Cầu nguyện có thể thay đổi được nghiệp lực và hình tướng không?
Hỏi: Không biết vì nhân duyên gì mà gần 30 tuổi rồi, nhưng vóc dáng của tôi vẫn như một đứa trẻ chưa phát triển. Khổ đau, mặc cảm luôn dằn vặt trong tâm trí. Hơn một lần tôi muốn quyên sinh nhưng được quý thầy dạy bảo nên niệm Phật và sám hối.
Tôi đã nghe theo và sám hối thật nhiều cũng như niệm Phật thật khẩn thiết. Thế nhưng oái oăm thay, khổ đau vẫn hoàn khổ đau và mặc cảm cứ dày vò mặc cảm. Hiện tại tâm trạng của tôi rất tồi tệ và quay cuồng. Tôi xin kính hỏi, liệu có thể dùng lời nguyện cầu hay niệm Phật để có thể thay đổi hình tướng và nghiệp lực của mình hay không? Trong bối cảnh hiện tại, tôi phải làm gì để cho tâm trí trở nên thanh thản và cuộc sống bình an như bao người?
Đáp: Lời đầu tiên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn là cả một nỗi niềm ưu tư và trăn trở sâu sắc. Chúng tôi biết rằng, tất cả mọi lời anh ủi, động viên đối với bạn, bạn đã và đang nghe gần ba mươi năm sống ở cuộc đời. Nói như vậy để bạn thấy rằng những lời mà chúng tôi sắp nói ra đây phát xuất từ con tim đồng cảm và hơn hết là mong muốn bạn có một cái nhìn thật rõ ràng, thật chính xác về bối cảnh hiện tại, về dung mạo hiện tại của chính bạn.
Mặc dù điều kiện ngoại hình chưa phải là yếu tố quyết định, nhưng nếu như có một khuyết tật nào đó trên thân thể thì âu cũng là nơi tập trung tất cả những băn khoăn của chính bản thân ta. Theo chúng tôi, đó là biểu hiện tâm lý chung của mọi con người được gọi là bình thường. Ý thức được bản thân, nhận thức rõ về dung mạo, về hình dạng của chính mình là một trong những biểu hiện đầu tiên mang dấu ấn tích cực về tâm lý. Do đó, xét về phương diện tâm lý, thì bạn đã và đang có một tâm lý thật khỏe mạnh và bình thường như bao con người khác. Đây là một trong những thế mạnh, là nơi "bình thường" nhất trong đời sống hiện tại của bạn.
Như bạn đã biết, sống trên đời, ai không dệt cho mình những hoài bão, ước mơ. Cả bạn và chúng tôi đều đã và đang có những ước mơ chung và ước mơ riêng của chính mình. Ngay đó, bạn vẫn là một con người "bình thường" vì đã có những mơ mộng, có những ngước nhìn như chúng tôi. Nhưng có một điều bạn cần phải thấy, trong cuộc sống này có mấy ai hoàn toàn thỏa nguyện, dù đó chỉ là một mơ ước đơn giản và thậm chí là quá đỗi bình thường. Và nếu như, ước mơ đơn giản và thậm chí là quá đỗi bình thường. Và nếu như, ước mơ của một con người chắp cánh bay xa thì không hẳn tất cả mọi người đều gục ngã trong đau khổ!
Bạn có biết, đâu đó trong cuộc sống này, vẫn có những mảnh đời, những kiếp người, hàng phút hàng giờ luôn phải đối diện và chống chọi với nỗi khổ đau, nhưng hầu như bất cứ ai trong số đó cũng biết trân trọng thân thể, mạng sống của chính mình. Những bệnh nhân đang mắc phải bệnh nan y đag đi vào giai đoạn cuối, nhưng sinh thể đang sống nhờ vào phương tiện trợ lực của máy móc, thuốc men; trong cnác trường hợp này, nhưng sinh hoạt thường nhật như uống ăn, tắm rửa, nghỉ ngơi là cả một trường đoạn đau khổ. Nếu có dịp tham quan một vài trại mồ côi, những bệnh viện, những trung tâm chấn thương chỉnh hình hay những dưỡng đường đâu đó, bạn sẽ phần nào thấy rõ một cuộc sống vật lý và tâm lý bình thường là cả một sự phi thường. Hiện tại, bạn đã có được hai ưu điểm tích cực - hai điều "bình thường" mà chúng tôi vừa nêu. Thế thì tại sao bạn không biết trân quý nó? Trong khi đó, có biết bao nhiêu người đang ước mơ dù chỉ có một điều bình thường mà thôi là đã thỏa nguyện lắm rồi! Khước từ cuộc sống là hành động tiêu cực vì đã phụ lòng người, phụ bạc chính bản thân ta và xa hơn nữa, nó dẫn đến những trầm luân, đau khổ trong những đời sống khác.
Tinh thần cầu nguyện của người Phật tử khi đi chùa
Bạn đã hết sức may mắn khi được gặp quý thầy, được học hỏi Phật pháp. Những lời dạy của quý thầy như sám hối và niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, tụng kinh cầu nguyện hàng ngày là những việc làm thiết thực. Trước mắt, những pháp hành đó tuy chưa trực tiếp hoán chuyển được hình tướng, nhưng tất yếu sẽ có một sự chuyển biến trong căn bản nghiệp lực của mỗi con người. Ở đây, hình tướng của một người, tâm tính của mỗi người sở dĩ sau khác nhau đó là do sự vận hành của nghiệp thức. Nếu như chủng tử nghiệp thức có một sự đổi thay thì tất yếu sẽ có những chuyển biến tương ứng trên hình tướng mà chúng ta đang thọ nhận. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần phải lưu ý, hình hài hôm nay mà chúng ta đang thọ nhận, là cả một quá trình tích tập lâu đời của biết bao chủng tử nghiệp thức. Với những nỗ lực hiện tại, tuy khó có thể trực tiếp thay đổi những gì mà ta đang nhận, nhưng ít nhất là đã có một sự chuyển biết trong âm thầm của dòng sóng nghiệp thức.
Một ý kiến sau cùng, bạn nên vận dụng pháp quán về những nỗi đau đã và đang cày xới trên thân xác của nhiều bệnh nhân mà chúng tôi đã đề cập, phải thấy rõ sự tự tin và niềm vui sống của những người mặc dù đang cận kề với cái chết. Và hơn hết, sự thành khẩn nguyện cầu là một trong những tiền đề dẫn đến sự gia hộ của chư Phật, Bồ tát và đó chính là cơ sở để bạn có được một cuộc sống bình an và thanh thản như bao người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Xem thêm