Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/10/2020, 07:45 AM

Thời gian để tinh cần

Ngày mới bắt đầu, mỗi người đều có 24 giờ mỗi ngày và cứ thế trôi qua cho đến khi mặt trời xuống bóng. Nhiều người với nhiều bận rộn. Có người thì lo cho gia đình, có người lo cho công việc, còn chúng tôi những người tu sĩ, thì lại lo cho con đường tu học, con đường phụng sự Phật pháp.

Ai cũng siêng năng, tinh cần cho việc riêng của mình, nhưng không phải ai cũng có được thành công, hạnh phúc trong sự siêng năng đó.

Tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người khi còn làm ở bộ phận văn phòng của chùa. Người trẻ có, người già có, đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi. Khi được hỏi về việc học hỏi và tu tập Phật pháp thì ai cũng trả lời là mình bận nhiều công việc. Người trẻ thì công việc, học hành; người già thì trông nhà, trông cháu hoặc là nhà xa, sức khỏe yếu nên cũng không đến chùa tu học nhiều được.

Cơ hội chỉ đến có một lần và thời gian cũng không chờ đợi một ai.

Cơ hội chỉ đến có một lần và thời gian cũng không chờ đợi một ai.

"Nếu thế giới bị người ngoài hành tinh tấn công, chúng ta sẽ đoàn kết'

Cũng có người siêng năng tìm hiểu và tu học Phật pháp, nhưng thời gian cũng không duy trì được lâu. Lúc mới tu thì siêng năng hết mình, nhưng không có thời khóa cụ thể phù hợp với công việc và sức khỏe của bản thân, dẫn đến việc cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, và kết quả là không có nhiều an lạc trong sự tu tập của mình nên dần bỏ tu. Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương Năm Pháp, phẩm Triền Cái, bài kinh Thời Gian Để Tinh Cần, đức Phật dạy:

Này các Tỷ-kheo, có năm đúng thời này để tinh cần. Thế nào là năm?

1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo còn trẻ, niên thiếu, còn thanh niên, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong sơ kỳ tuổi đời. Này các Tỷ-kheo, đây là đúng thời thứ nhất để tinh cần.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ít bệnh, ít não, sự tiêu hóa được điều hòa, không quá lạnh, không quá nóng, trung bình, hợp với tinh tấn. Này các Tỷ-kheo, đây là đúng thời thứ hai để tinh cần.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ăn uống được đầy đủ, được mùa, đồ ăn khất thực kiếm được thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Này các Tỷ-kheo, đây là đúng thời thứ ba để tinh cần.

4. Lại nữa, này các Tỷ kheo, các thầy sống với nhau thuận hòa, thân hữu, không cãi lộn nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt ái kính. Này các Tỷ-kheo, đây là đúng thời thứ tư để tinh cần.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng hòa hợp, cùng nhau hòa hợp, không tranh luận nhau, sống thoải mái cùng chung một lời dạy. Này các Tỷ-kheo, giữa chúng Tăng hòa hợp, không có mắng nhiếc lẫn nhau, không có đấu khẩu lẫn nhau, không có kết tội lẫn nhau, không có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ở đây, những ai không có tịnh tín, tìm được tịnh tín, những ai có tịnh tín, được tăng trưởng nhiều hơn. Này các Tỷ-kheo, đây là đúng thời thứ năm để tinh cần.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm đúng thời để tinh cần.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đức tinh tấn trong tuổi trẻ

Lúc tôi còn là cư sĩ tại gia thì có quen một người. Gia cảnh và cuộc sống của anh có thể xem là hình mẫu lý tưởng mà nhiều người mơ ước. Anh tên là Mạnh, lúc đó cũng khoảng bốn mươi tuổi. Anh làm thợ điện của xã, sống với bố mẹ, một người vợ và hai đứa con. Công việc của anh hằng ngày cũng nhàn nhã, lương cũng đủ ăn. Vợ anh bán sách ở một nhà sách gần chợ, thu nhập khá ổn định.

Bỗng một buổi tối, anh chở cậu con trai đi ăn đêm và bị tai nạn giao thông. Anh tử vong còn cậu con trai thì bị gãy chân, phải cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Anh mất tất cả, mất gia đình, mất sự nghiệp và… mất cả mạng sống của chính mình mà chưa gieo được một chút nhân duyên giải thoát mặc dù nhà anh ở gần chùa. Gia đình có mời quý thầy về làm lễ cầu siêu cho anh. Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ là một hạt giống thiện pháp muộn màng của anh và gia đình. Lúc đó, anh có muốn học Phật pháp thì cũng đã muộn.

Thời gian đó, tôi là một cậu thanh niên, tuy đã biết đi chùa tụng kinh và có tâm nguyện xuất gia, nhưng sự hấp dẫn của những bộ phim kiếm hiệp và những cuộc vui chơi đã làm tôi lơ đi trong việc tu tập. Và chính cái chết của anh đã khiến tôi buông bỏ tất cả để siêng năng tu học, và quyết tâm xuất gia mà không còn do dự.

“Thời gian thì cứ dần trôi

Mà ta vẫn mãi lạc trôi theo đời

Sống như thuyền nhỏ chơi vơi

Giữa dòng sinh từ biết nơi nào dừng”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hiểu về hạnh tinh tấn trong đạo Phật

Hầu hết chúng ta không ai biết trân quý cơ hội khi chúng sắp hoặc đã trôi qua. Chúng ta bị cuốn theo dòng xoáy cuộc đời rồi cho đó là hạnh phúc mà không biết rằng, những công danh, lợi dưỡng đó có thể mang đến cho chúng ta chút niềm vui nhưng không phải là niềm vui bền lâu. Đó có thể sẽ là mầm mống của đau khổ, vì bản chất các pháp vốn là vô thường, giả tạm. Những thứ bên ngoài có thể thỏa mãn lòng ham muốn của bản thân, nhưng không mang đến sự bình an ở nội tâm mình. Bằng chứng là nhiều người sống trong cảnh giàu sang phú quý, nhưng vẫn luôn sống trong những bận rộn, bất an, lo lắng.

Tuy vậy, để có thể đạt được hiệu quả trong công việc cũng như tu tập, chúng ta cần có sự soi chiếu của pháp, ứng dụng theo con đường trung đạo để có thể cân bằng sự học hỏi Phật pháp và cuộc sống của mình.

Cơ hội không đến nhiều lần và thời gian cũng không chờ đợi một ai. Bởi vậy, những ai còn cơ hội tu học, xây dựng đời sống tâm linh, xây dựng con đường giải thoát thì phải mau thực hiện nó. Đừng để đến lúc công việc lôi kéo, thân thể mệt mỏi, tuổi già sức yếu, sinh tử cận kề mới lo cho mình thì lúc đó dù muốn cũng không còn kịp nữa. Tuy nhiên, để có thể thành công và hạnh phúc trong quá trình tu học, phải biết trân quý cơ hội và siêng năng thực hiện nó theo đúng chánh pháp như những lời đức Phật dạy. Được vậy, ta sẽ tránh được những tà kiến sai lầm, những mệt mỏi của thân tâm, có nhiều niềm vui và hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm