Vài nét về tiểu sử Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Hòa thượng Giới Đức có thế danh Nguyễn Duy Kha, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Dạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Thân sinh Hòa thượng Giới Đức là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.
Về Hòa thượng Giới Đức
Hoà thượng có pháp danh là Giới Đức [bút hiệu Ngài là Minh Đức Triều Tâm Ảnh] đã tu tập sự tại chùa Từ Quang [Bắc Tông]- Huế từ năm 1970-1971. Năm 1972 ông vào chùa Tam Bảo - Đà Nẵng hỏi đạo hòa thượng Giới Nghiêm, thuộc hệ phái Nam Tông. Năm 1973 ông vào Tam Bảo thiền viện tại Núi Lớn, Vũng Tàu làm giới tử rồi xuất gia sa-di ở đây, được Hòa thượng Giới Nghiêm ban pháp danh là Giới Đức [Sīlaguna].
Sau mùa an cư năm 1973 ông theo thầy vào ở chùa Phật Bảo, Phú Thọ Hòa, Gia Định. Cuối năm 1974, ông về ở chùa Huyền Không tại chân đèo Hải Vân - Lăng Cô, Lộc Hải, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay, ngôi chùa do Ngài Viên Minh sáng lập cùng với chư huynh đệ là sư Tịnh Pháp, sư Trí Thâm, sư Tấn Căn.
Năm 1976, ngài Viên Minh vào làm Tổng thư ký hệ phái Nguyên Thủy tại chùa Kỳ Viên, Bàn Cờ, Sài Gòn - nên đề cử ông giữ chức vụ trụ trì chùa Huyền Không. Năm 1977,ngày 17 tháng 2, lúc 9 giờ 58 phút, ông được thọ đại giới tỳ kheo tại chùa Tam Bảo - Đà Nẵng, thầy bổn sư tế độ là Hòa thượng Giới Nghiêm, thầy Yết-ma là Đại đức Giới Hỷ.
Tháng 11 năm 1978, chùa Huyền Không được di dời từ Hải Vân, Lăng Cô về thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỳ khoe Giới Đức trụ trì ở đây được 10 năm, đã thiết kế được một không gian vườn cảnh đậm tính chất thiền, với tranh tre nứa lá giản dị, với thiên nhiên hoa cỏ thơ mộng rất phù hợp với tâm hồn tao nhân, mặc khách. Năm 1988-1999, hưởng ứng phong trào trồng cây xanh, Ngài xin chính quyền sở tại giao cho 54 ha 4 đất trống đồi trọc để trồng rừng. Đầu năm 1992, Ngài mới chính thức vào ở hẳn trong núi Hòn Vượn, bàn giao chùa Huyền Không cho đại đức Pháp Tông làm trụ trì. Hình ảnh ngôi chùa bề thế hiện nay ở Huyền Không là công sức và tài năng kiến tạo của đại đức Pháp Tông.
Năm1989, Ngài vận động Hiệp hội Schmitz thông qua Tiến sĩ Thái Kim Lan tại Đức xây cầu Bạch Yến thuộc thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giúp địa phương quanh vùng thuận lợi trong việc giao thông đi lại. Đây là một công tác xã hội có ý nghĩa lớn tại Huế vào thời bấy giờ. Từ năm 1989 đến nay, Ngài là Sư trưởng Huyền Không Sơn Thượng. Tại cơ sở mới này, năm 2007, Ngài lại trao đổi trực tiếp với ông Giám đốc điều hành Hiệp hội Schmitz để xây cầu Sơn Thượng - rồi vận động xã, huyện và tỉnh làm thêm con đường bê-tông 1 km đi vào tổ 7 thôn Chầm, khá tiện ích cho nhân dân khai thác những khu rừng trồng từ lâu không có lối đi. Là tu sĩ, lại là người yêu Cái Đẹp, Ngài tiếp tục thiết kế vườn cảnh, xây dựng cốc liêu, sáng tác thơ văn và góp phần đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.
Về thi pháp thơ của HT Giới Đức
Những tác phẩm tiêu biểu
Chèo vỡ sông trăng (Tập thơ - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Kinh lời vàng (Phổ thơ kinh Pháp cú - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Ngàn xưa hương Bối (Hai tập truyện cổ Phật giáo - Nhà xuất bản Tôn Giáo)
Một cuộc đời - một ngôi sao (Cuộc đời ngài Sàriputta - Nhà xuất bản Tôn Giáo)
Hành hương tâm linh (Truyện dài tư tưởng - Nhà xuất bản Phương Đông)
Phật học tinh yếu (Tập I - Nhà xuất bản Phương Đông)
Đá trắng chiêm bao (Tập thơ - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Tình Mẹ - mùa báo hiếu (Tập thơ - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Đóa hồng vàng cửa Phật (Tập thơ - Nhà xuất bản Phương Đông)
Lửa lạnh non thiêng (Tập thơ - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Chữ cháy bờ lau (Tập thơ - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Giun dế, hư vô và hạt lửa xanh (Tập thơ - Nhà xuất bản Văn Học)
Sử Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc (Tập I - Nhà xuất bản Thuận Hóa)
Bức tranh thay đổi thế giới (Tập truyện ngắn - Nhà xuất bản Phương Đông)
Một cuộc đời - Một Vầng Nhật Nguyệt (Bộ Đại sử Đức Phật Sàkya Muni - Tập I,II,III - 1500 trang - Nhà xuất bản Văn Học)
Người trồng hoa và chàng tu sĩ (Tập truyện ngắn - Nhà xuất bản Phương Đông)
Chuyện cửa Thiền (Tập truyện - Nhà xuất bản Cảo Thơm)
Mi Tiên vấn đáp (Hiệu chính - Nhà xuất bản Văn Học)
Thắp lửa tâm linh (Truyện danh tăng - Tập I,II - Nhà xuất bản Thời Đại)
Tiếng hú trên đỉnh cô phong (Tiểu luận, tạp luận văn học - Nhà xuất bản Văn Học)
38 pháp hạnh phúc (Hiệu đính - Nhà xuất bản Tôn Giáo)
Bụi,trăng và lửa (Tập thơ 1100 trang - Nhà xuất bản Văn Học)
Phật học tinh yếu (Tập 2 - Nhà xuất bản Phương Đông)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Hoà thượng Thích Thanh Định (1960 - 2024)
Tăng sĩ 06:30 24/12/2024Cuộc đời của Hoà thượng là một tấm gương sáng về đạo hạnh, hết lòng hi sinh trong việc lợi đạo ích đời, đặc biệt là có công lao rất lớn trong việc xiển dương Phật Pháp.
HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật
Tăng sĩ 09:47 19/12/2024HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.
Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại tổ đình Chúc Thánh
Tăng sĩ 13:45 07/12/2024Chư tôn đức Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh sáng 6/12 đã cử hành khóa lễ cung tiến Giác linh Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo và lịch đại Tổ sư, tại tổ đình Chúc Thánh (P.Tân An, TP.Hội An, Quảng Nam).
Thà chết chứ nhất định không phá giới
Tăng sĩ 19:30 27/11/2024“Nếu chết thì xin được chết, chứ không thể phá bỏ giới luật”.
Xem thêm