Thứ, 15/01/2024, 10:27 AM

Thầy Thích Chân Pháp Khâm ra sách, tri ân Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 Cuốn sách 'Cơm sôi nhỏ lửa' của thầy Thích Chân Pháp Khâm đưa ra những lời khuyên về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày để đem lại hạnh phúc cho mình và cho người.

Thầy Thích Chân Pháp Khâm vừa tổ chức ra mắt hai cuốn sách mới vừa được ra mắt Cơm sôi nhỏ lửaRelaxation Revolution - Cách mạng liệu pháp thư giãn nhằm tri ân, vinh danh và thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) về những đóng góp của ông trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thân tâm.

Sách mới của Thầy Pháp Khâm viết và hiệu đính

Sách mới của Thầy Pháp Khâm viết và hiệu đính

Cuốn sách Cơm sôi nhỏ lửa của thầy Thích Chân Pháp Khâm (Phanbook cùng Nhà xuất bản Hồng Đức liên kết ấn hành) đưa ra những lời khuyên về cách ứng xử trong đời sống hàng ngày để đem lại hạnh phúc cho mình và cho người. Đó là suy nghĩ và kinh nghiệm hoằng pháp của tác giả qua những đề tài từ thực tiễn trong đời sống, gần gũi với độc giả.

Để trẻ em được sống hồn nhiên, định nghĩa tình yêu, ý nghĩa của sự cam kết lâu dài trong đời sống hôn nhân, làm sao để gia đình hạnh phúc êm ấm, giữ gìn thân tâm lành mạnh, bảo vệ môi trường… cùng nhiều vấn đề xã hội hiện đại quan tâm được thầy Thích Chân Pháp Khâm đề cập đến theo góc nhìn của đạo Phật, qua những ví dụ cụ thể cùng những lời khuyên hữu ích. 

Trong những bài viết, câu chuyện kể, thầy Thích Chân Pháp Khâm không xa rời những tư tưởng, những lời dạy của người thầy - thiền sư Thích Nhất Hạnh về đạo Phật, đó là: tứ vô lượng tâm - tình yêu đích thực, thương yêu theo phương pháp Bụt dạy; bốn sự thật mầu nhiệm được thiền sư Thích Nhất Hạnh giảng dạy, bắt đầu với sự thật là có hạnh phúc và con đường của hạnh phúc; nguồn gốc của đau khổ là tham, sân, si; quán chiếu về vô thường…

Qua đó, thầy Thích Chân Pháp Khâm muốn khẳng định: Hạnh phúc là điều có thật và ở trong tầm tay của chúng ta, có nắm được, giữ được hay không tùy thuộc vào cách nhìn cách ứng xử của mỗi người. Chúng ta nên sống với hiện thực, đừng ảo tưởng. Sai lầm và khó khăn trong cuộc sống là điều chúng ta không tránh khỏi. Hiểu biết và thương yêu sẽ chuyển hóa khó khăn thành những chất liệu xây dựng hạnh phúc.

Cuốn sách Cách mạng liệu pháp thư giãn của các tác giả: Herbert Benson, MD and William Proctor, JD; dịch giả Phong Du dịch, thầy Thích Chân Pháp Khâm cùng bác sĩ Phạm Thị Vân Ngọc hiệu đính, được Phanbook cùng NXB Lao Động liên kết ấn hành.

Trong cuốn sách, bác sĩ Herbert Benson đưa ra danh sách các bệnh về thân và tâm mà liệu pháp có thể chữa trị được như đau lưng, cao huyết áp, mất ngủ, buồn nôn, hiếm muộn, lo âu, trầm cảm... Theo bác sĩ Benson, liệu pháp thư giãn thuộc về một lĩnh vực y học mới - ngoài y học dùng thuốc và phẫu thuật - gọi là y học thân tâm. 

Trong lời bạt của cuốn sách, thầy Thích Chân Pháp Khâm kể lại thời gian ông còn là một cư sĩ đã được thực tập thiền buông thư do thiền sư Thích Nhất Hạnh năm 1989 tại Mỹ. Đó là năm đầu tiên Làng Mai đem thiền buông thư vào chương trình thực tập thường xuyên, và đích thân thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn để đào tạo và hướng dẫn thiền sinh. 

Dù viết sách hay trong những buổi pháp thoại, thầy Thích Chân Pháp Khâm luôn mong muốn lan tỏa những giá trị nhân văn của đạo Phật, đồng thời vinh danh người thầy của mình - thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thầy Thích Chân Pháp Khâm tại buổi ra mắt sách. Ảnh: Dân Việt

Thầy Thích Chân Pháp Khâm tại buổi ra mắt sách. Ảnh: Dân Việt

Được biết, Thầy Thích Chân Pháp Khâm là đệ tử tại gia của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ năm 1987 và đệ tử xuất gia từ năm 1998, tu học tại các tu viện Làng Mai ở Pháp và Hoa Kỳ. Từ năm 2005, trong vai trò thành viên giáo thọ Làng Mai tại châu Á, thầy Pháp Khâm đã giảng dạy nghệ thuật sống chánh niệm và giúp thành lập các cộng đồng tu tập tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)…

Thầy Pháp Khâm hiện là Viện trưởng Viện Phật học Ứng dụng châu Á và là Giám đốc Trung tâm Sức khỏe thân tâm Thở và Cười tại Hong Kong (Trung Quốc). Năm 2012, Thầy thiết lập Liệu pháp niệm sinh an lạc: Nếp sống an lành (Mindfulness Born Peace and Happiness: A Way of Wellbeing), ứng dụng chánh niệm và Tâm lý học Phật giáo vào ngành sức khỏe thân tâm, đặt biệt là lĩnh vực tâm lý trị liệu.

Nguồn VietNamNet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Thấu lẽ bồ đề, vào chính quả, dứt căn ma quỷ, rõ nguyên nhân”

Sách Phật giáo 08:23 03/01/2025

Hồi thứ hai là Hồi học đạo và hành đạo của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không đã học, bàn luận, và hành “Tam thừa giáo” và “Nhất thừa giáo” suốt bảy năm liền, như Ngô Thừa Ân giới thiệu:

Cây gậy cong còn hơn đứa con bất hiếu

Sách Phật giáo 09:09 01/01/2025

Vào một buổi sáng sớm tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, đức Phật mặc Tăng phục đến nước Xá Vệ khất thực, Ngài nhìn thấy một vị Bà La Môn tuổi đã rất lớn, thân thể suy yếu, cũng chống gậy cầm bát đi khất thực từng nhà, từng nhà một.

Tư tưởng Phật học và quan niệm nhân sinh trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 07:30 01/01/2025

Ở phần này, tác giả sẽ bàn về tư tưởng Phật học và các quan niệm về nhân sinh và xã hội của Ngô Thừa Ân biểu hiện qua Tây Du Ký qua các hồi truyện. Đầu tiên là hồi truyện “Gốc thiêng nẩy nở, nguồn rộng mở Tâm tánh tu trì, đạo sinh lớn”.

Các biểu tượng khác nhau về Phật học trong Tây Du Ký

Sách Phật giáo 14:33 31/12/2024

Ðọc Tây Du Ký chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng, biểu tượng hóa giáo lý Phật giáo. Chúng ta sẽ có dịp thích thú chia sẻ với các hứng khởi sáng tác của tác giả.

Xem thêm