Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/04/2022, 15:24 PM

Sáu thời là gì?

Trong bài “Ngày đêm an lành“, quý vị thấy có cụm từ " sáu thời đều an lành", nhiều vị Phật tử khi đọc nhưng không biết sáu thời là gì?

Trong bài “Ngày đêm an lành“, quý vị thấy có cụm từ này:

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời đều an lành,

Tất cả các thời đều an lành,

Xin đấng Từ Bi thường gia hộ.

Và nhiều vị Phật tử khi đọc, thấy sáu thời, nhưng không biết sáu thời là gì?

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu:

Chữ thời ở đây có nghĩa là thời gian. Trong các sinh hoạt ở chùa chiền, thiền viện thường chia thời gian một ngày một đêm ra làm sáu thời:

Ban ngày chia ra ba buổi là sớm bình minh, buổi trưa và buổi chiều hoàng hôn. Ban đêm chia ra là đầu đêm, nửa đêm và cuối đêm.

Sáu thời tương ứng với cách tính giờ hiện nay như sau: Đầu ngày (từ 6 giờ đến 10 giờ), giữa ngày (từ 10 giờ đến 14 giờ), cuối ngày (từ 14 giờ đến 18 giờ) và đầu đêm (từ 18 giờ đến 22 giờ), giữa đêm (từ 22 giờ đến 2 giờ), cuối đêm (từ 2 giờ đến 6 giờ).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người xuất gia trong sáu thời đó đều có công việc làm nhất định, chứ không phải ở không nhàn rỗi. Có thể là lên khóa lễ tụng niệm bái sám, hoặc là ngồi thiền, đọc kinh sách, hay làm các công việc chấp tác trong chùa và tu viện, tùy theo thời khóa biểu và sự phân công của người quản chúng.

Tuy nhiên với những vị tu hành, thì các thời dù là trong khóa lễ tu hành, hay ngoài công việc, thì các vị ấy cũng đều phải dụng công tu tập, đều phải nghiêm túc trì giới, giữ gìn các oai nghi tế hạnh... chứ không có lơi lỏng.

Còn đối với quý vị tu tại gia thì sáu thời trôi qua các vị làm gì nào ?

Với những vị tu tinh tấn, thì ngoài thời gian làm việc để kiếm thu nhập, họ luôn dành các thời gian rảnh còn lại trong ngày để tiến hành công phu tu tập, nghe pháp, xem kinh,… tập một lối sống như người xuất gia.

Đây là những vị tu tại gia rất đáng được khen ngợi, và khi tu tập như thế, thì họ cũng đang gieo nhân để sau này sẽ trở thành những vị xuất gia tu hành chân chính rồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vì sao tôi khổ?

Kiến thức 09:30 12/04/2024

Một số người hay than thân trách phận: Trời ơi sao số tôi nó khổ thế này. Thái độ đối với khổ đau là điều cần bàn. Hình như, phàm là con người thì ai cũng đã từng một lần than khổ.

“Tam luân không tịch”

Kiến thức 08:15 12/04/2024

Khi nhìn vào bản thân, mình thấy mình là con của bố mẹ. Nhưng mình cũng chính là bố mẹ. Tại vì bố mẹ và tất cả tổ tiên cũng ở trong mình. Mình không thể lấy bố mẹ, tổ tiên ra khỏi mình được, không thể tách rời được. Đi đâu đứa con cũng mang cha mẹ tổ tiên đi theo.

Tu học Phật là hành trình khai tâm, mở trí

Kiến thức 08:00 12/04/2024

Nếu ta đã có duyên với đạo thì đừng bỏ lỡ mất đại duyên, đại phúc này và phí hoài thời gian quí báu để chạy theo những hình sắc, âm thanh, ma mị, những bày vẻ, thêm thắt, bay nhảy mà mất đi cơ hội quí, mà đánh mất đi đường về với bản tâm thanh tịnh của chính mình.

Về 13 pháp tu Hạnh đầu đà

Kiến thức 15:56 11/04/2024

Hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để trợ duyên cho sự thoát ly khỏi tham dục, là phương tiện quý báu tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não trần cấu.

Xem thêm