Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/03/2020, 10:41 AM

Bồ tát Quan Thế Âm trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa

Hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm trên đất nước Việt Nam ta từ ngàn xưa cho đến ngày nay, đã có không biết bao nhiêu kiểu dáng, cách thức của mẹ đã được con người sáng tạo ra trên cõi đời, mỗi hình tượng đều mang nét đặc sắc nghệ thuật độc đáo.

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng đá vẽ áo gấm đẹp mắt. (Ảnh: Đồ thờ Lý Giang)

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng đá vẽ áo gấm đẹp mắt. (Ảnh: Đồ thờ Lý Giang)

Hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm ở nước ta từ ngàn xưa cho đến ngày nay, đã có không biết bao nhiêu kiểu dáng, cách thức của mẹ đã được con người sáng tạo ra trên cõi đời và trên đất nước Việt Nam. Từ tượng đồng, tượng đá cho đến tượng thạch cao và gỗ quý, từ tượng có tay thủ ấn nhành dương và bình nước cam lồ cho đến tượng ngồi gác tay, có bao nhiêu truyền thuyết về mẹ Quan Âm thì có bấy nhiêu kiểu dáng.

Các kiểu dáng của những tranh tượng kể trên có thể xuất phát từ nguồn gốc khác nhau. Nhìn chung, hiện nay ở Việt Nam đây đó còn thờ phượng những tranh tượng rất đặc biệt, rất Việt Nam mà ở các quốc gia khác không thể tìm thấy như: tượng Quan Âm Phổ Lễ với đôi tay chắp lại thành búp sen ở sau lưng, được thờ  ở các chùa thuộc khu danh thắng Hương Sơn; tượng Phật Bà Quan Âm được tạc bằng đá xanh có niên đại từ thế kỷ XVIII ở động Hương Tích. Dọc theo các chùa vùng Đồng Bằng Sông Hồng, để kiếm được những pho tượng lạ, quý giá, phá cách và độc đáo ở nơi đây thì không hề có khó khăn gì. Thông thường, chúng ta chỉ thấy tượng Bồ tát Quan Thế Âm ở những tư thế đứng như tượng Quan Âm lộ thiên, Quan Âm đứng trên tòa sen hay đầu rồng, hoặc tượng Chuẩn Đề Quan Âm thường là tư thế ngồi. 

Đặc biệt có thể kể đến là tượng đài Bồ tát Quan Thế Âm được dựng trong tiền sảnh của trung tâm văn hóa liễu Quán, Huế. Một bức tượng có tính đột phá, mang đậm dấu ấn của thời đại. Bức tượng là sự hội ngộ của Đông Tây, sự giao duyên giữa cổ kim cộng với nét đặc trưng của dân tộc và nét chủng loại văn hóa xứ đàng Trong từ thời Ô Lý cho đến ngày nay. Đồng thời bức tượng là một mã hóa nghệ thuật cổ điển (tư tưởng Phật giáo) để phù hợp với trình độ thẩm mỹ của thời đại, của đại bộ phận quần chúng Phật tử nhiều thành phần. Cho nên, khi nhìn vào bức tượng, chúng ta thấy được sự phảng phất giữa nét đẹp bình dị và nét đẹp quý phái.

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng đá dát vàng 24K cao cấp. (Ảnh: Đồ thờ Lý Giang)

Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm bằng đá dát vàng 24K cao cấp. (Ảnh: Đồ thờ Lý Giang)

Chuyện về pho tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn

Chúng ta cũng bắt gặp đây đó những bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm rất kỳ công và độc đáo, có giá trị văn hóa nghệ thuật cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, như  tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Giác Tâm (Quận Phú Nhuận) bằng gỗ mun, cao 3,3m, với 40 cánh tay thủ ấn khác nhau, phía sau tượng là vành hào quang gồm 1000 cánh tay thủ ấn, trên đỉnh hào quang lại có hóa thân Phật. Quan Âm ngự trên tòa sen có giao long từ dưới biển ngoi lên nâng đỡ bức tượng cùng với bốn vị thiện thần ở bốn góc tạo nên một sản phẩm từ tâm linh rất đặc sắc.

Bên cạnh những tranh tượng rất giá trị trên, vẫn tồn tại những bức phù điêu, tranh vẽ, những tượng đài ở ven đường, bệnh viện, trong công ty và thậm chí cả những hộp quà lưu niệm, đồ trang sức có hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm mang tính thẩm mỹ cao và rất được người Việt Nam trân quý.

Qua những hình tượng trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi biểu tượng hóa thân của Bồ tát Quan Âm đều có những nét đặc trưng riêng. Và từ đây cũng có nhiều gia đình đã thỉnh tượng Quan Âm về thờ tại nhà. Qúy Phật tử muốn thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát, có thể xem các mẫu tượng Quan Âm bằng đá dát vàng 24k cao cấp của thương hiệu đồ thờ Lý Giang. Bằng công nghệ dát vàng làm hoàn toàn thủ công truyền thống, mỗi bức tượng Quan Âm dát vàng, điêu khắc, vẽ áo gấm đều là tâm huyết của những người thợ với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tác tượng. Sản phẩm của Lý Giang được nhiều người tin tưởng, chọn lựa vì mỗi sản phẩm đều chứa đựng giá trị văn hóa Phật giáo đặc sắc. Quý Phật tử khi lựa chọn mua các sản phẩm thờ cúng trong gia đình có thể liên hệ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại Đồ thờ Lý Giang.

Xưởng sản xuất: Số 60, Tổ 3, Ấp Phước Hiệp, xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Showroom 1: 492 CMT8, phường 3, TP Tây Ninh.

Showroom 2: 276A quốc lộ 22, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.

Điện thoại: 0978.378.366.

Email: taihegy@126.com.

Website: dotholygiang.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mưa chùa

Góc nhìn Phật tử 09:18 17/04/2024

Tiết trời đã vào trung tuần tháng hai, ấy vậy vẫn còn dư âm những ngày đầu Xuân - một chút mưa phùn, chút se lạnh, chút nhớ thương đến nao lòng. Có phải chăng “trời buồn trời đổ cơn mưa” nên kéo theo lòng người cũng chùn xuống, chẳng muốn làm gì ngoài được cuộn tròn trong chiếc chăn ấm áp.

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Xem thêm