Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/07/2020, 08:02 AM

Sự hóa hiện của đức Quán Thế Âm Bồ Tát để ban vui, cứu khổ

Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông đều có hình tượng của Ngài.

Hành trạng của Bồ Tát Quan Thế Âm qua các kinh điển

Tên Ngài gọi đủ là Quán Thế Âm, nhưng vì người đời Đường ở Trung Quốc kiêng húy chỉ “Thế” nên gọi tắt là Quán Âm. Rồi từ đó trở về sau, nhiều người gọi mãi thành quen, vì thế mà có danh hiệu Quán Âm Bồ Tát (Kuan Yin Pusha) và được dùng phổ biến đến ngày nay.

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông đều có hình tượng của Ngài.

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông đều có hình tượng của Ngài.

Ngài mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chính đạo. Như Quan Âm Diệu Thiện về đời vua Trang Vương. Quán Âm xách giỏ cá đời vua Huyền Tôn nhà Đường, Quán Âm Thị kính đời nhà Minh, Quán Âm linh ứng đời nhà Nguyễn… và trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn có câu: “Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ”. Vậy sự thị hiện người nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên nữ mạo trong một số quốc gia châu Á. Nhưng điều căn bản là chúng ta phải biết rằng, đó là hình ảnh thị hiện.

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa lý giải danh hiệu của Bồ Tát qua bốn điểm: “Quán Thế Âm có thể được hiểu theo bốn ý nghĩa. Trước tiên là Quán Thế Âm, có nghĩa là Ngài giải thoát khỏi khổ nạn khi quán xét tiếng kêu cầu của thế gian. Thứ hai là Quán Thế Thân có nghĩa là Ngài giải thoát khi quán xét thân nghiệp của chúng sinh. Thứ ba là Quán Thế Ý có nghĩa là Ngài giải thoát khi quán xét ý nghiệp của chúng sinh. Thứ tư là Quán Thế Nghiệp, bao gồm tất cả ba danh hiệu trên, bởi vì chúng sinh tạo thân, khẩu, ý nghiệp quá dễ dàng, nhưng thực hành các hạnh lành bằng thân, khẩu và ý là điều khó. Hơn thế nữa, trong cõi Ta Bà này, chúng ta kính ngưỡng đức Bổn Sư bằng âm thanh tiếng nói của mình. Đó là lý do tại sao Quán Thế Âm trở thành danh hiệu chính thức” Danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sinh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực. Hình ảnh đức Bồ tát Quan Thế Âm được lan truyền đến đất Việt thì Ngài cũng đồng thời được Việt hóa, Ngài hiện thân dưới dáng dấp của con người Việt, mang âm ba, linh hồn người Việt, Ngài hóa hiện như một biểu tượng hàm chứa, chuyên chở những tâm tư của người Việt.

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Ngài mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chính đạo.

Ngài mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chính đạo.

Bồ Tát Quán Thế Âm là hình tượng phổ quát, có sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa Phật giáo. Ở mỗi không gian văn hóa khác nhau trong những khoảng thời gian cụ thể Ngài đều chiếm một địa vị quan trọng. Lý do dẫn đến hiện tượng ấy có lẽ xuất phát từ hạnh nguyện của Ngài với vai trò một vị Bồ Tát cứu khổ cứu nạn nhưng cũng bắt nguồn từ hình tướng nữ giới. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong việc tôn trọng tín ngưỡng bản địa giúp cho Ngài dễ dàng hòa nhập vào nền văn hóa địa phương. Thực tế cho thấy hình tượng Quán Thế Âm thống nhất nhưng đa dạng, ở các nền văn hóa khác nhau sẽ có những hình tượng không giống nhau. Vì vậy khi tiếp cận từ góc độ của người dân, cộng đồng tạo nên hình tượng ấy ta sẽ thấy được nét đặc trưng. Hình tượng của Ngài đã diễn ra tạo nên những sắc thái vừa phong phú vừa đặc trưng tại các nền văn hóa tiếp nhận Phật giáo.

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất, thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ Tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ Tát này có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái tim của những người con Phật thuần thành nhất là giới phật tử bình dân không ai là không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này. Mỗi khi nói về Ngài, tựa hồ chúng ta ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả.

Bồ Tát Quán Thế Âm là một hình tượng đặc biệt vì Ngài được kính trọng và ngưỡng mộ trong tất cả các truyền thống Phật giáo, Nam tông, Bắc tông hay Mật tông. Có được điều đó xuất phát từ nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất là hạnh nguyện của Ngài đã đi vào từng con tim của tín đồ theo đạo. Bồ Tát trong Phật giáo Bắc tông chọn con đường hoàn thành Phật đạo, cứu độ tất cả chúng sinh còn đau khổ, lầm lạc mới chịu thành Phật. Trong số các vị Bồ Tát của Phật giáo Bắc tông, Bồ Tát Quán Thế Âm nổi bật hơn cả vì những hạnh nguyện mà Ngài đã đặt ra. Trong kinh Vô Lượng Thọ có đoạn văn nhắc đến Bồ Tát Quán Thế Âm như sau: “… có hai Bồ Tát tôn quý vào bậc nhất, nên ánh sáng oai linh chiếu khắp ba ngàn Đại thiên thế giới. A Nan bạch Phật: Hai vị Bồ Tát ấy danh hiệu là gì? Đức Phật bảo: Vị thứ nhất tên là Quán Thế Âm, vị thứ hai tên là Đại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát đó đều ở cõi Ta Bà này tu hạnh Bồ Tát, khi mệnh chung chuyển hóa sinh sang cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Này A Nan!

Hạnh nguyên và sám hối Quan Thế Âm

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất, thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ Tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm.

Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất, thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ Tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm.

Những người nào sinh sang cõi nước ấy đều có đủ ba mươi hai tướng tốt, trí tuệ đầy đủ, thâm nhập các pháp, thông suốt tới chỗ cốt yếu mầu nhiệm thần thông diệu dụng, các căn sáng suốt nhanh nhẹn. Những người căn tính sút kém thì thành tựu được hai đức nhẫn: Âm hưởng nhẫn và Nhu thuận nhẫn; những người căn tính nhanh nhẹn thì được đức Vô sinh pháp nhẫn…”2. Bồ Tát Quán Thế Âm đã cùng với Bồ Tát Đại Thế Chí đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc, Tịnh thổ của đức Phật A Di Đà. Cụ thể hơn, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm được chỉ rõ: “nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này, một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thì xem xét tiếng tăm kia, đều đặng giải thoát”3. Ngài sẽ giải thoát chúng sinh khỏi khổ nạn khi quán xét tiếng kêu cầu của thế gian, giải thoát khi quán xét thân nghiệp của chúng sinh, giải thoát khi quán xét ý nghiệp của chúng sinh. Ngài sẽ cứu độ chúng sinh nếu những ai lâm nạn đọc danh hiệu của Ngài, Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong bản kinh này đã nêu lên một yêu cầu duy nhất cho mọi người muốn được cứu vớt là xưng danh hiệu Bồ Tát. Vì “đức Quán Thế Âm biểu hiện cho lòng từ bi, nên một xu hướng chắc chắn để gắn kết hình ảnh của Bồ Tát với một người phụ nữ hơn là một nam nhân. Ngoài ra, tại vùng cận Đông có một tôn giáo của mẫu thần, và các phật tử cũng mong muốn có một vị thần mang những đặc điểm tương tự như thế”. Hình tượng của Quán Thế Âm nổi trội trong Phật giáo vì nhiều vai trò trong đó có 4 vai trò chính là một nhân vật trong phối cảnh; người kế vị Phật A Di Đà; vị Bồ Tát chuyên cứu khổ cứu nạn và một linh thần độc lập4. Hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm dạng nữ nhân ra đời tại Trung Hoa và lan tỏa trong các cộng đồng văn hóa Phật giáo.

Nhưng lý giải cho vấn đề này không phải đơn giản vì sự xuất hiện đó diễn ra trong giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến dựa vào ý thức hệ của Khổng giáo vốn xem trọng đàn ông và hạ thấp vị trí của phụ nữ. Các hoàng đế Trung Hoa xem mình là thiên tử, chịu mệnh trời để cai trị dân. Ý niệm này đã được hình thành từ thời nhà Chu (1122 -249 trước Công nguyên) và kéo dài cho đến khi chế độ phong kiến sụp đổ. Mô hình Tam tài: Thiên- Địa-Nhân là cái gốc quan trọng duy trì sự ổn định của quốc gia, xã hội. Trong đó thiên tử (Nhân-Con Trời) đã gắn vững chắc với một thế lực siêu nhiên (Thiên-Trời) mang yếu tố giống đực khó bề xoay chuyển, việc tiếp nhận thêm một vị thần linh mang giống đực kết hợp với vương quyền là một điều không cần thiết. Vì vậy, “ý tưởng về một vị Bồ Tát với lòng từ bi vô lượng và công năng cứu độ luôn luôn đáp ứng mọi tiếng kêu than để giúp đỡ mà không hề phân biệt đẳng cấp, phái tính, thậm chí tư cách đạo đức là một ý tưởng tương đối mới mẻ đối với người Trung Quốc. Đây là một vị linh thần mới, chẳng những có thể giúp cho con người đạt đến giác ngộ, mà còn cứu vớt họ ra khỏi những nghịch cảnh khổ đau của đời thường, giúp cho họ có được cuộc sống như ý,“chết an lành” và lại còn đảm bảo cho cả kiếp sau. Và không có một ông Trời, một nữ thần nào trước đó tại Trung Quốc có khả năng tuyệt vời như Bồ Tát Quán Thế Âm, nếu đã có những vị nữ thần như thế, không có hình ảnh nào tồn tại lâu dài có khả năng thu hút tín đồ trước khi Quán Thế Âm xuất hiện. Như thế, đã có một khoảng trống tín ngưỡng tại Trung Quốc mà hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện đã có thể lấp đầy một cách dễ dàng và đúng lúc”5. Hiện tượng chuyển giới tính từ nam sang nữ của Bồ Tát Quán Thế Âm trong Phật giáo tại Trung Quốc có thể được xem như là một trường hợp đặc biệt đồng thời cũng cho thấy sự thích nghi của Phật giáo trong các nền văn hóa.

Bồ tát Quan Thế Âm trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa

Bồ Tát Quán Thế Âm là một hình tượng đặc biệt vì Ngài được kính trọng và ngưỡng mộ trong tất cả các truyền thống Phật giáo, Nam tông, Bắc tông hay Mật tông.

Bồ Tát Quán Thế Âm là một hình tượng đặc biệt vì Ngài được kính trọng và ngưỡng mộ trong tất cả các truyền thống Phật giáo, Nam tông, Bắc tông hay Mật tông.

Bồ Tát Quan Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt trừ được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sinh của Ngài. Quán Thế Âm không phải là một vị Bồ tát thông thường, chưa thành Phật. Khi xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sinh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sinh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tính duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sinh thì còn mê. Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân của đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.

Theo Kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. thời đó có vua Chuyển Luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, là phụ thân của đức Bảo Tạng. Vua khi chưa xuất gia đối trước đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện. Do đó, đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới Cực Lạc. Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái tử Bất Huyến cũng do ngài Bảo Hải khuyến tu. Thái tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước đức Bảo Tạng Như Lai phát ra lời nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sinh bị khổ não. Vì vậy, đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái tử thành Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm, còn Bảo Hải là tiền thân của đức Thích Ca Mầu Ni. Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sinh được cùng về cõi an lạc” (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quán Thế Âm. Trong khi ngươi tu hạnh Bồ Tát, thì giáo hóa cả vô lượng chúng sinh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc phật sự.

Sau khi A Di Đà Như Lai nhập Niết Bàn rồi, thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là: “Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu”, cõi đó càng tốt đẹp hơn trước đến bội phần. Khi đó, Ông sẽ ngồi trên tòa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề mà chứng ngôi Chính Giác hiệu là: “Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sang Vương Như Lai”, phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo Pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quý, không ai sánh bằng.

Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân, từ thân Phật, Độc giác… đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni thì Ngài đã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Ngài hiện thân Bồ tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ tát Quan Âm như chúng ta thường nghe, có nhiều nơi còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.

Ý nghĩa của hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm

Bồ Tát Quan Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt trừ được ngu si.

Bồ Tát Quan Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt trừ được ngu si.

Bắt nguồn từ các kinh được phiên dịch ra chữ Hán kể trên mà sự tín ngưỡng Quan Âm dần dần phát triển mạnh. Tại Tây Tạng, nền tín ngưỡng này rất thịnh hành. Lạt-ma giáo cho rằng đức Đạt Lai Lạt Ma được tái sinh nhiều đời chính là hình ảnh hóa thân của Bồ Tát Quan Âm. Ngoài ra, các nước khác tại châu Á, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc truyền thì hình ảnh Bồ Tát Quan Âm tượng trưng cho mẹ hiền cứu khổ, được nhiều người thành kính tin tưởng và rất tôn sùng.

Ngài có oai đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Do sức thần thông diệu dụng và do bản hoài cứu khổ chúng sinh nên vị Bồ tát nầy luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi mỗi khi có người thành tâm cầu nguyện, nghĩa là có cảm thì có ứng. Vì công hạnh cứu độ tự tại mầu nhiệm đó, vì thế trong kinh điển còn gọi là Quán Tự Tại Bồ tát.

Tóm lại: Con người muốn có hạnh phúc, không cần tìm bên ngoài đâu xa. Hạnh phúc chính ngay trong tâm mỗi người. Chuyển hóa được tâm mình hướng thiện, hướng thượng, mở mang trí tuệ sáng suốt, hành động chân chính, lời nói thanh tịnh, từ bi hòa nhã, dứt trừ phiền não khổ đau cũng sẽ chuyển thành an vui hạnh phúc. Hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế gian. Trong khi tu hành, đem đạo giúp đời, con người cần có tâm nhẫn nhịn mới thể hiện và thực hiện được tâm từ bi, mới cư xử, nói lời từ hòa, mát mẻ với mọi người xung quanh, không phân biệt người thân hay kẻ thù (đây là pháp môn: bất tùy phân biệt, đức Phật dạy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đây chính là lúc con người thực hành

hạnh nguyện của đức Bồ Tát Quán Thế Âm, khởi tâm từ bi thương xót kẻ vô minh, chỉ vì danh hay lợi, đang tâm hãm hại người, tạo nghiệp xấu ác. Bình tịnh thủy cầm nơi tay trái của tôn tượng, tượng trưng tâm từ bi quảng đại, người nào cũng có, bình thường thì thanh tịnh, chỉ vì bị tâm sân hận che lấp mà thôi. Tu hành là khơi dậy tâm từ bi sẵn có, tiềm ẩn nơi mỗi con người.

Hạnh nguyện Bồ Tát Quan Thế âm - Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại

Ngài có oai đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn.

Ngài có oai đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn.

Sự phổ biến và tầm ảnh hưởng sâu rộng hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong đời sống văn hóa Việt Nam là một hiện tượng đáng mừng, đáng trân trọng. Thế nhưng, sẽ tốt hơn nhiều nếu như bất cứ ai thờ phụng hình tượng của Ngài cũng biết nương theo học hỏi đức hạnh từ bi, kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và trái tim đồng cảm như Ngài. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể thiết lập lại niềm tin, sự hiểu biết chân chính trong việc kính ngưỡng, lễ bái Bồ tát Quán Thế Âm và làm cho hình ảnh Ngài được lan rộng hơn, trong sáng và sâu sắc hơn trong lòng người dân Việt.

Phật giáo chỉ ra con đường, đưa ra pháp môn dẫn đến Chân Thiện Mỹ chứ không hề sở hữu Chân Thiện Mỹ. Tất cả những gì làm cho trần gian được an vui, bớt khổ, tất cả những động thái của lịch sử khiến cho trái đất quay trong quỹ đạo hài hòa của vũ trụ đều phù hợp với giáo lý từ bi ban vui cứu khổ của đạo Phật.

33 ứng hóa thân gần gũi của Quan Thế Âm Bồ Tát trong dân gian

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm