Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/06/2021, 10:47 AM

Sơ lược nguồn gốc lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời kỳ du nhập đến nay (II)

Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào những năm đầu Công nguyên, rồi sau đó mới truyền qua Trung Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam.

II. Nguồn gốc Trung tâm Luy Lâu

Trong lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo châu Á nói chung, Luy Lâu được coi là trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất trong ba trung tâm Phật giáo thời kỳ khởi thuỷ ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo khác là Trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành của người láng giềng Trung Quốc.

Khi đó, ở Luy Lâu có tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, mây, mưa, sấm ,chớp. Phật giáo Ấn Độ vào Việt Nam tìm cách hoà hợp với tín ngưỡng này, nên mới sinh ra truyền thuyết về Man Nương, là nguồn gốc để có hệ thống tín ngưỡng Tứ Pháp cho đến tận bây giờ… Gắn với truyền thuyết Man Nương ở vùng Dâu (Thuận Thành – Bắc Ninh), nghệ thuật và lễ hội Tứ Pháp hiện vẫn thịnh hành, tuy những lễ cầu đảo hô phong hoán vũ không còn nữa.

Nhưng phải đến thế kỷ XIII-XIV mới có di tích còn để lại đến nay. Trung tâm Luy Lâu, Phật giáo Việt Nam được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn và hình thành sớm nhất tại vùng Viễn Ðông.

Những dấu ấn trên con đường vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam

Trung tâm Luy Lâu

Trung tâm Luy Lâu

III. Trung tâm Luy Lâu thành lập sớm hơn trung tâm Lạc Dương và Bành Thành

Nhìn vào bản đồ nước Trung Hoa của nhà Hán đã cho chúng ta thấy rõ có hai con sông Dương Tử (Yangtze) và Hoàng Hà (Huang He, Yellow river). Tại đây có một trung tâm Phật giáo gọi là trung tâm Lạc Dương (Luoyang), ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam bên Trung Quốc và một trung tâm khác là Bành Thành (Pengcheng), thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay. Tại Việt Nam thì có một trung tâm tên là Luy Lâu, tọa lạc tại phía Đông Bắc Hà Nội, ngày nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Vào thời điểm đó Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo phồn thịnh, hơn hai trung tâm Bành Thành và Lạc Dương. Lý do là ở các trung tâm Lạc Dương và Bành Thành lúc đó chỉ có vài thầy và họ toàn là người Ấn Độ. Trong khi đó thì ở Luy Lâu của chúng ta có hàng trăm thầy người Giao Châu (Giao Chỉ).

Các học giả nghiên cứu ba trung tâm Phật giáo đời Hán đều đồng ývới nhau rằng chỉ có trung tâm Luy Lâu là chúng ta biết được nguồn gốc thành lập, còn hai trung tâm kia thì không ai quyết chắc được, không ai đồng ý được với nhau là nhờ đâu mà các trung tâm đó được tạo lập. Có những chi tiết trong Hậu Hán thư và cũng có những chi tiết trong sách Ngô chí chứng tỏ rằng trung tâm Lạc Dương là do trung tâm Bành Thành mà được tạo dựng.

Theo sự nghiên cứu của các học giả Trung Hoa như Hồ Thích16 thì con đường từ Luy Lâu đến Bành Thành có thể đi bằng đường thủy mà cũng có thể đi bằng đường bộ. Ông nói rằng có những vị tăng sĩ khởi hành từ Giao Châu đi tới Quảng Tây (tức Vũ Tây), rồi từ Quảng Tây đi tới Quảng Đông. Sau đó họ vượt đường núi để đến miền hạ lưu châu thổ sông Dương Tử, tức là đến Bành Thành.

Hậu Hán thư cũng có đoạn nhắc đến những chuyến đi này: “Quận Nhật Nam đem phẩm vật cống hiến Hán Đế bằng đường biển. Khương Tăng Hội là một vị tu sĩ dòng dõi người Khương Cư, sinh trưởng trên đất Giao Châu vào đầu thế kỷ thứ Ba, đã đi từ Giao Châu đến hạ lưu sông Dương Tử để truyền đạo”. Như vậy thì con đường mà Hồ Thích nói đến trên đây chính là con đường mà Thiền sư Khương Tăng Hội đã đi để vào nước Ngô dạy đạo.

Vậy trong ba trung tâm Phật giáo đời Hán vừa kể, trung tâm nào được thành lập sớm nhất? Hiện giờ chưa có câu trả lời dứt khoát. Nhưng đứng về nguồn gốc, chỉ có trung tâm Luy Lâu tại Giao Chỉ là ta biết chắc chắn do đâu mà được thành lập. Nguồn gốc của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành vẫn còn rất mờ. Có nhiều dữ kiện khiến cho chúng ta nghĩ trung tâm Luy Lâu được thành lập sớm nhất và trung tâm này đã làm bàn đạp cho sự thành lập các trung tâm Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa.

Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào những năm đầu Công nguyên, rồi sau đó mới truyền qua Trung Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam.

Khác với nhiều tư tưởng cho rằng Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Trung Quốc, nhưng nhiều nguồn sử liệu cho thấy Phật giáo Việt Nam truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào những năm đầu Công nguyên, rồi sau đó mới truyền qua Trung Quốc chứ không phải Phật giáo từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam.

IV. Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Đạo Phật truyền bá vào Việt Nam, đến nay đã trên 2000 năm và đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người Việt. Những quan điểm trong giáo lý, giáo luật,…của Phật giáo gần với đời sống tâm linh của người Việt, với những nét văn hoá Việt.

Trong khoảng thời gian dài đó, do sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, đạo Phật cũng trải qua một số bước phát triển và hình thành nên một số giai đoạn tương đối rõ rệt.

• Thứ nhất, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc

Trong quá trình phát triển, Phật giáo Việt Nam từ việc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đã chuyển sang chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc.

Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, Phật giáo Việt Nam tiếp nhận thêm những đoàn truyền giáo của Trung Quốc. Không bao lâu Phật giáo Bắc phương đã chiếm ưu thế và thay vị trí của Phật giáo Nam phương vốn có từ trước. Đồng thời sự ảnh hưởng đó còn được thể hiện qua việc ba tông phái chính của Trung Hoa cũng được truyền vào Việt Nam đó là Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông và qua một số tập tục như: tập tục đốt vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục cúng sao hạn, xin xăm, bói quẻ,… Vì thế Phật giáo Mật tông đã bao trùm mọi tín ngưỡng bình dân trong lòng nó tại Ấn Độ cũng như ở Giao Châu lúc bấy giờ. Riêng ở Giao Châu nước ta, khuynh hướng này rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian thờ phúc thần, nhiên thần, thờ Mẫu, tín ngưỡng vật linh… đồng thời phù hợp với phong tục của người Việt nên nó trở thành một yếu tố khá quan trọng trong sinh hoạt Thiền môn 17.

• Thứ hai, Phật giáo Việt Nam phát triển theo khuynh hướng Thiền.

Trong hoàn cảnh văn hoá giao lưu phức tạp, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ này phát triển theo khuynh hướng Thiền.

Theo Nguyễn Lang trong “Việt Nam Phật giáo sử luận” cho rằng Thiền học Việt Nam khởi đầu bởi Khương Tăng Hội vào đầu thế kỷ III. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng Thiền ở Việt Nam trở thành tông phái bắt đầu từ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 580, Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Giao Châu trú tại chùa Pháp Vân giảng dạy Phật pháp và lập ra dòng Thiền đầu tiên ở chùa Dâu. Từ đó dòng Thiền bắt đầu phát triển ở nước ta.

Những dấu ấn trên con đường vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam

Trong hoàn cảnh văn hoá giao lưu phức tạp, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ này phát triển theo khuynh hướng Thiền.

Trong hoàn cảnh văn hoá giao lưu phức tạp, Phật giáo Việt Nam ở thời kỳ này phát triển theo khuynh hướng Thiền.

Sang đến thế kỷ thứ IX, Phật giáo Việt Nam còn có thêm một mối giao lưu khác là Thiền tông Trung Quốc truyền sang với dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Thiền phái này mang đậm dấu ấn Thiền học Trung Hoa với tư tưởng chân lý ở ngay trong lòng mình, Phậttại tâm. Chân lýđó giúp con người có thể tu chứng trực tiếp, chứ không cần nắm bắt qua ngôn ngữ, văn tự. Thiền phái Vô Ngôn Thông chủ trương bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật.

Tóm lại, Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần đã phát triển trên cơ sở của ba mối giao lưu – tiếp biến bởi có 3 nguồn du nhập:

– Phật giáo Đại thừa với khuynh hướng Thiền học từ Nam Ấn trực tiếp truyền sang bằng đường biển từ cuối thế kỷ thứ I trước Công nguyên hoặc những năm đầu sau Công nguyên với kinh văn hệ Bát nhã;

– Thiền tông Ấn Độ truyền sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam với vai trò của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi vào thế kỷ thứ VI với tư tưởng vô trụ, siêu việt hữu – vô;

– Thiền tông Trung Quốc truyền vào Việt Nam với vai trò của ngài Vô Ngôn Thông vào thế kỷ thứ IX với pháp môn Đốn ngộ và tư tưởng Phật tại tâm.

• Thứ ba, với đặc điểm phần lớn người Việt Nam không biết chữ để nghiên cứu kinh điển Phật giáo cho nên Phật giáo Đại Thừa phát triển và chiếm ưu thế.

Điều này được thể hiện rõ khi ta xem xét những quan điểm trong sách “Lý Hoặc Luận” của Mâu Tử và trong các kinh mà Khương Tăng Hội đã dịch. “Trong bài tựa kinh “An ban thủ ý” Tăng Hội có viết: “An ban là đại thừa của chư Phật để tế độ chúng sinh… Ngoài ra ông còn dịch kinh “Tiểu phẩm bát nhã” (Bát thiên tụng bát nhã) là kinh điển căn bản và xuất hiện sớm nhất trong văn hệ Bát Nhã thuộc khuynh hướng Đại thừa”.

• Thứ tư, Phật giáo khi truyền vào Việt Nam đã được tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa.

• Thứ năm, Phật giáo bước đầu đã có sự hỗn dung với Nho giáo và Đạo giáo

• Thứ sáu, Phật giáo đã tích cực đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lăng và đồng hoá.

• Thứ bảy, Phật giáo trong thế kỷ XXI.

Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ

Để phát huy vai trò nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khẩu hiệu hiện đại hóa đất nước ở thế kỷ XXI hoàn toàn thích hợp với phương châm “Tri-túc-hành” trong đạo Phật, là biết dùng các phương thức sử dụng tài năng để soi xét, tìm hiểu.

Để phát huy vai trò nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khẩu hiệu hiện đại hóa đất nước ở thế kỷ XXI hoàn toàn thích hợp với phương châm “Tri-túc-hành” trong đạo Phật, là biết dùng các phương thức sử dụng tài năng để soi xét, tìm hiểu.

Đứng trước thách thức và cơ hội của sự hội nhập toàn cầu, Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng cần làm gì trước sự nhận định vượt thời gian của nhà bác học lỗi lạc người Đức ở thế kỷ XX: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một Tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn thiên nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ các điều kiện ấy.” Hay câu nhận định riêng về Phật giáo Việt Nam: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”. Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì với tinh thần thể nhập tùy duyên mà bất biến… để hóa giải cho việc phát triển nhưng thiếu tính bền vững, ở nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế và văn hóa… nhằm đáp ứng cho bước phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ở thế kỷ XXI.

Để phát huy vai trò nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khẩu hiệu hiện đại hóa đất nước ở thế kỷ XXI hoàn toàn thích hợp với phương châm “Tri-túc-hành” trong đạo Phật, là biết dùng các phương thức sử dụng tài năng để soi xét, tìm hiểu. Dùng lý trí để phán đoán sự vật mà không để tình cảm xen lẫn vào. Một trong bốn điểm của “Tứ nhiếp pháp” là người xuất gia hay tại gia làm tất cả mọi công việc hoằng pháp xét thấy có lợi cho bản thân và tập thể. Giai đoan đổi mới và hội nhập hiện nay là cơ hội tuyệt vời để áp dụng khái niệm “Tri hành hợp nhất” của Phật giáo. Bởi từ ngàn xưa Phật giáo có vai trò rất quan trọng đối với các sách lược nhằm “trị quốc, an dân bình thiên hạ” thông qua tinh thần “Bi-Trí-Dũng”. Nên được là một người tu sĩ Phật giáo Việt Nam là điều vinh dự lớn khi được kế thừa truyền thống quí giá của dân tộc.

Lan tỏa Phật pháp bằng cách đăng ký, thích và chia sẻ kênh Youtube Phật giáo Việt Nam

Tôn giáo của tương lai sẽ là một Tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.

Tôn giáo của tương lai sẽ là một Tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.

V. KẾT LUẬN

Việc Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho thấy Việt Nam có vị trí thuận lợi, là nơi giao thoa giữa nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Việc Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ở thời kỳ sơ khởi, được xác định qua các dữ kiện lịch sử của các nhân vật ở lại Việt Nam hoằng hóa, thì Phật giáo được truyền theo trục từ Ấn sang Hoa và ngược lại từ Hoa sang Ấn, mà Việt Nam thì ở chính giữa. Do đó người Việt Nam thời bấy giờ chắc chắn đã thu nhập tư tưởng Phật giáo của cả hai con đường vận chuyển tư tưởng nói trên.

Khi đạo Phật truyền vào làng xã, hòa vào văn hóa Việt Nam, thì làng xã không chỉ là một cộng đồng quần cư, một đơn vị hành chính mà còn là một cộng đồng tôn giáo. Chùa làng là điểm cố kết nhân tâm, là nơi khuyên bảo người dân sống theo đạo lý Phật giáo. Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa làng Việt. Hàng nghìn năm, dân ta có lúc mất nước nhưng không mất làng. Văn hóa làng – trong đó chứa nhiều “hàm lượng” văn hóa Phật giáo – vẫn tồn tại. Gắn bó với văn hóa làng, gắn bó với dân tộc Việt, đối phó với những chính sách hà khắc của ngoại xâm, các thiền sư Việt Nam đã hun đúc ý thức về một nền độc lập dân tộc. Phật giáo đã tạo nên tầng lớp trí thức tiêu biểu, với tinh thần nhập thế, gánh vác trách nhiệm trước dân tộc trong thời kỳ đầu gian nan xây nền độc lập (thế kỷ X) và họ đã hoàn thành sứ mệnh đó.

Trong Bảy giai đoạn phát triển của Phật giáo đã trình bày trên phản ánh được điều đó. Năm giai đoạn này được xây dựng cơ bản trên hai nền tảng tư tưởng, một là nền tư tưởng Phật giáo quyền năng và hai là tư tưởng tức tâm tức Phật. Hai nền tảng Phật giáo này hòa quyện với nhau, thấm sâu vào đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Và nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc, lấy sứ mệnh của dân tộc làm sứ mệnh của mình. Ðó là tính nhất quán của lịch sử Phật giáo Việt Nam, được biểu hiện qua những bước chuyển mình, đáp ứng yêu cầu của từng chặng đường lịch sử cụ thể, vì lợi ích chung của dân tộc.

Chú thích:

16. Nguyễn Lang, tài liệu đã dẫn, trang 138 139.

17. Từ tâm linh đến vấn nạn kinh tế, Nguyễn Văn Hóa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Tư liệu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Tư liệu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Xem thêm