Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/04/2021, 09:18 AM

Ý nghĩa "Pháp uẩn" và con số 84.000

So với các thuật ngữ bắt đầu bằng con số 84.000 thì thuật ngữ “84.000 pháp uẩn” (八萬四千法蘊) được xem là có nhiều thuật ngữ tương đương nhất, như 84.000 pháp tựu, ( 八 萬四千法聚), 84.000 pháp tạng (八萬四千法藏), 84.000 giáo môn (八萬四千教門) và 84.000 pháp môn (八萬四千法門). Thuật ngữ “84.000 pháp môn” gây ngộ nhận nhiều nhất.

Theo kinh Thắng-man, chính pháp của Phật thì vô lượng, nhưng được bao hàm trong 84.000 pháp uẩn: “Nay tôi [Thắng-man] nương vào thần lực của đức Phật lại diễn thuyết về ý nghĩa rộng lớn của sự tiếp thu chính pháp”, Đức Phật liền dạy: “Hãy khéo diễn thuyết” Thắng-man bạch đức Phật rằng: “Tiếp thu chính pháp một cách rộng rãi thì có đến vô lượng, đạt được tất cả Phật pháp, bao gồm 84.000 pháp môn”.(1) Thực ra, trong nguyên tác Sanskrit, chỉ có khái niệm “Pháp uẩn” (S: dharmaskandha, C: 法蘊), chứ không có từ “pháp môn”.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Phúc Bảo (丁福保), pháp uẩn là khái niệm “chỉ chung cho tất cả giáo pháp được Phật giảng dạy. Giáo pháp hàm tàng đa nghĩa, nên gọi là “pháp tạng” ( 法 藏 ). Do tập hợp nhiều lời dạy nên gọi là “pháp uẩn”, con số lên đến 84.000”.(2) Theo Phật học Đại từ điển (佛學大辭典) của Đinh Phúc Bảo, 84.000 pháp môn còn được gọi là “bát vạn tứ thiên giáo môn” (八萬四千教門) tức 84.000 giáo môn(3). Kinh Tâm địa quán, quyển 7, không dùng từ “Pháp môn”, mà sử dụng khái niệm “tổng trì môn” (總持門) và cho rằng “84.000 tổng trì môn có khả năng kết thúc các chướng hoặc và tiêu trừ binh ma”(4). Theo ngữ cảnh này, khái niệm “tổng trì môn” đối lập với “hoặc chướng” (惑 障) và “ma chúng” (魔眾), vốn tượng trương cho phiền não (煩惱). Nói cách khác, “vì chúng sinh có 84.000 phiền não nên đức Phật thuyết giảng 84.000 pháp môn để đối trị”(5).

Khái niệm "Pháp uẩn" trong văn học Pali

Giáo pháp hàm tàng đa nghĩa, nên gọi là “pháp tạng” ( 法 藏 ). Do tập hợp nhiều lời dạy nên gọi là “pháp uẩn”, con số lên đến 84.000”.

Giáo pháp hàm tàng đa nghĩa, nên gọi là “pháp tạng” ( 法 藏 ). Do tập hợp nhiều lời dạy nên gọi là “pháp uẩn”, con số lên đến 84.000”.

Dẫn chứng trên cho thấy Phật giáo Trung Quốc đã đặt chữ “pháp môn” sau con số 84.000, nhằm ngụ ý rằng có nhiều cách, phương pháp hoặc con đường đạt đến chân lý của đức Phật, mà trên thực tế, các bài kinh được Phật giảng dạy đều xoay quanh nội dung của Bát chánh đạo.

Phẩm Tựa của kinh Pháp Hoa ghi rằng: “Pháp sư Diệu Quang này phụng trì tạng Phật pháp”(6), trong đó “tạng Phật pháp” (佛法藏) chỉ cho kho tàng Kinh điển của Phật, gồm toàn bộ giáo pháp của đức Phật. Phẩm Hiện Bảo Tháp, kinh  Pháp Hoa, có đề cập đến: “Thọ trì 84.000 pháp tạng và diễn giảng cho mọi người”(7).

Luận Câu-xá giải thích rằng sự có mặt của 80,000 pháp uẩn là nhằm trị liệu 80,000 phiền não của con người: “Có tôn giả cho rằng Như Lai đề cập đến 80,000 bộ pháp uẩn, mỗi pháp uẩn có 6,000 bài kệ, như Pháp uẩn túc luận có 6,000 bài kệ. Cũng có tôn giả cho rằng [con số 84.000] chỉ là pháp nghĩa được tuyên thuyết… Kỳ thật mà nói, các hữu tình được giáo hóa có 80,000 loại phiền não. Để trị liệu các phiền não này, Thế Tôn giảng 80,000 pháp uẩn”(8). Theo giải thích trên, mỗi pháp uẩn được hiểu như một tác phẩm Kinh có đến 6,000 bài kệ! Theo nghĩa này, chúng ta không thể tìm ra được số lượng các bài Kinh nhiều đến thế trong ba kho tàng Kinh điển Phật giáo.

Chọn pháp môn tu để giải thoát

So với các thuật ngữ bắt đầu bằng con số 84.000 thì thuật ngữ “84.000 pháp uẩn” (八萬四千法蘊) được xem là có nhiều thuật ngữ tương đương nhất, như 84.000 pháp tựu, ( 八 萬四千法聚), 84.000 pháp tạng (八萬四千法藏), 84.000 giáo môn (八萬四千教門) và 84.000 pháp môn (八萬四千法門). Thuật ngữ “84.000 pháp môn” gây ngộ nhận nhiều nhất.

So với các thuật ngữ bắt đầu bằng con số 84.000 thì thuật ngữ “84.000 pháp uẩn” (八萬四千法蘊) được xem là có nhiều thuật ngữ tương đương nhất, như 84.000 pháp tựu, ( 八 萬四千法聚), 84.000 pháp tạng (八萬四千法藏), 84.000 giáo môn (八萬四千教門) và 84.000 pháp môn (八萬四千法門). Thuật ngữ “84.000 pháp môn” gây ngộ nhận nhiều nhất.

Thực chất, như đã nêu trên, chỉ có 84.000 pháp uẩn, chứ không phải 84.000 pháp môn. Pháp uẩn có thể được hiểu là “một phần của Phật pháp” (a portion of the Norm) hay “bài pháp”, “bài giảng về chân lý”. Theo Từ điển Pali – English do hội Thánh điển Pali xuất bản (tr.338b), pháp uẩn có nghĩa là “các phần của chính pháp” hoặc “các đề tài chính pháp” (chẳng hạn, đạo đức, thiền định, trí tuệ, giải thoát)(9).

Cùng quan điểm nêu trên, các nhà biên tập Đại tạng kinh của đại học Mahidol, Thái Lan, dịch “pháp uẩn” là “chủ đề Phật pháp”, khi nhận xét về lời Phật dạy như sau: “Những lời dạy của đức Phật suốt 45 năm từ khi giác ngộ cho đến lúc nhập Niết-bàn được cho là bao gồm 84.000 chủ đề (dhammakkhand- ha), và các chủ đề chánh pháp này được tuyển chọn và sắp xếp trong kinh điển mà các Phật tử thường tôn kính cao nhất, được biết là ba kho tàng Phật điển (Tipitaka)”(10).

Học giả Đinh Phúc Bảo có khuynh hướng hiểu “pháp uẩn” là “bài kinh” (經典) khi cho rằng: “Chúng sinh có 84.000 bệnh phiền não nên đức Phật vì trị liệu chúng, tuyên giảng 84.000 bài kinh”(11).

Làm một bài toán nhân đơn giản, trong suốt 45 năm thuyết pháp của Phật, nếu mỗi ngày, đức Phật dạy 5 bài pháp (365 ngày x 45 năm x 5 bài pháp) thì ta có con số 82,125 bài giảng về chân lý của đức Phật (buddhavacana). Đối chiếu với Kinh tạng Pali, ta khó có thể tìm ra được số lượng 82,125 bài Kinh, ngoại trừ, ta tính trong phần lớn các trường hợp, mỗi bài kệ 4 câu là một bài Kinh ngắn.

Bốn thứ tâm của pháp môn niệm Phật

Con số 84.000 trong 84.000 pháp uẩn nên hiểu là “số nhiều” và dĩ nhiên là “rất nhiều” (a very great many), chứ không phải là con số thực 84.000.

Con số 84.000 trong 84.000 pháp uẩn nên hiểu là “số nhiều” và dĩ nhiên là “rất nhiều” (a very great many), chứ không phải là con số thực 84.000.

Tương tự, con số 2.000 pháp uẩn nêu hiểu là 2.000 lời dạy của các Thánh tăng trong Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ và một số bài Kinh/ kệ trong Trường bộ Kinh, Trung bộ Kinh, Tương ưng bộ kinh và Tăng chi bộ Kinh, nỗi trội nhất là các ngài Xá-lợi-phất (Sariputta), Mục-kiền-liên (Mog- gallana), Ca-chiên-diên (Kaccayana) và A-nan (Ananda). Trong Kinh tạng Pali, chúng ta cũng không thể tìm ra được số lượng 2.000 bài Kinh của thánh tăng thời Phật, ngoại trừ, mỗi bài kệ 4-6 câu trong Trưởng lão tăng kệ và Trưởng lão ni kệ được tính là một bài kinh.

Từ đó, có thể thấy, con số 82.000 bài Kinh được Phật giảng và 2.000 bài Kinh được thánh tăng giảng chẳng qua chỉ là số ước lượng cho số nhiều, hoặc có thể được biên tập trong quá trình hình thành Tiểu bộ Kinh, vốn là tuyển tập 15 bộ Kinh chủ đề được ra đời muộn nhất so với các bộ thuộc Kinh tạng Pali.

Cũng cần lưu ý rằng trong văn hóa Ấn Độ cổ đại, con số chính xác không phải là điều quan trọng trong phép tính. Do đó, con số 84.000 trong 84.000 pháp uẩn nên hiểu là “số nhiều” và dĩ nhiên là “rất nhiều” (a very great many), chứ không phải là con số thực 84.000.

Chú thích:

1.  勝鬘經, 《大正藏第十二卷》: 「 我當承佛神力更復演說攝受正法廣大之義。佛言。便說。勝鬘白佛。攝受正法廣大義者。則是無量。得一切佛法攝八萬四千法門。」

2. Dẫn theo trang web sau đây: http://buddhaspace.org/dict/dfb/data/%25E6%25B3%2595%25E8%2597% 258F.html

3. Dẫn theo Từ điển Phật học sau đây: http://dictionary.buddhistdoor.com/word/134295/%E5%85%AB%E8%90%

AC%E5%9B%9B%E5%8D%83%E6%95%99%E9%96%80

4. Tâm địa quán kinh, thất: “Bát vạn tứ thiên tổng trì môn, năng trừ hoặc chướng, tiêu ma chúng”.《心地觀經七》:「八萬四千總持門,能除惑障銷魔眾。」

5. 丁福保: 《佛學大辭典》 : 「眾生有八萬四千之煩惱,故佛為之說八萬四千之法門。」

6. 法華經序品》:「此妙光法師奉持佛法藏。」

7.《法華經寶塔品》:「持八萬四千法藏,為人演說。」

8.《俱舍論一》:「有師言如來說八萬部法蘊經,一一法蘊有六千頌,如法蘊足論有六千頌。又有師說就所詮法義。。。然如實說,所化有情,有貪瞋等八萬煩惱,為對治之,世尊說八萬法蘊。」

9.  Pali English Dictionary, p.338b: Main portions or articles of the Dham- ma (siila, samaadhi, pa~n~naa, vimutti).

10. Nguyên văn tiếng Anh: “The words spoken by the Buddha over the mere 45 year period after his enlightenment until his final passing away (parinibbana) are said to cover 84,000 topics (dhammakkhandha), and these are collected and arranged in the scriptures that Buddhists revere most highly, known as the Tipi- taka”. Xem trang sau đây: http://www.mahidol.ac.th/budsir/preface.htm

11. 丁福保《佛學大辭典》: 「眾生有八萬四千煩惱之病,佛為退治之, 說八萬四千之經典。」Đinh Phúc Bảo, Phật học đại từ điển: “Chúng sinh hữu bát vạn tứ thiên phiền não chi bệnh, Phật vị thối trị chi, thuyết bát vạn thiên chi kinh điển”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm