Sắc tức thị không nghĩa là gì?
Đa số chúng ta đã nghe nhắc đến “sắc tức thị không, không tức thị sắc” nghĩa là sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.
Ý nghĩa bánh xe chuyển pháp luân
Nhưng nếu hiểu và lập luận là có cũng như không có, không có cũng như có, vậy là sống cũng như chết, chết cũng như sống, vậy ta đi chết hết ư? Ở nhà cũng như không ở, vậy chúng ta ra bụi ở hết ư? Đấy là một cách hiểu và lý luận sai lạc của những người chưa hiểu đạo.
Sơ lược về thâm nghĩa thì đây là câu nói trong Bát Nhã Tâm Kinh. Nếu đã nói đến Bát Nhã thì đấy là giáo lý tối thượng thừa của Phật giáo, không phải chỉ dựa vào một chút ít Phật Pháp sơ sài là hiểu được diệu lý bên trong. Bằng cớ là ba đời mười phương chư Phật nhờ thông đạt Bát Nhã mà có được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nói như thế không phải là chúng ta không thể nào hiểu được nghĩa lý của kinh Bát Nhã, mà là để cho chúng ta hiểu rằng, sắc tức thị không là nhìn từ cái nhìn của Tuệ Nhãn và Phật Nhãn, chứ không phải là nhìn bằng nhục nhãn của phàm phu.
Ý nghĩa pháp phương tiện và chân thật theo kinh Pháp hoa
Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”. Như vậy, sắc tức thị không là nói đến thật tướng của vạn pháp và đấy chính là vô tướng, cái tướng không của vạn pháp. Đến đây chắc có người thắc mắc sao lại là Vô Tướng, rõ ràng tôi thấy có nhà cửa, xe cộ, sông núi tại sao lại bảo là không? Xin thưa, nếu nhìn bằng nhục nhãn là như thế. Tuy nhiên, nếu truy nguyên ra nguồn gốc thì chẳng có cái gì là nhà cửa hay xe cộ gì cả. Vì sao thế? Vì những cái có hình tướng đó không có tự tánh chơn thật. Tất cả cũng do nhân duyên tạm bợ nương gá nhau mà thành. Hết duyên thì tan rã rồi trở về với cát bụi hư vô. Không có gì là tự thân riêng biệt của chính nó cả.
Vậy, nếu có vị nào hiểu được từ cái không mà do nhân duyên nương gá nhau để hợp lại thành cái có (ví dụ như là thân này, nhà cửa, xe cộ, sông núi) khi hết duyên mọi thứ tan rã, và từ cái có lại trở về với không, mỗi giây phút chúng ta đang sống thì cũng đồng nghĩa là chúng ta đang dần dần chết.... thì quý vị đã hiểu được ý nghĩa sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc là không, không là sắc. Câu nói “phiền não tức bồ đề” cũng là từ ý này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm