Sau khi quy y, con có cần mặc áo tràng khi đi chùa không?
Áo tràng là “pháp phục” của hàng cư sĩ, nhằm tề chỉnh uy nghi, giúp tăng thêm sự trang nghiêm, thanh tịnh và thăng hoa tâm linh. Hầu hết các Phật tử khi đến chùa tham dự các khóa lễ đều mặc áo tràng.
Trong buổi trả lời vấn đáp về ý nghĩa chiếc áo tràng, Thầy Thích Pháp Hòa có chia sẻ như sau: Sau khi quy y Tam Bảo mình chính thức trở thành Phật tử, để cho trang nghiêm thân tướng của một người Phật tử, cho nên chúng ta đã tạo ra một chiếc áo, gọi là áo tràng. Chữ “tràng” nghĩa là áo dài, phát âm từ chữ “trường”. Chúng ta mặc chiếc áo dài là để che đi thân tướng của mình, đôi khi mình mặc một bộ đồ bên trong không được kín đáo, mặc chiếc áo tràng vào sẽ làm trang nghiêm Pháp phục. Áo tràng có màu lam, màu của nhang khói hiền hòa, khi mặc áo tràng vào nhằm nhắc nhở chúng ta phải nhẫn nhục, đồng thời áo tràng cũng là phương tiện thúc liễm thân tâm.
Phật tử có được phép mặc áo tràng tay thụng?
Ngoài ra, việc mặc áo tràng khi vào chùa còn thể hiện sự bình đẳng, đồng thời hình thức khi tụng kinh là chúng ta không ngồi trên ghế, để trang nghiêm thân tướng khi ngồi tụng kinh, chúng ta mặc áo tràng, nhờ vạt áo tràng che thân tướng không đẹp khi ngồi của mình lại.
Áo tràng còn tượng trưng cho giới mà chúng ta đã thọ, vì chiếc áo tràng được thiết kế phía trước có hai vạt nối lại, bên trong có vạt ngắn, phía sau có thêm hai vạt nối nữa là năm vạt, năm vạt là tượng trưng cho năm giới mà chúng ta đã thọ. Cổ áo được cắt và may tròn trĩnh, bên trong có lót miếng vải vuông để nhắc nhở chúng ta là Phật tử phải sống cho vuông tròn.
Nói chung, áo tràng là “pháp phục” của hàng cư sĩ, nhằm tề chỉnh uy nghi, giúp tăng thêm sự trang nghiêm, thanh tịnh và thăng hoa tâm linh. Hầu hết các Phật tử khi đến chùa tham dự các khóa lễ đều mặc áo tràng.
“Áo này mặc, nút này gài
Thiện tâm gìn giữ, đêm ngày chẳng lơi”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm