Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/03/2020, 16:08 PM

Sinh thái học và tấm lòng của con người

Ngày nay chúng ta quan tâm rất nhiều đến ngoại giới, trong khi thờ ơ hoàn toàn với thế giới nội tâm. Chúng ta rất cần sự phát triển khoa học và vật chất để sinh tồn và gia tăng sự lợi ích và thịnh vượng chung, nhưng song song với nhu cầu đó, chúng ta cũng cần rất nhiều sự bình an tâm thức.

 > Môi trường sống trên chặng đường học đạo

Theo giáo lý đạo Phật, có sự tùy thuộc mật thiết lẫn nhau giữa môi trường thiên nhiên và các loài sinh vật sống trong môi trường đó. Một số bạn tôi vừa nói rằng, về cơ bản, bản chất con người có chút ít tính bạo động, nhưng tôi nói với họ tôi không đồng ý. Nếu chúng ta khảo sát những loài vật khác nhau, chẳng hạn như cọp hay sư tử, chúng ta biết rằng bản tính đã phú cho chúng răng nanh và móng vuốt. Những loài vật hiền từ, như hươu nai, thuần túy ăn cỏ thì dịu dàng hơn, có răng nhỏ hơn và không có móng vuốt. Từ cái nhìn này, chúng ta là loài người, có một bản chất không bạo động. Như đối với vấn đề tồn tại của con người thì loài người vốn có bản chất bất bạo động. Để tồn tại, chúng ta cần phải sống hợp quần. Không có người khác, thì đơn giản là ta không thể sống còn được, đó là luật tự nhiên. Do đó tôi tin một cách sâu sắc bản tính con người vốn là dịu dàng, tôi cảm thấy chúng ta không những nên duy trì tính dịu dàng, quan hệ hiền hòa với bạn hữu là loài người mà cũng là rất quan trọng cần phải trải rộng lòng hiền hòa đó đối với môi trường thiên nhiên nữa. Nói một cách đạo lý, chúng ta nên quan tâm đến toàn thể môi trường chung quanh.

Để thành công trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả là thiết lập một sự quân bình nội tại bên trong chính con người.

Để thành công trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả là thiết lập một sự quân bình nội tại bên trong chính con người.

Giáo dục Phật giáo với môi trường qua thuyết 'Duyên Sinh'

Đến đây lại có một quan niệm khác, không chỉ là vấn đề đạo đức mà là vấn đề sinh tồn của chính mình. Môi trường rất quan trọng không chỉ cho thế hệ nầy mà còn quan trọng đối với thế hệ tương lai.

Nếu chúng ta khai thác quá mức những lợi ích khác từ môi trường bây giờ, thì trong lâu dài, chính chúng ta sẽ chịu đau khổ và các điều kiện sống cũng sẽ thay đổi. Khi chúng thay đổi một cách thảm hại, thì kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi theo. Ngay cả sức khỏe thể chất của ta cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, nên đây không chỉ là vấn đề đạo đức, mà còn là vấn đề sinh tồn của chính chúng ta.

Do vậy, để thành công trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả là thiết lập một sự quân bình nội tại bên trong chính con người. Sự lạm dụng của mỗi người, có kết quả đe dọa như thế đối với cộng đồng nhân loại, đã phát sinh từ sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường. Tôi nghĩ là rất thiết yếu cần phải giúp đỡ mọi người hiểu biết về tầm quan trọng nầy. Chúng ta cần phải giáo dục cho mọi người biết rằng môi trường có một sự phát sinh trực tiếp cho lợi lạc của chúng ta.

Tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của lòng từ bi. Như tôi đã nói trước đây, dù ngay trong quan niệm ích kỷ của mình, các bạn vẫn cần đến người khác. Thế nên nếu bạn mở rộng sự quan tâm đến lợi lạc của người khác, chia xẻ đau khổ của người khác và giúp đỡ họ, thì rốt cục, các bạn cũng được lợi lạc. Nếu các bạn chỉ nghĩ đến mình và quên bẵng người khác, rốt cục các bạn sẽ bị thiệt thòi. Đó cũng là một điều như luật tự nhiên.

Nếu chúng ta khai thác quá mức những lợi ích khác từ môi trường bây giờ, thì trong lâu dài, chính chúng ta sẽ chịu đau khổ và các điều kiện sống cũng sẽ thay đổi. Khi chúng thay đổi một cách thảm hại, thì kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi theo.

Nếu chúng ta khai thác quá mức những lợi ích khác từ môi trường bây giờ, thì trong lâu dài, chính chúng ta sẽ chịu đau khổ và các điều kiện sống cũng sẽ thay đổi. Khi chúng thay đổi một cách thảm hại, thì kinh tế và nhiều thứ khác cũng thay đổi theo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Cùng nhau cam kết bảo vệ môi trường bền vững

Điều ấy hoàn toàn đơn giản: nếu các bạn không mỉm cười với mọi người, mà nhăn mặt khi thấy họ, thì họ cũng sẽ đáp lại tương tự. Phải không? Nếu các bạn cư xử với mọi người bằng một phong thái rất thân mật, cởi mở, thì họ cũng sẽ đối xử lại với mình như vậy. Mọi người đều muốn có bạn chứ không muốn có kẻ thù. Cách hay nhất để tạo nên bằng hữu là có một tấm lòng nhiệt thành, không phải chỉ là tiền hay quyền lực. Tình bạn có được do tiền và do quyền lực là điều hoàn toàn khác: đó không phải là tình bạn chân chính. Tình bạn chân thực phải thực sự là tình bạn xuất phát từ tấm lòng. Phải vậy không? Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng những tình bạn đến khi bạn có tiền và quyền thế thì đó không phải là tình bạn chân thực, đó chỉ là bạn của tiền và quyền thế, vì ngay khi tiền và quyền lực biến mất, những người bạn nầy cũng sẵn sàng ra đi. Họ không đáng tin chút nào.

Tình bạn chân thực gắn bó với các bạn dù bạn thành công hay bất hạnh, và luôn luôn chia xẻ với bạn nỗi buồn và phiền muộn. Cách để tạo được tình bạn như thế không phải bằng sự nóng giận, cũng chẳng phải nhờ có học hay thông minh, mà nhờ có được tấm lòng thánh thiện.

Suy xét sâu sắc hơn, nếu các bạn phải ích kỷ, thì hãy ích kỷ một cách khôn ngoan, đừng ích kỷ với một tâm lượng thiển cận. Vấn đề then chốt là ý thức về trách nhiệm với toàn thể cõi người, đó là cội nguồn đích thực của sức mạnh, cội nguồn đích thực của hạnh phúc. Nếu thế hệ chúng ta khai thác triệt để mọi thứ dùng được – như cây cối, nước, và khoáng sản – không chút lo lắng cho thế hệ mai sau, thế là chúng ta đã sai lầm, có phải vậy không? Nhưng nếu chúng ta có một ý thức chân chính về trách nhiệm đối với toàn thể như một động lực trọng tâm của chúng ta thì sự liên hệ của chúng ta với môi trường sẽ được quân bình, và sự liên hệ với láng giềng, với những người trong nước và ngoài nước cũng đều sẽ được cải thiện.

Tình bạn chân thực gắn bó với các bạn dù bạn thành công hay bất hạnh, và luôn luôn chia xẻ với bạn nỗi buồn và phiền muộn. Cách để tạo được tình bạn như thế không phải bằng sự nóng giận, cũng chẳng phải nhờ có học hay thông minh, mà nhờ có được tấm lòng thánh thiện.

Tình bạn chân thực gắn bó với các bạn dù bạn thành công hay bất hạnh, và luôn luôn chia xẻ với bạn nỗi buồn và phiền muộn. Cách để tạo được tình bạn như thế không phải bằng sự nóng giận, cũng chẳng phải nhờ có học hay thông minh, mà nhờ có được tấm lòng thánh thiện.

15 ý tưởng giảm thiểu rác thải nhựa bảo vệ môi trường

Vấn đề quan trọng khác là: Cái gì là ý thức? Cái gì là tấm lòng? Ở thế giới Tây phương, trong suốt một hay hai thế kỷ vừa qua đã có sự chú trọng rất lớn vào khoa học và kỹ thuật, là điều liên quan rất lớn với vấn đề. Ngày nay, một số nhà vật lý hạt nhân và các nhà thần kinh học nói rằng khi khảo sát các hạt tử (particles) bằng một phương pháp rất chi tiết, sẽ thấy có một lực ảnh hưởng về phía người quan sát, tức là cái biết. Cái biết nầy là gì? Câu trả lời đơn giản là: Con người, là nhà khoa học. Các nhà khoa học biết bằng cái gì? Bằng bộ não. Nhưng có đến hằng trăm triệu tế bào trong não, mà các khoa học gia phương Tây chỉ mới nhận ra được vài trăm tế bào mà thôi. Bây giờ, dù các bạn có gọi đó là tâm, não hay ý thức, thì vẫn có sự liên quan giữa tâm và não bộ và cũng là mối tương quan giữa tâm và vật. Tôi nghĩ điều ấy rất quan trọng. Tôi thấy có thể nên tổ chức vài cuộc thảo luận về triết học Đông phương và khoa học Tây phương trên cơ sở của sự liên hệ nầy.

Trong mọi hoàn cảnh, ngày nay con người chúng ta quan tâm rất nhiều đến ngoại giới, trong khi thờ ơ hoàn toàn với thế giới nội tâm. Chúng ta rất cần sự phát triển khoa học và vật chất để sinh tồn và gia tăng sự lợi ích và thịnh vượng chung, nhưng song song với nhu cầu đó, chúng ta cũng cần rất nhiều sự bình an tâm thức. Thế mà không một bác sĩ nào có thể chích cho các bạn một mũi thuốc để tạo sự bình an tâm thức, và không có một chợ nào bán sự bình an đó cho các bạn cả. Các bạn có thể mang hàng triệu triệu đôla đến siêu thị để mua bất kỳ thứ gì, nhưng nếu các bạn mang tiền đến đó để hỏi mua sự bình an tâm thức thì ta sẽ cười bạn ngay. Và nếu các bạn đến yêu cầu một bác sĩ điều trị cho bạn có được tâm bình an, thì bác sĩ chẳng giúp gì được cho bạn, ngoại trừ chỉ vài viên thuốc hoặc vài mũi thuốc tiêm vào để giảm cơn đau. Ngay cả các máy vi tính tinh vi cũng không đem đến tâm bình an cho các bạn. Tâm bình an chỉ được lưu hiện từ bản tâm mình. Mọi người đều muốn hạnh phúc, an lạc, nhưng nếu chúng ta so sánh sự an nhàn của bản thân, sự đau khổ của thân với niềm an lạc của tâm và nỗi đau tinh thần, chúng ta sẽ thấy cảnh giới tâm có ấn tượng hơn, hiệu quả hơn và siêu việt hơn.

Chúng ta rất cần sự phát triển khoa học và vật chất để sinh tồn và gia tăng sự lợi ích và thịnh vượng chung, nhưng song song với nhu cầu đó, chúng ta cũng cần rất nhiều sự bình an tâm thức.

Chúng ta rất cần sự phát triển khoa học và vật chất để sinh tồn và gia tăng sự lợi ích và thịnh vượng chung, nhưng song song với nhu cầu đó, chúng ta cũng cần rất nhiều sự bình an tâm thức.

Sự tương quan giữa đạo Phật và môi trường

Vậy nên rất xứng đáng khi ứng dụng một phương pháp nào đó để làm lớn mạnh sự bình an của tâm và để làm được việc ấy, điều quan trọng là phải có sự hiểu biết tường tận về tâm. Khi chúng ta nói về sự bảo dưỡng môi trường, là có liên quan đến rất nhiều vấn đề khác. Rốt ráo, sự quyết định là phải xuất phát từ bản tâm, từ tấm lòng của con người. Điểm then chốt là phải có ý thức chân chính về trách nhiệm đối với toàn thể mà nền tảng là lòng từ bi và trí tuệ trong sáng.

(Trích từ My Tibet  (Tây Tạng của tôi) – Berkeley 1990

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm