng là Hòa thượng đàn đầu truyền giới Thức Xoa ma na - Đại giới đàn Nguyên Thiều – Siêu Bạch  tại tổ đình Long Thiền, TP.Biên Hòa.

Năm 2013: Ni trưởng là Hòa thượng đàn đầu truyền giới Thức Xoa ma na - Đại giới đàn Minh Vật Nhất Tri tại chùa Tỉnh Hội, TP.Biên Hòa.

Năm 2015: Ni trưởng làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới Thức Xoa ma na - Đại giới đàn Thiện Khải tại chùa Tỉnh hội, TP. Biên Hòa.

Trong các mùa an cư kiết hạ, Ni trưởng là Phó thiền chủ, giảng sư, kiêm Bố tát sư trường hạ Ni của tỉnh Đồng Nai tổ chức tại chùa Đại Giác; đặc biệt, Quan Âm Tu viện là một trụ xứ có gần 150 vị Ni với hơn 100 tỳ kheo Ni nên giáo hội Đồng Nai cho phép tổ chức an cư kiết hạ tại trụ xứ từ nhiều năm qua. Với cương vị Thiền chủ hạ trường Ni của Quan Âm Tu Viện, Ni trưởng luôn sách tấn Ni giới cấm túc an cư, tu hành nghiêm mật. Hàng tuần Ni trưởng giảng dạy hạ trường một buổi chuyên về giới luật, một buổi dạy Kinh điển Đại thừa và các chuyên đề Tịnh Độ.

Hội đồng tông phong công cử Ni trưởng làm viện chủ kiêm trụ trì Quan Âm Tu Viện từ năm 1978 – 2019. Suốt 40 năm ở vai trò lãnh đạo một tông phong, trụ trì một tu viện mà trong đó có trên vị 200 Tăng Ni, điều hành cả một hệ phái trên ngàn tu sĩ và hàng chục vạn Phật tử, Ni trưởng đã hoàn thành các Phật sự làm rạng danh người con gái dòng họ Thích.

Do tuổi cao sức yếu, nên vào tháng giêng năm 2019, Ni trưởng và hội đồng tông phong đã thành lập Ban quản trị gồm 11 vị giáo phẩm Tăng Ni, trong đó, Hòa Thượng Giác Quang đảm nhận chức vụ Trụ trì tiếp tục điều hành Phật sự tại đây.

IV. Trước tác và dịch thuật

Ni Trưởng đã giảng dạy gần ngàn bài pháp thoại cho tu sĩ và cư sĩ tại gia. Nhiều lời dạy được ghi chép lại dưới dạng tác phẩm hay kệ pháp, được kết tập dưới các nhan đề:

Đồng Nai tiểu Trạch Nhất Minh Đăng, Pháp môn Tịnh Độ, Từ Bi Thuỷ Sám giảng luận, Quán Thế Âm Tín Luận giảng giải, Tịnh Độ Bảo Huấn, Kinh Thập Thiện diễn giảng. 38 pháp Hạnh Phúc giảng giải, Rừng Thơ Suối Nhạc (6 tập), Tây Phương Du Ký giảng giải, Di Đà yếu giải. 

Tái bản, ấn tống nhiều lần các tác phẩm để xiển dương pháp môn Tịnh Độ như Hương Quê Cực Lạc, Lá Thư Tịnh độ, Niệm Phật Thập Yếu, Pháp Sư Ấn Quang Gia Ngôn Lục, Tỳ ni Hương Nhũ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

 

IV. Giảng kinh và sáng tác 

Ni trưởng đã giảng dạy gần ngàn pháp thoại cho người xuất gia và tại gia, nhiều lời dạy còn ghi chép lại dưới dạng tác phẩm hay kệ pháp được kết tập lại dưới các nhan đề:

- Đồng Nai Tiểu Trạch Nhất Minh Đăng, Pháp Môn Tịnh Độ, Từ Bi Thủy Sám giảng luận,  Quan Thế Âm Tín Luận giảng giải, Tịnh Độ Bảo Huấn, Kinh Thập Thiện diễn giảng, 38 pháp Hạnh Phúc giảng giải, Rừng Thơ Suối Nhạc (6 tập), Tây phương Du Ký giảng giải, Di Đà yếu giải.

- Tái bản ấn tống nhiều lần các tác phẩm xiển dương pháp môn Tịnh Độ như Hương Quê Cực Lạc, Lá Thư tịnh Độ, Niệm Phật Thập yếu, Pháp Sư Ấn Quang Gia Ngôn Lục, Tỳ ni Hương Nhũ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ...

Cố Trưởng lão Thích Thanh Tứ - Hiện thân của Phật giáo nhập thế

V. Sự nghiệp trồng cây gây rừng 

Đứng trước sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, sập vỡ đê điều, thiên tai lũ lụt, hàng tỷ người không được tiếp cận nguồn nước sạch thì vấn đề sinh thái đang được cả thế giới quan tâm thế nên trồng cây xanh là một trong những vấn đề thiết yếu để bảo vệ trái đất và cuộc sống muôn loài. Với tâm nguyện làm đẹp danh lam thắng cảnh, làm thanh sạch môi trường, Ni Trưởng đã để lại dấu ấn cho đời với kỳ tích trồng ngàn hecta rừng.

Năm 1984, chính quyền tỉnh Đồng Nai chính thức giao cho Ni Trưởng nhiều khu đất từ Long Phước, Long Thành, trải dài đến núi Dinh xã Hội Bài huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với diện tích 350 hecta. Sau đó, Ni Trưởng vận động Tăng Ni môn phái mở rộng địa bàn trồng rừng ở Tà Thiết, Lộc Hưng, Lộc Khánh tỉnh Bình Phước, 200 hecta cây Thông ở Đơn Dương và Đức Trọng, 30 hecta Tràm và Quế ở Bảo Lộc, 200 hecta rừng và cây công nghiệp ở Datch.

Hình Ni Trưởng Huệ Giác Với Lãnh Đạo Tỉnh Đồng Nai, chụp năm 1984.

Hình Ni Trưởng Huệ Giác Với Lãnh Đạo Tỉnh Đồng Nai, chụp năm 1984.

Theo thống kê của Môn phong thì tổng diện tích rừng đang được bảo vệ là 907 hecta, trong đó có 50 hecta rừng phòng hộ với nhiều loại gỗ quí.

Ni Trưởng suốt cuộc đời đi gieo hạt mầm xanh tươi cho muôn loại, khai khẩn đất hoang, trồng cây xanh bảo vệ môi trường, làm đẹp danh lam thắng cảnh cho đất nước Việt Nam mà chính bản thân Ni Trưởng cũng là bóng đại thọ che mát cho hàng đệ tử Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

VI. Tuyên dương công đức 

Thời chiến tranh, ngoài việc cưu mang rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, Ni Trưởng còn che chở cho nhiều chiến sĩ tham gia cách mạng ẩn nấp trên vùng núi Dinh suốt nhiều năm trường, để giờ đây, các vị ấy trở thành nhân chứng sống.

Những công hạnh mà Ni Trưởng đã đóng góp cho Đạo pháp và dân tộc ấy, đã được Nước CHXHCN Việt Nam, Uỷ Ban Trung Ương MTTQVN tặng thưởng:

- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng III năm 2001.

- Huân chương lao động hạng III năm 2015.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2013.

- Huy hiệu Sao Vàng Đồng Nai năm 2008.

- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp đại đoàn kết của Uỷ Ban TW Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 2015.

- Huy chương vì sự nghiệp nhân đạo do Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.

- Huy chương vì sự đại đoàn kết dân tộc của Uỷ Ban TW MTTQVN năm 2016.

- Huy hiệu Trống đồng Đông Sơn của Thủ Tướng Chính Phủ năm 2016.

Là một trong những bậc Ni Lưu đức hạnh cống hiến trọn đời cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, Ni trưởng đã góp phần phụng sự đất nước từ những năm kháng chiến cứu nước, xây dựng đất nước và bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc. Ni trưởng suốt cuộc đời thể hiện phong thái một bậc chân sư nghiêm từ và giản dị, tâm từ bi, hạnh giải thoát thanh cao. Người đã giáo dưỡng và dìu dắt hàng trăm đệ tử trưởng thành, giữ vững đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội. Cả một cuộc đời bằng tâm đức, trí đức và tuệ đức, Ni trưởng đã xây dựng Tông phong đỉnh thịnh, làm xanh làm đẹp môi trường sinh thái, góp phần tạo nên những trang sử Phật giáo vàng son cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ni Trưởng mãn báo thân 84 tuổi đời, 54 tuổi đạo. Ngài đã viên tịch  lúc 07 giờ ngày mồng 9 tháng Chạp năm Canh Tý (ngày 21 tháng 01 năm 2021) tại Quan Âm Tu Viện, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Hoa đàm rơi rụng nhưng mãi ngát hương đạo hạnh thanh cao trên nhân thế!

Tiểu sử, hành trạng Thiền sư Hư Vân - người ‘hô mưa gọi gió’ làm Từ Hy Thái Hậu quỳ lạy

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm