Thứ, 10/08/2020, 08:18 AM

Sáng 10/8, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Tính đến 6 giờ ngày 10/8, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19, tổng số giữ nguyên 841 ca.

Diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam

Tính đến 6 giờ ngày 10/8, Việt Nam giữ nguyên tổng số 841 ca mắc COVID-19, trong đó 317 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 384 ca.

Trong 12 giờ qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 182.267, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.139; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 28.408; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 148.720 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 9 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 37 ca; số ca tử vong: 11 ca, số ca điều trị khỏi: 395 ca.

bieu-do-sang-100820

Nhân mùa An cư 2020 nghĩ về COVID-19

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 10/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 19.996.238 ca, trong đó có 733.123 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 12.874.889 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm còn  64.939 ca và 6.388.226 ca đang điều trị tích cực.

Ngày 9/8, thế giới có 133 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 81 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong tại nhiều nước ghi nhận trong 1 ngày qua có giảm nhẹ, trừ Ấn Độ.

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (62.117 ca), Mỹ (43.273 ca), Brazil (22.053 ca) và Colombia (10.611 ca); trong khi đó Ấn Độ (1.013 ca), Mexico (695 ca), Brazil (506 ca) và Mỹ (474 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai, thứ ba. Nhiều nước đã quyết định lùi thời gian mở cửa nền kinh tế, đồng thời tái áp đặt các biện pháp giãn cách.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 ở gần Miami, Mỹ ngày 30/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 ở gần Miami, Mỹ ngày 30/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Châu Mỹ hiện là tâm dịch nghiêm trọng nhất thế giới. Riêng tại Mỹ, tổng số ca mắc bệnh đã vượt quá 5 triệu trường hợp. Khu vực Mỹ Latinh trở thành khu vực ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất với hơn 206.000 ca, chiếm gần 30% số ca tử vong trên thế giới.

Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với 5.194.868ca nhiễm và 165.557 ca tử vong do COVID-19. Như vậy, số người mắc COVID-19 được ghi nhận chính thức ở Mỹ đã vượt con số 5 triệu người.

Tại châu Á, chính quyền thành phố Tokyo của Nhật Bản đã ghi nhận thêm 331 ca nhiễm mới trong ngày 9/8. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, thành phố này có trên 300 ca nhiễm mới.

Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 9/8 ghi nhận thêm 72 ca nhiễm mới, trong đó 63 ca là lây nhiễm cộng đồng. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, số ca nhiễm trong ngày ở Hong Kong dưới mức 100 ca.

Theo Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Hong Kong (CHP), hơn một nửa số ca nhiễm mới (39 ca) liên quan đến các ca đã xác nhận trước đó, chủ yếu lây nhiễm trong gia đình hay bạn bè. Đến thời điểm này, tổng số ca nhiễm tại Hong Kong là 4.079 ca còn số ca tử vong là 51 ca.

Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 8/8, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 84.619 ca nhiễm, 4.634 ca tử vong và 79.168 ca khỏi bệnh.

‘Vắc-xin’ tinh thần đối trị làn sóng dịch Covid thứ 2

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại Milan, Italy, ngày 29/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại Milan, Italy, ngày 29/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tại Malaysia, giới chức y tế đã ghi nhận thêm 13 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 9.083 ca. Số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở mức 125 ca. Số bệnh nhân phục hồi đã tăng thêm 9 người lên 8.784 người, chiếm 96,7% tổng số ca nhiễm.

Tại Philippines, Bộ Y tế thông báo số ca nhiễm mới đã tăng thêm 3.109 ca lên tổng số 129.913 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 61 ca lên 2.270 ca. Số bệnh nhân phục hồi tăng thêm 654 người lên 67.673 người.

Tại Australia, giới chức y tế đã ghi nhận ngày có số ca tử vong trong một ngày cao nhất bởi COVID-19 với 17 ca tử vong. Tất cả những ca tử vong mới đều ở bang Victoria, nâng tổng số ca tử vong tại Australia kể từ đầu dịch lên 295 ca (trong đó 210 ca ở bang Victoria).

Trong 24 giờ qua, có thêm 404 ca nhiễm mới, nâng tổng ca nhiễm của nước này lên 21.084 ca. Đa số các ca nhiễm mới cũng ở bang trên (394 ca). Trước tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, Chính phủ Australia tiếp tục kêu gọi chính quyền các bang và vùng lãnh thổ kích thích kinh tế hơn nữa.

Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Heathrow ở London, Anh, ngày 10/7. Ảnh: AFP/TTXVN

Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Heathrow ở London, Anh, ngày 10/7. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu cho phép các công dân từ 11 quốc gia ngoài EU nhập cảnh, sau khi loại Maroc khỏi “danh sách an toàn” mới nhất liên quan đến dịch COVID-19.

Bắt đầu từ ngày 8/8, Hội đồng EU đã yêu cầu các quốc gia thành viên từng bước dỡ bỏ các quy định hạn chế đi lại đối với công dân Australia, Canada, Gruzia, Nhật Bản, New Zealand, Rwanda, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay. Cơ quan này cũng đề nghị cho phép công dân Trung Quốc đến EU dựa trên điều kiện "có đi có lại".

> Xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những bức ảnh ấn tượng báo động về môi trường năm 2024

Môi trường 14:04 23/12/2024

Chim cánh cụt thay đổi nơi làm tổ, Fiji ngập trong rác nhựa dạt từ nước khác, núi lửa phun trào sau 800 ngủ yên, người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán...là những hình ảnh các báo quốc tế bình chọn cho năm 2024.

Sài Gòn lạnh 20 độ C, người dân khoác áo ấm ra đường

Môi trường 10:31 23/12/2024

Sáng nay 23/12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.

Tôi yêu Đất mẹ

Môi trường 20:20 21/12/2024

Chỉ có tình thương mới có thể giúp ta biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi loài. Chỉ có tình thương mới cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Khi thấy được những đức hạnh và tài năng của Mẹ, thì ta sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa ta với Mẹ.

Sài Gòn lạnh, Đồng Nai 18 độ C

Môi trường 11:20 20/12/2024

Sáng 20/12, thời tiết các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM se lạnh, các nơi đều đồng loạt giảm nhiệt, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận tại Đồng Nai 18 độ C.

Xem thêm