Ý nghĩa của việc dâng cúng hoa
Cúng hoa trước tượng Phật tượng trưng cho việc tu nhân. Thế gian hay Phật pháp đều không rời nhân quả, đều dựa trên nền tảng của nhân quả. Đa số các loại hoa cùng có chung mục đích, đó là tỏa ra hương thơm.
Thấy hoa, chúng ta nghĩ ngay đến việc phải tu nhân thiện, làm những việc làm có ích cho mọi người, mọi loài. Có thế, tương lai chúng ta mới gặt hái quả tươi tốt. Trong cuộc sống hằng ngày, khi ứng xử, giao tiếp với mọi người, ta cần phải tỏa ra hương thơm của đức hạnh, phẩm chất, làm tấm gương sáng cho người noi theo.
Phật tử thường hay dâng cúng nhang đèn, bông hoa lên bàn thờ Phật như là một cách tôn kính và tưởng nhớ đến ân đức Tam bảo. Hương hoa, nhang đèn là phẩm vật không thể thiếu trong việc cúng dường. Khi nhang đèn cháy hết và những bông hoa héo tàn qua thời gian nhắc nhở tất cả chúng ta rằng cuộc sống này chỉ là phù du thoáng qua, tất cả đều sẽ biến hoại, cuộc sống vốn dĩ vô thường.
Tăng bảo phúc điền và lợi ích của cúng dàng
Tham, sân, si là nguồn gốc của sinh tử luân hồi. Chính vì chưa hiểu được Phật pháp, nên Phật tử thường đến chùa thắp nhang cầu chư Phật, Bồ-tát gia hộ cho việc làm ăn được phát tài, được mạnh khỏe. Nhưng mấy ai được như ý! Phải chăng Phật, Bồ-tát không linh, không gia hộ, không che chở cho mình và gia đình? Trong kinh, đức Phật dạy: “vạn pháp giai không, nhân quả bất không” (Tất cả pháp đều không chân thật, đều hư giả, chỉ có nhân quả là chân thật, đúng đắn). Nghĩa là, nhân quả của mỗi người thì tự mỗi người thọ nhận, chứ chư Phật, Bồ-tát không thể giúp được. Thiện nhân có thiện quả, ác nhân có ác báo, gieo gió nhất định gặp bão, ai ăn đấy no, ai tu đấy chứng, v.v…
Kinh Pháp cú, đức Phật dạy:
“Hương các loài hoa thơm
Không bay theo ngược gió
Hương người đức hạnh đó
Ngược gió bay muôn phương”.
2 bữa trai cúng dàng Đức Phật nhiều phúc báu nhất
“Hương người đức hạnh đó”, đức Phật dạy cho người xuất gia và tại gia chứ không riêng một đối tượng nào. Mỗi khi nhìn thấy hoa, chúng ta nên liên tưởng đến việc tu nhân tích đức bằng cách áp dụng lời Đức Phật chỉ dạy vào trong cuộc sống, dùng tâm từ bi, hỷ xả , yêu thương, chia sẻ, cảm thông đối với mọi người xung quanh. Nói như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “sống trong đời sống cần có một tấm lòng để gió cuốn đi”, 2 chữ tấm “tấm lòng” ở đây hàm ý phải chăng cố nhạc sĩ muốn nhắc nhở chúng ta cần có một trái tim yêu thương, chia sẻ.
Khi dâng cúng hoa với ý hiểu như vậy, ta mới không bị lạc vào mê tín, phúc đức mới tròn đầy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm