Thứ sáu, 02/08/2024, 06:41 AM

Sinh hoạt đạo Phật phải khế hợp với căn cơ con người

Nếu không khế hợp căn cơ con người, những sinh hoạt được mệnh danh là của đạo Phật chỉ có thể còn là những xác cũ không còn chứa đựng Phật chất.

Như chúng tôi đã trình bày trong phần trước, pháp mà mạt là do chúng ta đã không cố gắng thực hiện dòng sinh hoạt Phật chất ở bản thân và ở những hình thái sinh hoạt của xã hội chúng ta.

Chúng ta chỉ lo bảo tồn những hình thái sinh hoạt cũ không đáp ứng được với căn cơ của xã hội và do đó không thể hiện được những nguyên lý Phật học. Những nguyên lý ấy hết sức linh động, và ta chỉ có thể nói rằng những sinh hoạt nào muốn khế lý bao giờ cũng phải khế cơ. Vì sao?

Khế lý là để khế cơ. Mục đích của đạo Phật là phụng sự con người, nếu không khế hợp con người thì sao gọi là đạo Phật, sao gọi là khế hợp với chân lý đạo Phật?

Mà căn cơ của con người mới, của xã hội mới là những căn cơ hết sức phiền toái, phức tạp. Ai cũng nhận thấy rằng con người mới có những ao ước, những đòi hỏi, những thao thức... Nói tóm lại, những sinh hoạt tâm lý hết sức phiền tạp.

Con người mới lại sống trong một thời đại mới, một thế giới mới, một xã hội mới với những sinh hoạt kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn học... không còn giống gì với xã hội cũ cách đây hàng ngàn năm. Làm gì có thể khế cơ được (ít nhất là khế cơ một cách hoàn toàn) những hình thức sinh hoạt của hai ngàn năm trăm năm về trước?

Trong kinh có chép chuyện một vị Thiền sư vì lòng từ bi không muốn giẫm đạp lên các sinh vật cho nên mỗi khi đi đâu đều có cầm một cây chổi, quét một lát chổi, đặt một bước chân. Vào thời xưa, trong khung cảnh nên thơ của thôn làng, hành vi đó được nhận định là đẹp như một bài thơ nhân ái, nói lên được tâm niệm từ bi của một con người thấm nhuần đạo lý.

Nhưng giá bây giờ có một vị Tăng bắt chước làm y hệt như thế trên con đường của thành phố ta thử đoán xem quần chúng sẽ nghĩ như thế nào về vị Tăng đó? Quần chúng sẽ cho đó là một người điên [...].

Hành động đó đã không khế hợp với căn cơ của con người bây giờ (kể cả căn cơ của người chủ động), lại cũng không còn khế hợp với những nguyên lý Phật học, mà trái lại, có thể làm mai một các nguyên lý ấy nữa. Không khế lý, không khế cơ với con người, những lề lối sinh hoạt như trên làm sao được gọi là đạo Phật và đã không phải là đạo Phật, tại sao chúng ta cố thủ chặt chẽ như thế?

Vậy thì sự xuất hiện của Đức Phật Di Lặc phải được nhận định như là một cuộc vận động mới để làm sống dậy dòng sinh hoạt Phật chất trong những sinh hoạt vừa khế hợp với căn cơ nhân loại, vừa khế hợp với những nguyên lý Phật giáo.

Nếu không khế hợp căn cơ con người, những sinh hoạt được mệnh danh là của đạo Phật chỉ có thể còn là những xác cũ không còn chứa đựng Phật chất; nếu không khế hợp với những nguyên lý Phật học, những sinh hoạt kia sẽ có thể chỉ là ma nghiệp phục vụ cho lòng dục vọng và óc u mê của ma vương, của chúng sinh.

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời. Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ.

7d21ac055f9dde30510c9da5ec6b7f7b

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm