Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/03/2020, 19:15 PM

Sư Bà Như Phụng vãng sanh lưu xá lợi

Được Phật A Di Đà gia hạn sống thêm 5 năm. Sư Bà Như Phụng thấy Phật, thấy cả cảnh giới Tây Phương Cực Lạc và được chết trong mùi thơm đúng như ước nguyện.

 > Pháp tu để vãng sanh Tây phương cực lạc

NHƯ Lai trưởng tử trụ Ta bà,

PHỤNG sự nhân quần dĩ lợi tha,

TÂY xứ phu tòa quy bỉ ngạn,

HƯNG Thiền châu kết độ hà sa,

NI đồ phổ nhuận Tôn Sư đức,

TRƯỞNG ấu đồng triêm pháp lục hòa,

MINH hiển từ tâm hành lục độ,

CẢNH huyền cao chiếu nhứt thiền gia.

Tháng 10 năm 2002, chúng tôi có việc phải về Việt Nam, trong thời gian mười ngày bên đó, chúng tôi được nghe quý Sư và Phật tử thường nhắc về hạnh tu của Sư Bà Như Phụng. Chúng tôi rất muốn được đến thăm Sư Bà nhưng vì lý do đặc biệt khiến chúng tôi không thể rời khỏi nhà. Sau khi trở về bên này, trong câu chuyện tham khảo ý kiến với Bác Tịnh Hải về vấn đề vãng sanh, chúng tôi có trình bày với bác rằng: “Dựa theo sách Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá Lợi của bác, cháu nghĩ tại Sa Đéc sẽ có hai vị cao tăng Ni sau này sẽ vãng sanh lưu Xá lợi”. Dự đoán ấy nay đã trở thành sự thật!

Thuở thiếu thời, Sư Bà thường xuyên lui tới chùa Tây Hưng, tụng kinh niệm Phật, công quả sớm hơm và quy y Tam Bảo.

Thuở thiếu thời, Sư Bà thường xuyên lui tới chùa Tây Hưng, tụng kinh niệm Phật, công quả sớm hơm và quy y Tam Bảo.

Sự màu nhiệm của xá lợi

Mấy tuần trước, chúng tôi được gia đình cho biết, Sư Bà Như Phụng đã thị tịch và để lại rất nhiều xá lợi. Chúng tôi liền báo tin cho Bác Tịnh Hải rõ, bác yêu cầu chúng tôi liên lạc về Sa Đéc để thu thập hình ảnh và bài tiểu sử của Sư Bà do liên hữu Thiện Thành gởi qua, chúng tôi đã liên lạc trực tiếp với Sư cô Thích nữ Như Hiền thuộc chùa Tây Hưng để xin thêm những chi tiết về công hạnh tu tập và trường hợp vãng sanh của Sư Bà.

Sư Bà Thích nữ Như Phụng tự Diệu Thành, pháp hiệu Giác Mỹ, sinh năm 1911 tại làng Tân Vĩnh Hòa, Quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Là đệ tử xuất gia của Hòa Thượng Thích Vạn Ân thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 41. Thân phụ là cụ Phạm Văn Lắm, người rất hiền hòa phúc hậu, thân mẫu là bà cụ Huỳnh Thị Trúc, một người mẹ đảm đang đức hạnh. Sư Bà là con thứ sáu trong gia đình có tám anh chị em và là chị của cố Ni Trưởng Thích nữ Như Lan, trụ trì chùa Thanh Thiền ở Sa Đéc và Ni Trưởng Thích nữ Như Hiếu, đương kiêm trụ trì chùa Tây Hưng. 

Thuở thiếu thời, Sư Bà thường xuyên lui tới chùa Tây Hưng, tụng kinh niệm Phật, công quả sớm hơm và quy y Tam Bảo. Càng ngày Sư Bà nhận thức sâu sắc về cuộc đời giả tạm, khổ nhiều hơn vui, từ đây chí xuất trần tu thiện pháp càng mãnh liệt. Khi duyên lành đã sẵn đủ, lại được sự chấp thuận của song thân, Sư Bà lên đường tầm sư học đạo. Năm 1929, lúc vừa tròn 19 tuổi, Sư Bà đến chùa Tây Hưng cầu Hòa Thượng Thích Vạn Ân xin được thế phát xuất gia tu học. Tháng 11 năm 1945, Hòa Thượng Bổn sư viên tịch, Sư Bà được giao phó trọng trách. 

Sư Bà kết chuỗi bo bo, mỗi hạt là một biến “A Di Đà Phật”, mỗi ngày kết hai tràng để tặng cho chúng sanh Phật tử, nguyện của Sư Bà là mong cho mọi người đều niệm Phật.

Sư Bà kết chuỗi bo bo, mỗi hạt là một biến “A Di Đà Phật”, mỗi ngày kết hai tràng để tặng cho chúng sanh Phật tử, nguyện của Sư Bà là mong cho mọi người đều niệm Phật.

Sư Bà chuyên tu theo pháp môn niệm Phật A Di Đà. Thuở ban đầu, ngay sau khi xuất gia, Sư Bà niệm Tam Thiên Phật, rồi Vạn Phật, Ngũ Bách, tụng Sám Hối Hồng Danh, nhưng về sau Sư Bà chỉ niệm thánh hiệu “A Di Đà Phật”. Ngay cả khi Sư Bà kết hạt chuỗi bo bo, mỗi hạt bo bo là một biến “A Di Đà Phật”.

Công phu niệm Phật của Sư Bà không bao giờ dãi đãi, thời khóa niệm Phật hàng ngày bắt đầu từ 2 đến 4 giờ sáng; 7 đến 9:30 giờ; 2 đến 4 giờ chiều; 5:30 đến 7 giờ tối. Sư Bà ngọ trai lúc 12 giờ trưa và sau đó tụng Kinh A Di Đà, việc này Sư Bà đã thực hành nghiêm chỉnh ngay từ lúc mới xuất gia.

Sư Bà đã niệm Phật miên mật như thế trong suốt thời gian dài làm cho chúng tôi nhớ đến lời dạy của Ngài Ngẫu Ích Trí Húc Đại Sư mà Hòa Thượng Minh Tâm đã ghi trong Lời Bạt của sách Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi: “Đời mạt pháp, ức vạn người tu hành, ít có một người đắc đạo. Chỉ còn nhờ phép Niệm Phật mới được độ thoát. Than ôi, nay chính là đời mạt pháp rồi mà bỏ pháp môn niệm Phật này thì còn pháp môn nào tu học được nữa”. Vì vậy trường hợp vãng sanh lưu lại Xá lợi của Sư Bà Như Phụng đối với hành giả chuyên tu theo pháp môn Niệm Phật chắc cũng không có gì ngạc nhiên. 

Ngoài công phu niệm Phật, Sư Bà đã thực hành hạnh của Bồ Tát mà ít có người làm được. Như trên đã nói, Sư Bà kết chuỗi bo bo, mỗi hạt là một biến “A Di Đà Phật”, mỗi ngày kết hai tràng để tặng cho chúng sanh Phật tử, nguyện của Sư Bà là mong cho mọi người đều niệm Phật. Sư Bà phát năm cầu nguyện khi thí chuỗi là: 

Cầu cho Phật tử dồi sào sức khỏe

Cầu cho người niệm Phật tài vật đầy đủ

Chí niệm thường tinh tấn

Thực hành hạnh nguyện Bồ Tát

Khi bỏ thân được vãng sanh Cực Lạc.

Làm sao để phân biệt được xá lợi Phật?

Năm 1964, Sư Bà lại nhập thất tịnh tu ba năm, tiếp tục nhứt tâm niệm Phật và tụng Kinh để hồi hướng cho ngôi Tam Bảo sung túc, huynh đệ tu hành tinh tấn, đàn na hưng thịnh.

Năm 1964, Sư Bà lại nhập thất tịnh tu ba năm, tiếp tục nhứt tâm niệm Phật và tụng Kinh để hồi hướng cho ngôi Tam Bảo sung túc, huynh đệ tu hành tinh tấn, đàn na hưng thịnh.

Ngày nay nhiều Phật tử ở hải ngoại có dịp về thăm lại chùa Tây Hưng vẫn thường nhớ đến những tràng chuỗi bằng hạt bo bo và ao ước có được xâu chuỗi như thế để tưởng Phật, niệm Phật.

Với tâm nguyện cứu độ chúng sanh, phát nguyện cầu siêu cho chư hương linh được siêu sanh lạc quốc, Sư Bà đã bỏ ra bốn năm trời, cứ vào mùa Thanh Minh, thường đến hết nghĩa trang này lại qua nghĩa địa khác để trì chú Tán Sa cho hương linh, mỗi phần mộ ba vòng. Năm 1948, Sư Bà cùng với Sư Bà viện chủ chùa Thiền Quang ở Sài Gòn tổ chức kỳ siêu, vớt vong bằng giàn Thủy Lục, trong đêm các Ngài tụng Kinh Địa Tạng, niệm Hồng danh “A Di Đà Phật” để hồi hướng cho chư hương linh.

Sau đó Sư Bà nhập thất ba năm. Trong thời kỳ nhập thất này, Sư Bà rất ít nói chuyện, thị giả hay Phật tử chỉ mang thức ăn vào thất rồi trở ra. Sư Bà chú tâm vào việc tụng Kinh niệm Phật để hồi hướng cho hương linh các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn.

Năm 1964, Sư Bà lại nhập thất tịnh tu ba năm, tiếp tục nhứt tâm niệm Phật và tụng Kinh để hồi hướng cho ngôi Tam Bảo sung túc, huynh đệ tu hành tinh tấn, đàn na hưng thịnh. Và trong suốt thời gian sau này, Sư Bà vẫn thường xuyên nhập thất niệm Phật. 

Năm vừa qua, thấy tuổi hạc đã cao, Sư Bà phát nguyện trước chư Phật: “Con nay đã trên 90 tuổi rồi sao lại chưa đi, nếu như thọ mạng chưa dứt, xin chư Phật cho con ở lại thế gian 5 năm nữa để con gieo trồng bo bo, kết chuỗi hầu khuyến khích Phật tử niệm Phật”. Mấy hôm sau, bên tai Sư Bà nghe có tiếng nói: “Thôi, mãn nguyện rồi, con nên đi đi”. Ở đây, Sư Bà xin thêm 5 năm nữa, chúng tôi vẫn thắc mắc, không rõ trước kia Sư Bà có nguyện gì nữa không, nếu là có thì có thể đã có sự cảm ứng đạo giao mà Sư Bà thường ít nói nên không ai biết được chăng?

Xá lợi lưu lại của Sư Bà Như Phụng.

Xá lợi lưu lại của Sư Bà Như Phụng.

Sư Cô Như Hiền có kể lại, là cách đây gần một năm, khi ngồi trước chánh điện niệm Phật, Sư Bà ngửi được mùi hương thơm phảng phất rất là dễ chịu và nhìn thấy được cảnh giới tốt đẹp với những thứ cỏ lạ đều đặn, thẳng tấp trên cát mịn màng, thoáng xa xa người người lui tới trong y phục đẹp, trang nhã và lịch sự nhưng Sư Bà chưa được vào cảnh giới đó. Bỗng chốc Sư Bà nhớ ra là mình đang niệm Phật và đang ngồi ở chánh điện.  

Những giờ phút sau cùng của đời người, trước khi được về với Phật, Sư Bà rất tỉnh táo, vui vẻ, hay hỏi han vuốt ve các Phật tử tới viếng thăm. Sanh tiền Sư Bà thường nguyện với Đức Phật A Di Đà, xin “được chết thơm”, xin đến lúc lâm chung được ra đi nhẹ nhàng, tinh thần minh mẫn. Nay nguyện của Sư Bà đã được thành tựu như ý. 

Sư Cô Như Hiền nhớ lại lần thân bệnh vào năm trước, đôi lúc Sư Bà còn kêu than đau đớn nhưng lần sau cùng này, Sư Bà không kêu rên hay than đau và luôn luôn giữ thế nằm nghiêng về phía tay phải, thế nằm của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi nhập diệt. 

Hơn chín mươi năm trụ thế, tấm thân ngũ uẩn được sử dụng để phụng sự Đạo pháp và chúng sanh đã hao mòn theo năm tháng, thân thế tuy mỏi mệt nhưng tinh thần luôn luôn trong sáng và tinh tấn niệm Phật. Khoảng bốn ngày trước khi vãng sanh, Sư Cô thị giả bạch thỉnh ý Sư Bà xin tụng bộ Kinh Đại Bi Đạo Tràng Sám Pháp – Lương Hoàng Sám để hồi hướng công đức cho Sư Bà, Ngài hoan hỷ chấp nhận, và thời gian này Sư Bà còn lên chánh điện để quan sát. Khi bộ Kinh được tụng đến quyển thứ bảy, qua phần Chú Vãng Sanh, đang tụng thời Sư Bà đã xả báo thân, thu thần viên tịch. Trong giây phút cận tử nghiệp này, Sư Bà vẫn còn nhép môi để niệm Phật, niệm thầm trong tư tưởng. Ngài ra đi với nét mặt hồng tươi khác lạ, da mặt căng thẳng và đầy nét hoan hỉ, trên tay vẫn còn cầm xâu chuỗi, cho đến lúc tay dũi thẳng ra xâu chuỗi mới rớt xuống một cách tự nhiên, nhẹ nhàng trước mặt quý Sư Cô. Lúc đó là 5 giờ chiều ngày mồng 8 tháng 9 năm Quý Mùi tức ngày 3 tháng 10 năm 2003. Nơi tịnh thất, trên chánh điện chùa Tây Hưng tiếng niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” vang lên. Sư Bà trụ thế 92 tuổi, hạ lạp trải qua 63 mùa an cư kiết hạ.  

Sư Bà Như Hiếu cho biết: “Sở cầu sở nguyện của Sư Bà Như Phụng đã được như ý nên Sư Bà đã trở về với Đức Từ Phụ A Di Đà Phật”.

Sư Bà Như Hiếu cho biết: “Sở cầu sở nguyện của Sư Bà Như Phụng đã được như ý nên Sư Bà đã trở về với Đức Từ Phụ A Di Đà Phật”.

Với hạnh nguyện lợi tha cao cả, Sư Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình một cách thầm lặng cho đời và đạo. Việc làm của Sư Bà tuy đơn giản nhưng nếu không có Bồ Đề tâm, không có Bồ Tát hạnh thì cũng không dễ gì làm được. Công đức và đạo hạnh của Sư Bà vẫn còn sống mãi trong lòng người con Phật, nhất là Ni giới và hàng Phật tử tại gia. Đặc biệt nhất vẫn là vô số xá lợi đủ màu mà Sư Bà đã lưu lại cho hậu thế, trong đó có 5 viên XÁ LỢI NGỌC. Theo lời Sư Cô Như Hiền, Sư Bà Như Hiếu chỉ giữ lại một số xá lợi như đã thấy trong hình để khuyến khích Phật tử tu hành niệm Phật, số còn lại được đem đi rải trên sông. 

Sư Cô Như Hiền còn cho biết, sau lễ trà tỳ tại lò hỏa táng Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh – Sài Gòn, Xá lợi được đem về thất để lựa trong tối hôm đó. Đến 2 giờ khuya, giờ mà Sư Bà bắt đầu cho ngày tu niệm Phật, Sư Cô thị giả nghe thấy có luồng gió mát với hương thơm ngào ngạt giống như hương thơm của hoa sứ (ngọc lan). Mùi thơm này lưu lại cho đến mười phút. 

Sư Bà Như Hiếu cho biết: “Sở cầu sở nguyện của Sư Bà Như Phụng đã được như ý nên Sư Bà đã trở về với Đức Từ Phụ A Di Đà Phật”. 

Bốn năm trước đây, tại Sa Đéc, hàng Phật tử tại gia có cụ bà Diệu Thành đã vãng sanh để lại xá lợi với sự nhiệm mầu là từ chín viên nhỏ đã tự kết hợp lại thành ba viên xá lợi lớn (*), nay là Sư Bà Thích Nữ Như Phụng đã vãng sanh để lại nhiều xá lợi đủ màu và năm viên NGỌC XÁ LỢI. Sự vãng sanh của hai vị Bồ Tát nói trên thật là một tấm gương sáng, một bài học quý báu, giúp cho Phật tử ở Sa Đéc có lòng tin sâu xa vào sự thù thắng của Pháp môn Niệm Phật và nhứt là lời dạy vô cùng quan trọng của Đức Bổn Sư trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật nói phẩm thứ hai: “Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng: VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT”. Chắc chắn là trong tương lai nơi đây sẽ còn có thêm nhiều vị được vãng sanh!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

Tăng sĩ 10:16 14/04/2024

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh, đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

Tăng sĩ 15:08 07/04/2024

Môn hạ tông phong chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) trang nghiêm tưởng niệm 10 năm viên tịch của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Chủ tịch HĐTS, sáng 6/4.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Tăng sĩ 19:38 05/04/2024

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

TP.HCM: Thượng tọa Thích Đồng Tu viên tịch

Tăng sĩ 17:23 31/03/2024

Do bệnh duyên, Thượng tọa Thích Đồng Tu đã thâu thần viên tịch lúc 13h30 ngày 31/3/2024 (22/2/Giáp Thìn) tại chùa Pháp Linh (số 232A Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trụ thế 59 năm, 32 hạ lạp.

Xem thêm