Sát sanh là gì?
Theo Phật Học Tinh Yếu, sát sanh có năm tướng trạng: Cố tâm - Sanh mạng khác - Nghi tâm - Thân làm hoặc miệng bảo - Dùng phương tiện.
Theo Phật Học Tinh Yếu, sát sanh có năm tướng trạng:
Cố tâm.
Sanh mạng khác.
Nghi tâm.
Thân làm hoặc miệng bảo.
Dùng phương tiện.
1. Thế nào là Cố Tâm: Nếu có tâm giết hại, dù giết sanh mạng lớn nhỏ, cũng đều mang tội. Như vô tâm ngộ sát thì không thành tội. Nếu vô tâm giết mà thành tội thì bậc A-la-hán cũng không ưng đắc Niết-bàn. Bởi bậc A-la-hán, đã đoạn nhân thế gian, như vô tâm giết rồi bị đọa luân-hồi, thì không thành A-la-hán. Nhưng sự thật chẳng phải thế; vì nghĩa nầy nên biết vô tâm giết không thành tội sát.
2. Thế nào là Sanh Mạng Khác: Nói “sanh mạng khác”, tức không phải chính mình. Nếu giết sanh mạng khác mới đắc tội, còn tự sát thì không thành tội sát sanh.
3. Thế nào là Nghi Tâm: Nếu dùng nghi tâm mà giết hại, cũng mang tội sát, bởi kẻ ấy đã thiếu lòng từ bi.
4. Thế nào là Thân Làm Miệng Bảo: Tự mình giết, hoặc dùng tay chân, dao gậy, cung tên, thuốc độc, thư ếm, đã đành đắc tội. Như không tự giết mà bảo kẻ khác giết, nếu sự giết thành, người bảo liền mang tội sát.
5. Thế nào là Dùng Phương Tiện: Tuy thân không làm, miệng không bảo, nhưng khởi ý giết hại, dùng mưu mô phương tiện để đưa người đến chỗ chết, nếu kết quả thành cũng mang tội sát.
Đức Phật dạy rằng: “Các loài có mạng sống đều có thể là cha mẹ, thân quyến từ nhiều đời trước của chúng ta.” Mỗi kiếp sinh ra làm người, tất nhiên đều có cha mẹ, quyến thuộc. Từ vô thủy đến nay, nếu chúng ta thác sinh qua số kiếp nhiều như số cát một sông Hằng, ắt phải từng có số cha mẹ, thân bằng quyến thuộc của số kiếp nhiều như số cát một sông Hằng. Nếu thác sinh qua số kiếp nhiều như số cát trăm ngàn sông Hằng, ắt phải từng có số cha mẹ, thân bằng quyến thuộc của số kiếp nhiều như số cát trăm ngàn sông Hằng, lẽ nào có thể mê muội sát sanh bừa được sao?
Trong kinh Thập-Thiện-Nghiệp-Ðạo, Đức Phật bảo: “Nầy Long-vương! Nếu không sát sanh, tất được thành tựu mười pháp ly não. Mười pháp ấy là:
Bố thí vô úy cho tất cả chúng-sanh. Ðối với hữu-tình thường khởi lòng đại từ. Dứt hết tập khí giận hờn.Thân thường không bịnh.Thọ mạng lâu dài.Hằng được loài phi nhân thủ hộ.Giấc ngủ yên ổn không ác mộng.Giải trừ hết oán thù.Không sợ đọa vào ác đạo.Mạng chung sanh lên cõi trời.Ðó là mười pháp. Nếu đem công đức ấy hồi hướng quả Vô-thượng-bồ-đề, về sau khi thành Phật, sẽ được thọ mạng tùy tâm tự tại.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tin Phật trong ta
Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...
Tâm tưởng
Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.
Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng
Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.
Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh
Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.
Xem thêm