Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/10/2021, 10:40 AM

Sự ra đời của Ban liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh

Để chuẩn bị cho công tác vận động hiệp thương nhằm mục đích thống nhất Phật giáo Việt Nam, chư Tôn đức trong hàng giáo phẩm Tăng già đã bàn bạc đi đến nhất trí thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh.

Diễn biến thành lập Ban liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh

Vào ngày 7/8/1975, tại chùa Xá Lợi, một Hội nghị Phật giáo với sự tham gia của chư Tôn đức từ 10 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái đã tiến hành thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Thiện Hào và Hòa thượng Bửu Ý, Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam đồng làm Phó Chủ tịch; Hòa thượng Thích Hiển Pháp làm Tổng Thư ký Ban Liên lạc; thành phần trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ gồm có quý Ngài như Hòa thượng Pháp Dõng, Thượng tọa Từ Thông, Đại đức Huệ Xướng, Đại đức Thiện Đức, Đại đức Thiện Xuân… Trụ sở ban đầu đặt tại chùa Xá Lợi, một năm sau được dời về chùa Vĩnh Nghiêm.

Gánh trên vai sứ mạng lịch sử giai đoạn đầu miền Nam vừa mới giải phóng, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh ra đời nhằm mục đích đoàn kết rộng rãi các tổ chức Phật giáo để tiến đến một chương trình hành động thống nhất Phật giáo thành một mối duy nhất. Ngoài ra, do yêu cầu thực tế, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung vào nhiệm vụ phát huy truyền thống yêu nước của Phật tử Việt Nam, xóa bỏ tàn tích văn hóa độc hại, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên nhiệm vụ tập trung và trước mắt của Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là tạo mối liên lạc, siết chặt tình đoàn kết trong các Giáo hội Phật giáo và giữa các Giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái với chính quyền cách mạng, từ đó đi đến những nhiệm vụ cụ thể hơn trong công tác vận động hiệp thương thống nhất Phật giáo.

Vào ngày 7/8/1975, tại chùa Xá Lợi, một Hội nghị Phật giáo với sự tham gia của chư tôn đức từ 10 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái đã tiến hành thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM.

Vào ngày 7/8/1975, tại chùa Xá Lợi, một Hội nghị Phật giáo với sự tham gia của chư tôn đức từ 10 Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái đã tiến hành thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM.

Bước khởi đầu công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam

Chuỗi ngày các bậc tôn túc tích cực hoạt động trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, là giai đoạn bận rộn và gian khổ nhất. Ngoài công việc liên tục đi lại khắp các tỉnh miền Nam để tạo mối liên lạc, động viên thăm hỏi chư Tôn đức các Tổ đình, các Hệ phái, các ngài còn phải di chuyển từ miền Nam ra miền Trung, ra miền Bắc. Mỗi chuyến đi đều phải mất nhiều thời gian, đều phải có sự chuẩn bị kỹ càng, đều phải mang cả một tấm lòng yêu nước chân thành và cái tâm tha thiết vì một Giáo hội thống nhất sum họp một nhà để trang trải chan hòa tại các buổi tọa đàm, hội nghị… Nói như vậy cũng chưa diễn tả hết được những khó khăn mà các Ngài đã gánh vác trong suốt khoảng thời gian dài từ ngày thành lập Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1975 cho đến ngày thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 12 tháng 2 năm 1980, tính ra phải tốn hết hơn 5 năm liên tục, kiên trì, vận động, thuyết phục và cả sự khiêm tốn, nhẫn nại cao độ mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.

Nhờ tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, sau 5 năm hình thành và hoạt động, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tròn vai trò lịch sử của mình khi tạo được mối liên thông đồng cảm sâu sắc giữa chư Tôn đức các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước. Đặc biệt là kết nối được những tư tưởng lớn của chư vị tôn túc có vai trò lãnh đạo cao nhất thời bấy giờ, như Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh; Hòa thượng Thích Thế Long – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (miền Bắc). Đây được xem là 3 vị Hòa thượng giáo phẩm tôn túc đầu tiên trong số các Hòa thượng đại diện các hệ phái đặt nền móng cho công cuộc thống nhất Phật giáo cả nước, bên cạnh đó phải kể đến quý Hòa thượng Thích Trí Độ, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Huệ Thành, Hòa thượng Thích Bửu Ý… cũng chính nhờ vậy mà trong hai ngày 12 và 13 tháng 2 năm 1980, đã diễn ra một cuộc họp mặt lịch sử của Phật giáo Việt Nam tính từ sau ngày miền Nam giải phóng đến thời điểm đó.

Những chuyến công tác Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh

Chư vị tôn túc giáo phẩm trong vai trò lãnh đạo Ban Liên lạc yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh dù tuổi cao sức yếu nhưng luôn tận tâm với công việc tạo mối liên lạc, thường xuyên lui tới ân cần thăm hỏi chư Tôn đức trụ trì các Tổ đình, lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Hội và Hệ phái Phật giáo. Qua đó, các Ngài tạo mối đồng cảm, hiểu biết và nhất trí cùng hướng về mục tiêu thống nhất Phật giáo nước nhà. Tại các tỉnh thành khu vực phía Nam, nơi nào có điều kiện thuận duyên, các Ngài liền đến vận động. Từ các Tổ đình, chùa, viện ở các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ cho đến các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên và miền Trung Trung Bộ, các Ngài đều chẳng quản ngại tuổi già sức yếu mặc dù đường sá xa xôi cách trở. Song, khi nói đến những chuyến công tác của Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói rằng những chuyến công tác đặc biệt ra miền Bắc là những chuyến đi để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm những bậc giáo phẩm cùng toàn thể thành viên trong đoàn vào những ngày đầu tiên Phật giáo miền Nam ra thăm đất Bắc.

Trong phái đoàn Phật giáo miền Nam ra thăm miền Bắc và Thủ đô Hà Nội vào tháng 10 năm 1979 gồm có Hòa thượng Bửu Ý lúc đó là Trưởng đoàn, Hòa thượng Pháp Dõng là Phó đoàn, Hòa thượng Pháp Lan là Thư ký đoàn; tháp tùng đoàn còn có chư Tôn đức như quý Thượng tọa Từ Nhơn, Thượng tọa Huệ Thới, Thượng tọa Từ Thông, Đại đức Thiện Đức (chùa Pháp Vân), Thượng tọa Trí Quảng, Đại đức Minh Thành (chùa Ấn Quang), Đại đức Huệ Xướng, Đại đức Thiện Xuân, cư sĩ Tăng Quang…

Trước đây người ta cứ nghĩ, chư Tôn đức và Tăng sĩ miền Nam là những người chuyên tổ chức đấu tranh, biểu tình, nuôi giấu cán bộ, hoạt động cơ sở nội thành và nhất là chuyên môn tán tụng nghi lễ Phật giáo, nhưng có ai ngờ, các Ngài đều là những bậc cao Tăng thạc đức, tâm hồn bao dung độ lượng, lòng từ lân mẫn, trí tuệ sáng ngời, mà khi có dịp tiếp xúc, người đối diện mới có thể cảm nhận. Nhân đây chúng tôi muốn nói đến một câu chuyện ngắn về tình cảm và trí tuệ của các bậc tôn túc trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh xoay quanh những chuyến công tác tại miền Bắc trong những ngày vận động thống nhất Phật giáo.

Khi đến thăm chùa Cổ Lễ, Hòa thượng Bửu Ý cùng các thành viên trong đoàn đang xem hình ảnh chư Tăng miền Bắc cùng toàn dân tham gia kháng chiến, khi đó Hòa thượng Thích Thế Long (thành viên lãnh đạo Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam) đã hỏi Ngài: “Hòa thượng suy nghĩ gì về chư Tăng miền Bắc?”, Hòa thượng Bửu Ý ung dung trả lời rất ngắn gọn: “Phật giáo ta từ thời Lý – Trần đã có lòng yêu nước, nay vì đất nước thuận theo lòng dân mà cầm quân đánh giặc, trong Khế Kinh cũng có nói: Hộ quốc tùy dân hưng binh đấu giả đắc phước vô tội”…. Nghe xong, Hòa thượng Thế Long rất tâm đắc, kính nể và cảm mến Hòa thượng Bửu Ý từ đó [1]. Qua đó, theo chúng tôi, nếu như Hòa thượng Bửu Ý không thấu lý đạt tình, không nhạy bén và định tĩnh thì khó có thể trả lời một câu hỏi mang tính thăm dò rất đột xuất của một vị giáo phẩm Phật giáo mà trải qua bao cuộc chiến, hai tổ chức Phật giáo hai miền lần đầu tiên mới có cơ hội tiếp xúc tìm hiểu lẫn nhau… Cũng từ tình cảm chân thành, trung thực và cả sự thông minh trí tuệ của các bậc tôn túc trong vai trò sứ giả Phật giáo miền Nam ra thăm miền Bắc đã tạo được sự tin tưởng, nể nang và kính trọng lẫn nhau, điều này đã tạo nhiều thuận duyên trong quá trình đi đến việc thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, một bước ngoặc rất quan trọng trong tiến trình đi đến hiệp thương và thống nhất Phật giáo nước nhà.

Đối với các bậc tôn túc trong Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, thì những ngày ra thăm miền Bắc để đặt nền móng xây dựng ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những kỷ niệm khó phai trong ký ức.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường

Chùa Cổ Lễ.

Chùa Cổ Lễ.

Thượng tọa Thích Huệ Xướng kể lại: “Vào lúc 11 giờ ngày 18 tháng 10 năm 1979, tại chùa Vĩnh Nghiêm, 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Minh Nguyệt, Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, cùng chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa trong Ban Thường trực, tiễn đoàn có ông Châu Quốc Tuấn, Phó ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ông Mười Thanh, ông Ung Ngọc Kỳ – Mặt trận thành phố; bà Nguyễn Thị Thanh Uyên – Tiểu ban Tôn giáo thành phố… đã gặp gỡ, trao đổi và đưa tiễn đoàn Phật giáo miền Nam đi tham quan miền Bắc lần đầu tiên sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng”.

Trước buổi lên đường, Hòa thượng Minh Nguyệt đã nói rõ mục đích yêu cầu quan trọng của đoàn là mang tâm tư tình cảm của người con Phật miền Nam ra thăm miền Bắc, tạo mối thiện cảm bước đầu cho việc thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Vào lúc 12 giờ 30 phút, toàn đoàn được tiễn đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất. Sau 2 giờ bay, máy bay đáp xuống phi trường Gia Lâm. Tại đây thật cảm động, chư Tôn đức Phật giáo miền Bắc gồm quý Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Nguyên Sinh, Hòa thượng Tâm Tịch, Thượng tọa Tâm Thông, Thượng tọa Thanh Tứ, đông đảo Tăng sinh như Đại đức Quảng Tùng, Đại đức Viên Hạnh, Đại đức Thanh Phương, quý Ni sư và khoảng 50 Phật tử đã chờ đợi đón đoàn. Sau giây phút chào hỏi tay bắt mặt mừng, toàn đoàn được chư Tôn đức đưa về chùa Quán Sứ. Tại dãy phòng phía hữu chánh điện chùa Quán Sứ, sau khi an tọa, Thượng tọa Thanh Tứ đứng lên giới thiệu Hòa thượng Thích Trí Độ – Hội trưởng Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam; Hòa thượng Thích Đức Nhuận – Phó Hội trưởng Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Quán Sứ; quý Hòa thượng Nguyên Sinh, Hòa thượng Thanh Khái, Hòa thượng Tâm Tịch, Thượng tọa Tâm Thông, Thượng tọa Kim Cương, Thượng tọa Thanh Tứ; về phía chính quyền còn có ông Nguyễn Quang Huy – Ban Tôn giáo Chính phủ và ông Chủ tịch Mặt trận TP. Hà Nội. Tiếp theo cư sĩ Tăng Quang đứng lên giới thiệu các thành viên trong đoàn Phật giáo miền Nam. Ngay sau đó, Hòa thượng Trưởng đoàn Thích Bửu Ý thay mặt đoàn Phật giáo miền Nam phát biểu: “Nguyện vọng từ lâu của chúng tôi muốn trở về thăm chốn Tổ (thủ đô Hà Nội) cái nôi của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam. Nay được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Đảng, chính quyền và Mặt trận, ước mơ đó đã thành hiện thực, thay mặt đoàn, chúng tôi gởi lời chào mừng và chúc sức khỏe đến quý Hòa thượng giáo phẩm, quý Tăng, Ni, Phật tử Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam và chính quyền, Mặt trận hiện diện. Trong chuyến đi này, đoàn của chúng tôi được sự gởi gắm những tình cảm thiết tha của chư Tôn Hòa thượng trong Nam mong muốn Phật giáo chúng ta được thống nhất tạo điều kiện phát huy chánh pháp và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Khi mới vừa đặt chân đến phi trường, những tình cảm mà chư Tôn Hòa thượng, Tăng, Ni, Phật tử và chính quyền đã dành cho chúng tôi trong buổi sơ ngộ hôm nay làm cho chúng tôi có cảm nghĩ rằng sự mong muốn hòa hợp Phật giáo Việt Nam là sự mong muốn chung của tất cả chúng ta và ngày ấy chắc sẽ không xa. Một lần nữa đoàn kính chúc sức khỏe chư Tôn đức và quý liệt vị được vô lượng an lạc”.

Tiếp theo, Hòa thượng Thích Thế Long đã thay mặt chư Tôn đức trong Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tỏ lời chào mừng đoàn và báo cáo cho đoàn biết Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua đã sát cánh cùng toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, rất được chính quyền tin tưởng giúp đỡ xây dựng trường lớp đào tạo Tăng tài… Sau khi chính quyền và Mặt trận phát biểu chào mừng, toàn đoàn được bố trí nghỉ lại tại chùa Quán Sứ.

Trong những ngày tiếp theo, toàn đoàn đã được Thượng tọa Thanh Tứ hướng dẫn tham quan Trường Phật học, viếng tháp Bồ tát Thích Quảng Đức tại chùa Hòe Nhai, sau đó thăm chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất và thăm chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình. Trong buổi chiều, đoàn được hướng dẫn đến thăm cụ Hoàng Quốc Việt – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thăm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội, thăm Nhà bảo tàng cách mạng. Đến tối, Hòa thượng Bửu Ý đã cùng với Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Hòa thượng Thích Thế Long đàm đạo cho đến khuya thể hiện tinh thần toàn tâm toàn ý trong công cuộc thống nhất Phật giáo hai miền…

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ hơn 300 tỉ đồng chống dịch

Nhờ tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, sau 5 năm hình thành và hoạt động, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tròn vai trò lịch sử của mình khi tạo được mối liên thông đồng cảm sâu sắc giữa chư Tôn đức các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước.

Nhờ tâm huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, sau 5 năm hình thành và hoạt động, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tròn vai trò lịch sử của mình khi tạo được mối liên thông đồng cảm sâu sắc giữa chư Tôn đức các Giáo hội, tổ chức Hội và hệ phái Phật giáo trong cả nước.

Vào sáng ngày 20 tháng 10 năm 1979, chư Tôn đức Hòa thượng cùng Thượng tọa Thích Thanh Tứ và tập thể Tăng sinh đưa đoàn viếng thăm lăng Hồ Chủ Tịch. Sau đó đoàn được thông báo là sẽ đi tham quan tỉnh Hà Nam Ninh. Tại đất Ninh Bình, toàn đoàn được chư Tôn đức Hòa thượng và chính quyền Mặt trận đón tiếp niềm nở, và được hướng dẫn thăm động Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh và nhà Tiền Lê. Tiếp tục chuyến tham quan từ đó cho đến 16 giờ 30 chiều ngày 24 tháng 10 năm 1979, toàn đoàn đi thăm cụ Xuân Thủy, Bí thư Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước. Tại buổi thăm, Hòa thượng Bửu Ý được vinh dự gặp gỡ cùng các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, Hòa thượng Bửu Ý đã trình bày tóm tắt và nói luôn nguyện vọng, mục đích chuyến ra thăm miền Bắc và thủ đô Hà Nội của toàn đoàn. Khi đang mạn đàm thì Thượng tọa Thanh Tứ cho hay là Hòa thượng Thích Trí Độ vừa mới viên tịch. Theo chương trình, đáng lý là ngày mai toàn đoàn ra về, nhưng do được tin buồn này, nên khi về đến chùa Quán Sứ, Hòa thượng Bửu Ý đã họp đoàn lại nói chuyện: “Đúng lý ra ngày mai chúng ta về nhưng giờ đây Hòa thượng Hội trưởng đã viên tịch, ta nên ở lại dự tang, chú Tuyền đánh điện khẩn về thành phố báo tin cho chư Tôn Hòa thượng ở nhà biết”. Ngay trong chiều hôm đó, Hòa thượng Bửu Ý đã phân công Hòa thượng Pháp Lan viết điếu văn tưởng niệm.

Lúc 15 giờ chiều ngày 25 tháng 10 năm 1979, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đến chùa Quán Sứ viếng tang. Khi nhìn thấy cụ với chiếc áo bình dân giản dị, chư Tăng trong đoàn càng thấm thía sự gần gũi đáng kính của vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Vào lúc 17 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Trí Thủ – Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã cùng với Hòa thượng Thích Minh Nguyệt – Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, ra đến chùa Quán Sứ, mang theo tràng hoa cườm kính viếng và tấm hoành phi ghi dòng chữ “Bất nhập nhị môn”. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 26 tháng 10 năm 1979, đoàn Phật giáo miền Nam và Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh đến kính viếng giác linh Hòa thượng Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Ngày 1 tháng 11 năm 1979, lúc 6 giờ sáng, chư Tôn Hòa thượng và Tăng sinh đã có mặt để đưa tiễn đoàn ra sân bay Nội Bài đáp chuyến phi cơ trở về Thành phố Hồ Chí Minh sau gần nửa tháng thực hiện công tác tiền trạm cho công cuộc thống nhất Phật giáo diễn ra trong vòng hai năm sau đó. Thành quả của chuyến đi đầy ý nghĩa này đã không phụ kỳ vọng của chư Tôn đức Hòa thượng và chư Tăng, Ni, Phật tử miền Nam đã gởi gắm…

Chú thích:

[1] Theo lời kể của Hòa thượng Thích Huệ Xướng (Nguyên Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM) trong dịp thầy cùng phái đoàn Phật giáo miền Nam ra thăm miền Bắc và Thủ đô Hà Nội vào tháng 10/1979, để trao đổi ý kiến tạo tiền đề thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022

Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.

Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021

Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN

40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Xem thêm