Thứ ba, 05/11/2024, 11:18 AM

Sử dụng khoai tây cần thận trọng vì có thể ngộ độc, tử vong?

Những củ khoai tây mọc mầm, có màu xanh, vị đắng dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc, thậm chí tử vong.

Theo Tiến sĩ Samuel Choudhury, bác sĩ đa khoa người Singapore, những củ khoai tây được cất trong tủ một thời gian có thể chứa độc tố dẫn tới nguy cơ tử vong.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm

Tiến sĩ Choudhury thường xuyên chia sẻ những kiến thức y khoa của mình trên trang mạng xã hội có hơn 264.000 người theo dõi. Mới đây, một clip về dinh dưỡng của anh có tới 400.000 lượt thích. Theo đó, vị bác sĩ Singapore cảnh báo mọi người nên tránh xa những củ khoai tây nảy mầm hoặc đã chuyển sang màu xanh lục. 

Các mảng xanh trên khoai tây cho thấy sự hiện diện của độc tố solanine, có thể gây ra triệu chứng bất ổn tiêu hóa cũng như ảo giác, tê liệt thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng.

Ngoài ra, Tiến sĩ Choudhry cho biết chất độc solanine cũng có thể bám vào mầm hình thành trên khoai tây khi tiếp xúc với môi trường sáng, ẩm trong 1-2 tuần. 

Trong video trên mạng xã hội của mình, vị bác sĩ kể câu chuyện về Maria Harless, một phụ nữ trẻ sống ở Denver (bang Colorado, Mỹ). Hôm xảy ra sự việc, Maria đã ăn món khoai tây nghiền. Giữa đêm, Maria chợt tỉnh giấc, nôn mửa và đau đầu dữ dội. Khi cô đến khoa cấp cứu, các bác sĩ nhận ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên là 1 củ khoai tây nảy mầm. 

“Cô ấy bị ngộ độc solanine - chất độc thần kinh sinh sôi từ khoai tây xanh và nảy mầm. Ăn một lượng lớn khoai tây như vậy có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, nhịp tim không đều và trong những trường hợp nặng có khả năng gây tử vong”, Tiến sĩ Choudhry giải thích. 

Bác sĩ trên cũng biết tới một trường hợp gia đình 7 người chỉ còn 5 vì ngộ độc từ khoai tây hỏng. “Nếu bạn thấy khoai tây có biểu hiện như vậy, hãy thận trọng, nên vứt bỏ và mua mới”, Tiến sĩ Choudhry khuyên. 

Nảy mầm, chuyển màu xanh và vị đắng có thể là dấu hiệu của sự hiện diện của chất độc. Khoai tây có các hiện tượng này nếu không được bảo quản trong bóng tối. Khi được cất trong điều kiện quá ấm, quá sáng hoặc quá ẩm, mắt khoai sẽ bắt đầu phát triển.

Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu, liều lượng độc hại là 1mg solanine trở lên trên một kg trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, nếu khoai tây cứng và mầm nhỏ, việc cắt đi phần mầm có thể giúp loại bỏ độc tố. Tương tự như vậy, gọt vỏ cũng giảm mức độ solanine vì hợp chất này tập trung nhiều nhất bên dưới lớp vỏ.

Nguồn: VietNamNet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ăn chay tốt cho sức khỏe ra sao?

Thuần chay 11:21 25/11/2024

Nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, trong đó có đem đến lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát chỉ số cholesterol.

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Thuần chay 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe

Thuần chay 13:30 21/11/2024

Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.

7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe

Thuần chay 16:40 20/11/2024

Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.

Xem thêm