Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/04/2022, 12:30 PM

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kể từ khi thành lập, qua 40 năm (1981 – 2021), Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò của mình ở nhiều phương diện, với những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội, hoạt động đối ngoại. Qua đó, vị thế của Phật giáo Việt Nam không ngừng nâng cao trong lòng dân tộc và trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

1. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THỐNG NHẤT CÁC TỔ CHỨC, HỆ PHÁI VÀ THÀNH LẬP GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Quá trình vận động thống nhất các giáo phái, hệ phái Phật giáo Việt Nam

Ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo Ấn Độ đã được truyền vào Luy Lâu (Bắc Ninh). Khoảng thế kỷ IV – V, Phật giáo Đại thừa từ Trung Hoa bắt đầu ảnh hưởng vào Việt Nam, được bản địa hóa và trở thành một tôn giáo lớn. Đến thời Lý – Trần thì Phật giáo đã trở thành “Quốc đạo”. Trong quá trình phát triển, Phật giáo Việt Nam tồn tại nhiều hệ phái nhưng luôn khao khát thống nhất thành một tổ chức chung. Vậy, cơ duyên nào đã tạo ra sự thống nhất đó?

Đáp ứng yêu cầu lịch sử, từ ngày 4 – 7/11/1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo (được coi như Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I) diễn ra tại chùa Quán Sứ (Hà Nội)(Ảnh: Tư liệu)

Đáp ứng yêu cầu lịch sử, từ ngày 4 – 7/11/1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo (được coi như Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I) diễn ra tại chùa Quán Sứ (Hà Nội)(Ảnh: Tư liệu)

Hòa bình, thống nhất đất nước sau năm 1975 đã tạo cơ hội để thực hiện nguyện ước thống nhất Phật giáo cả nước. Quá trình vận động thống nhất Phật giáo được gấp rút tiến hành và đạt nhiều kết quả, nhất là sau khi “Ban Vận động thống nhất Phật giáo” (gọi tắt là Ban Vận động) ra đời (2/1980), do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban; các Phó Trưởng ban là: Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Mật Hiển, Hòa thượng Thích Bửu Ý, Hòa thượng Thích Giới Nghiêm, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thế Long.

Sau khi thành lập, Ban Vận động đã tổ chức nhiều cuộc họp lấy ý kiến và hiệp thương với 9 tổ chức Giáo hội. Tháng 8/1980, Ban Vận động họp thân mật với 140 đại biểu nhân sĩ, trí thức, tín đồ Phật tử các giáo phái tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP. Hồ Chí Minh) để bàn về hệ thống, cơ cấu tổ chức của Phật giáo Việt Nam sau khi thống nhất… Ngày 16/1/1981, Ban Vận động họp kỳ thứ II ở Hà Nội đã nhất trí sẽ tiến hành Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam trong năm 1981. Để đẩy nhanh quá trình thống nhất Phật giáo Việt Nam, trong tháng 3/1981, Ban Vận động đã nhiều lần lấy ý kiến và hiệp thương với các tổ chức, tông phái, hệ phái, như: Hiệp thương với Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam tại tịnh xá Trung Tâm (15/3/1981); với Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam tại chùa Giác Lâm (17/3/1981); với Ban Chỉ đạo Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại chùa Ấn Quang (18/3/1981); với Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi (21/3/1981); với Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam tại chùa Kỳ Viên (24/3/1981); với Giáo hội Thiên Thai Giáo Quán Việt Nam tại chùa Pháp Hội (26/3/1981); với Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP. Hồ Chí Minh tại chùa Vĩnh Nghiêm (27/3/1981)… Các cuộc tiếp xúc giữa Ban Vận động và các hệ phái diễn ra cởi mở, chân tình, thẳng thắn và tỏ rõ mong muốn thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Ngày 5/8/1981, Ban Vận động họp kỳ thứ III tại chùa Xá Lợi (TP. Hồ Chí Minh), dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Trí Thủ. Hội nghị tập trung thảo luận về phương thức, nội dung thống nhất, dự thảo văn kiện Hội nghị Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam và đã thành công viên mãn trong tình đoàn kết với niềm tin mãnh liệt về tiền đồ rạng rỡ của Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Trí Thủ khẳng định: “Con đường đó dù có nhiều thuận lợi vì có cùng một điểm chung, đó là nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong bối cảnh đất nước thống nhất, độc lập, một sự thống nhất thực sự với trọn vẹn ý nghĩa của nó, nhưng cũng vấp phải một vài sự khó khăn. Song, việc thống nhất Phật giáo Việt Nam không chỉ là nguyện vọng của toàn thể Phật giáo đồ, mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo Việt Nam. Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước.” (Ảnh: Tư liệu)

Hòa thượng Thích Trí Thủ khẳng định: “Con đường đó dù có nhiều thuận lợi vì có cùng một điểm chung, đó là nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong bối cảnh đất nước thống nhất, độc lập, một sự thống nhất thực sự với trọn vẹn ý nghĩa của nó, nhưng cũng vấp phải một vài sự khó khăn. Song, việc thống nhất Phật giáo Việt Nam không chỉ là nguyện vọng của toàn thể Phật giáo đồ, mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo Việt Nam. Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước.” (Ảnh: Tư liệu)

Ngày 09/10/1981, Ban Vận động họp với trên 1.000 Tăng, Ni và tín đồ Phật tử tiêu biểu của chín hệ phái tại chùa Xá Lợi để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức vào ngày 04/11/1981 ở Hà Nội. Hòa thượng Thích Trí Thủ ra thông bạch triệu tập Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam gửi chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni và tín đồ Phật tử cả nước. Thông bạch khẳng định: Đến nay, công việc chuẩn bị có thể gọi là hoàn tất, Ban Vận động chúng tôi, sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng Bộ trưởng, quyết định triệu tập Đại hội đại biểu các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo cả nước tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), từ ngày 04 đến ngày 07/11/1981 [1].

Hòa thượng Thích Trí Thủ khẳng định: Con đường đó dù có nhiều thuận lợi vì có cùng một điểm chung, đó là nguyện vọng thống nhất Phật giáo trong bối cảnh đất nước thống nhất, độc lập, một sự thống nhất thực sự với trọn vẹn ý nghĩa của nó, nhưng cũng vấp phải một vài sự khó khăn. Song, việc thống nhất Phật giáo Việt Nam không chỉ là nguyện vọng của toàn thể Phật giáo đồ, mà hơn thế nữa, đó là chân lý tất yếu của Phật giáo Việt Nam. Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước [2].

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đáp ứng yêu cầu lịch sử, từ ngày 04 – 07/11/1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo (được coi như Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I) diễn ra tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) với sự tham dự của 165 vị đại diện [3] cho chín tổ chức, giáo phái, hệ phái Phật giáo cả nước [4]. Các đại biểu đều thành tâm thiện chí mong muốn thống nhất các hệ phái thành một tổ chức thống nhất, nên hội nghị diễn ra trong tinh thần đồng đạo, thắm tình ruột thịt và đạt kết quả viên mãn với sự thành lập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua Hiến chương, chương trình hoạt động của Giáo hội; suy tôn Hội đồng Chứng minh gồm 50 vị Hòa thượng, do Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ; suy cử Hội đồng Trị sự gồm 49 vị [5], do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch. Thành lập sáu ban chuyên ngành của Trung ương Giáo hội nhiệm kỳ I (1981-1987) gồm: Ban Tăng sự; Ban Giáo dục Tăng Ni; Ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ, Phật tử; Ban Hoằng pháp; Ban Nghi lễ; Ban Văn hóa. Ngoài ra, còn có các bộ phận trực thuộc Trung ương Giáo hội như bộ phận Tài chính, Thủ quỹ, Kiểm soát…

Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo Hiến chương (gồm Lời nói đầu, 11 Chương, 46 Điều) đã được Đại hội thống nhất thông qua và được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) phê chuẩn tại Quyết định số 83/BT ngày 29/12/1981: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và ngoài nước” (Điều 1). Hiến chương trở thành cơ sở pháp lý, là kim chỉ nam giúp cho hoạt động Giáo hội vượt qua mọi khó khăn và đạt những thành tựu viên mãn.

Như vậy, Phật giáo Việt Nam sau một thời gian dài có nhiều tổ chức giáo phái, tông phái, hệ phái cùng tồn tại và hoạt động độc lập, đến năm 1981, đã thành lập một tổ chức Giáo hội thống nhất và duy nhất, có hiến chương, chương trình hành động riêng. Đây là lần thống nhất Phật giáo lớn nhất từ trước đến nay, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí “thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức” của một tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho trí tuệ và nguyện vọng của Tăng, Ni và tín đồ Phật tử Việt Nam.

2. TÍNH TẤT YẾU SỰ RA ĐỜI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra. Tính tất yếu này thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:

Mục tiêu thống nhất Phật giáo có từ rất sớm; các hệ phái luôn khao khát xây dựng ngôi nhà chung của Phật giáo Việt Nam trên toàn quốc

Từ khi du nhập vào Việt Nam, Đạo Phật tồn tại nhiều sơn môn sinh hoạt độc lập, ít liên hệ và chi phối lẫn nhau. Để phù hợp với xu thế thời đại, phục vụ tốt hơn việc đạo, việc đời, vấn đề thống nhất Phật giáo được đặt ra từ rất sớm và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối các hệ phái. Ngay từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông, Phật giáo Việt Nam đã thống nhất các dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thảo Đường, Vô Ngôn Thông để lập nên Giáo hội Trúc Lâm năm 1299. Nhưng do điều kiện lịch sử nên Giáo hội Trúc Lâm chỉ đóng khung trong nội bộ thiền phái Trúc Lâm, mà không mở rộng hoạt động trên nhiều phương diện như Phật giáo hiện nay.

Trong thời Pháp thuộc, khi thực dân Pháp thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, mục tiêu thành lập Phật giáo Việt Nam thống nhất gặp nhiều khó khăn. Tuy bị “cái địa dư phân cách Trung, Nam, Bắc”, song Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước luôn ước nguyện xây dựng một Phật giáo thống nhất. Nguyện vọng này đã có từ lâu và là nguyện vọng duy nhất, tha thiết của Phật giáo Việt Nam [6]. Do đó, trong “Chương trình nghị sự” của Phật giáo mỗi miền đều đưa ra ý tưởng thống nhất Phật giáo Việt Nam. Đáng chú ý là ý kiến của Thiền sư Tâm Lai về việc thành lập “Hội Việt Nam Phật giáo” năm 1927 [7].

Những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo [8] phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời các hội Phật giáo, như: Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học năm 1930 tại Sài Gòn, do Hòa thượng Lê Khánh Hòa làm Hội trưởng; Hội An Nam Phật học năm 1932, tại Huế (đến ngày 22/12/1945, đổi tên thành Hội Việt Nam Phật học), do cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng [9]; Hội Phật giáo Bắc Kỳ [10] năm 1934 (đến ngày 19/5/1945, đổi tên thành Hội Việt Nam Phật giáo), tại Hà Nội, do Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng. Hội Phật học Đà Thành [11] năm 1935 tại chùa Phổ Thiên (Đà Nẵng); đến năm 1937, Hội Phật học Đà Thành chủ trương thành lập “Việt Nam Phật giáo Liên hiệp hội”; năm 1938, Hội Phật học Đà Thành chủ trương sáp nhập vào Hội An Nam Phật học… Ngoài ra, ở miền Bắc còn có các tổ chức Phật giáo như: Bắc Kỳ Cổ Sơn Môn [12] (1935), sau đó sáp nhập vào Hội Phật giáo Bắc Kỳ; Hội Thanh niên Phật tử Việt Nam (1943), do bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết làm Hội trưởng; Hội Phật giáo Cứu quốc Bắc Bộ năm 1945, do Hòa thượng Thích Thanh Thao làm Hội trưởng… Đến năm 1945, nhiều hội Phật giáo được hình thành và đều hướng tới việc cải tổ đường lối tu tập, cách thức sinh hoạt của Tăng già, đổi mới phương thức giáo dục, đào tạo Tăng Ni sinh… nhằm chuẩn bị cho công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Ủy ban Phật giáo Cứu quốc được thành lập ở các tỉnh, thành phố. Nhiều tổ chức được chuyển đổi, thành lập, trong đó có 6 tổ chức lớn nhất tại ba miền, mỗi miền một tổ chức của Tăng sĩ, một tổ chức của cư sĩ.

Ở miền Bắc: Ngày 20/8/1949, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đổi thành Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt, do Thiền sư Tố Liên làm Hội trưởng. Đến ngày 09/9/1950, đổi thành Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt và tôn Thiền sư Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ. Tháng 5/1949, Hội Việt Nam Phật giáo được thành lập tại chùa Quán Sứ, do cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm Hội trưởng. Tháng 9/1949, Hội Phật tử Việt Nam được thành lập tại Hà Nội.

Ở miền Trung: Năm 1949, Hội Sơn Môn Tăng già Trung Việt được thành lập tại chùa Thừa Thiên, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tùng lâm Pháp chủ. Hội An Nam Phật học đổi thành Hội Việt Nam Phật học, do cư sĩ Lê Văn Định làm Hội trưởng.

Ở miền Nam: Năm 1946, Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ ra đời. Năm 1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập, do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị sự trưởng. Năm 1951, Hội Phật học Nam Việt được thành lập, do cư sĩ Nguyễn Văn Khỏe làm Hội trưởng.

Ngoài ra, còn có Phật học đường Báo Quốc, do Hòa thượng Thích Trí Thủ đ?ng ??u; Ph?t h?c ???ng Nam Vi?t? Nh? v?y, ??n n?m 1951, ứng đầu; Phật học đường Nam Việt… Như vậy, đến năm 1951, cả nước đã xuất hiện nhiều hội Phật học, Phật giáo kể cả Tăng già và cư sĩ; vấn đề thống nhất Phật giáo từng miền ở những mức độ khác nhau cũng được đặt ra.

Ngày 25/2/1951, 6 tổ chức ba miền họp tại Huế và nhất trí thành lập “Tổng hội Phật giáo Việt Nam”, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội trưởng, ra tuyên ngôn nêu rõ: “Đề xướng việc lập Phật học này, chúng tôi có cái thâm ý đến chỗ Bắc, Trung, Nam sẽ bắt tay nhau thành một khối Phật tử quảng đại và thống nhất trên nguyên tắc cũng như trong hành động” [13]. Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời, đánh dấu sự đồng thuận đầu tiên cho quá trình chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đặt nền tảng cho sự phát triển Phật giáo sau này [14].

Để thể hiện rõ ý chí, khát vọng thống nhất Phật giáo, ngày 10/4/1951, Pháp chủ Thích Mật Ứng – đại diện Phật giáo miền Bắc, Hội trưởng Thích Tịnh Khiết – đại diện Phật giáo miền Trung và Hòa thượng Thích Đạt Thanh – đại diện Phật giáo miền Nam, cùng ký tên vào “Lời hiệu triệu thống nhất Phật giáo” gửi các tổ chức Phật giáo.“Phải bước tới thống nhất Phật giáo toàn quốc, thống nhất Phật giáo, đấy là nguyện vọng từ lâu, nguyện vọng duy nhất của toàn thể Phật tử xuất gia cũng như tại gia” [15].

Từ ngày 06 – 09/5/1951, Hội nghị thống nhất Phật giáo toàn quốc được tổ chức tại chùa Từ Đàm (Huế) với sự tham dự của 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ 3 miền Bắc – Trung – Nam. Hội nghị nhất trí thành lập “Tổng liên hội Phật giáo Việt Nam”, suy tôn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ, Thượng tọa Thích Trí Hải làm Phó Hội chủ. Với sự ra đời của Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Tăng già Việt Nam, Phật giáo nước ta bước đầu được tập hợp thành một khối thống nhất trong cả nước. Song, do điều kiện chiến tranh, chư Tăng và cơ quan Giáo hội bị phân tán thành hai vùng tạm chiếm và giải phóng, nên Tổng hội chỉ là một tổ chức hình thức, không có quyền điều hành, kiểm soát; các hội vẫn hoạt động riêng biệt nhưng cũng đặt nền tảng cho sự phát triển Phật giáo sau này.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, nên Tổng hội Phật giáo Việt Nam cũng bị chia cắt. Nhưng khát vọng thống nhất đất nước, thống nhất Phật giáo Việt Nam không bao giờ tắt trong lòng Tăng, Ni và tín đồ Phật tử. Từ ngày 16-18/3/1958, các tổ chức của Tổng hội tại miền Bắc, như Hội Việt Nam Phật giáo, Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Phật giáo Cứu quốc và Hội Phật tử Việt Nam tiến hành Đại hội thành lập “Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam”, suy tôn Hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng; Hòa thượng Tuệ Tạng, Thượng tọa Thích Đức Nhuận, Thượng tọa Phạm Đức Chính, Cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám làm Phó Hội trưởng. Sau khi Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ra đời, các tổ chức Phật giáo trước đây như Hội Việt Nam Phật giáo, Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Phật giáo Cứu quốc và Hội Phật tử Việt Nam đều giải thể. Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam trở thành thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ ngày 31/12/1963 đến ngày 4/1/1964, các hệ phái Phật giáo Bắc tông và Nam tông ở miền Nam Việt Nam họp Đại hội tại chùa Xá Lợi (Sài Gòn), nhất trí thông qua việc thống nhất hai tông phái Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền ở miền Nam thành một tổ chức duy nhất “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”. Từ đây, những tập đoàn trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam thực sự được xóa bỏ [16]. Sự thống nhất này một lần nữa khẳng định khát vọng thống nhất các hệ phái thành một ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam luôn cháy bỏng trong cả Phật giáo Bắc tông lẫn Nam tông. Điều đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp cho Phật giáo miền Nam có thêm thế và lực để cùng nhân dân cả nước tiếp tục đấu tranh chống Mỹ.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất đã tạo cơ duyên thuận lợi để các hệ phái thực hiện hoài bão xây dựng ngôi nhà chung cho Phật giáo Việt Nam. Tháng 02/1980, Ban vận động Thống nhất Phật giáo đ??c th?nh l?p, do H?a th??ng?ược thành lập, do Hòa thượng Thích Trí Thủ đ?ng ??u, ?? c? nh?ng h?nh ??ng thi?t th?c th?c ??y qu? tr?nh h?p nh?t c?c h? ph?iứng đầu, đã có những hành động thiết thực thúc đẩy quá trình hợp nhất các hệ phái, dẫn đến sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981. Đến đây, công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thành công viên mãn trên nguyên tắc đoàn kết hòa hợp, thống nhất ý chí trong mọi tư tưởng và hành động của cả ba hệ phái Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, mục tiêu thống nhất Phật giáo đã có từ rất sớm và thành công viên mãn vào năm 1981. Đó là cả quá trình nỗ lực rất lớn, dưới sự đồng tâm, đồng sức của chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và Tăng, Ni, tín đồ Phật tử các hệ phái; sự trợ duyên của Đảng và Nhà nước.

Tổ quốc thống nhất đã tạo ra cơ duyên thuận lợi tất yếu cho sự thống nhất của các hệ phái Phật giáo Việt Nam

Từ khi du nhập và phát triển ở Việt Nam hơn 2.000 năm, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc: “Hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam là hai ngàn năm Phật giáo nhập thân với dân tộc” [17]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một” [18]. Sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam và sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại. Chỉ khi đất nước không bị chia cắt thì công cuộc thống nhất Phật giáo mới trở nên bền vững. Đó là cơ duyên thuận lợi cho sự thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 2/1930. Đây là cơ duyên tốt cho toàn thể Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1937, Hội Phật học Đà Thành ở miền Trung chủ trương thành lập “Việt Nam Phật giáo Liên hiệp hội”… Trong những năm 1941-1945, nhiều tổ chức Phật giáo ra đời như đã nêu trên. Ngày 25/2/1951, Hội Phật học Nam Việt ra tuyên cáo nêu rõ nguyện vọng thống nhất Phật giáo cả nước: “Đề xướng việc lập Phật học này, chúng tôi có cái thâm ý đến chỗ Bắc, Trung, Nam sẽ bắt tay nhau thành một khối Phật tử quảng đại và thống nhất trên nguyên tắc cũng như trong hành động” [19]. Theo đó, Phật giáo Việt Nam cũng hình thành nên những tổ chức thống nhất cao hơn, như: Tổng hội Phật giáo Việt Nam (1951), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964)…

Mục tiêu thống nhất Phật giáo đã có từ rất sớm và đã thành công viên mãn vào năm 1981. Đó là cả quá trình nỗ lực rất lớn, dưới sự đồng tâm, đồng sức của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và Tăng, Ni, tín đồ Phật tử các hệ phái; sự trợ duyên của Đảng và Nhà nước.

Mục tiêu thống nhất Phật giáo đã có từ rất sớm và đã thành công viên mãn vào năm 1981. Đó là cả quá trình nỗ lực rất lớn, dưới sự đồng tâm, đồng sức của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và Tăng, Ni, tín đồ Phật tử các hệ phái; sự trợ duyên của Đảng và Nhà nước.

Sau khi thống nhất đất nước, trong điều kiện mới, Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cùng hòa nhập tâm nguyện, hòa chung tiếng nói, đồng tâm hiệp lực thực hiện khát vọng xây dựng tổ chức Phật giáo thống nhất. Trong bài diễn văn góp ý về cuộc vận động thống nhất Phật giáo, thay mặt Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Lục Hòa Tăng và Lục hòa Phật tử, Hòa thượng Bửu Ý, nêu rõ: “Tôi quan niệm Phật giáo chỉ có một, nhưng từ lâu phân ra nhiều hệ phái, vì thời cuộc, vì chế độ thực dân cũ và với âm mưu chia rẽ để lợi dụng bằng cách này cách nọ nhằm phục vụ ý đ??ồ thống trị của chúng. Nay đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất là một cơ duyên thuận lợi rất tốt để thống nhất Phật giáo thành một mối trên tinh thần hòa hợp Tăng già, chung sức chung lòng vì đ?oạo pháp và dân tộc” [20] … Phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam (11/1981), cụ Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khẳng định: “Ngày nay, nhân dân ta đã đuổi hết quân xâm lược, giang sơn gấm vóc của ta đã quy về một mối, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập và thống nhất. Đó là điều kiện thuận lợi để cho Tăng Ni và đồng bào Phật tử thực hiện trọn vẹn nguyện vọng thống nhất Phật giáo cả nước của mình…” [21]. Hiến chương Giáo hội nêu rõ: “Nguyện vọng thống nhất Phật giáo đã thực hiện từ lâu, nhưng chưa được trọn vẹn, nay trong bối cảnh dân tộc đã độc lập, Tổ quốc đã thống nhất, cả nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phật giáo Việt Nam có đủ cơ duyên thống nhất thật sự để duy trì chánh pháp, góp phần tích cực cùng toàn dân đem lại vinh quang cho Tổ quốc, hòa bình an lạc cho dân tộc và nhân loại…” [22].

Thống nhất để bảo tồn, phát huy giá trị của Phật giáo Việt Nam và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã mở ra dòng chảy hợp nhất của Phật giáo nước ta, lưu thông đến mọi miền đất nước, mang tính ưu việt của truyền thống đoàn kết hòa hợp và gia tăng thêm sức mạnh đến bội phần để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó, văn hóa Phật giáo chiếm vị trí quan trọng.

Việc thành lập Giáo hội với Hiến chương được Nhà nước công nhận đã tạo cơ sở pháp lý cho Phật giáo Việt Nam thiết lập, phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Phật giáo trên thế giới. Đây là điều mà các nước trên thế giới không làm được [23], đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tổ chức Giáo hội chung, duy nhất trên thế giới. Sự thống nhất các hệ phái đã chấm dứt thời kỳ các tổ chức Phật giáo hoạt động manh mún, tranh giành ảnh hưởng. Từ nay, Phật giáo Việt Nam luôn đoàn kết, thống nhất thực hiện phương châm hành đạo: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, góp phần không ngừng nâng cao vị thế Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc và cộng đồng tín ngưỡng Phật giáo trên thế giới [24].

3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Mở ra Kỷ nguyên Phật giáo thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của Tăng , Ni, Phật tử Việt Nam:

Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên cơ sở thống nhất 9 hệ phái là một sự kiện trọng đại trong trang sử vàng của Giáo hội. So với các lần thống nhất trước, công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981 được coi là thành công nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử, Phật giáo Việt Nam đã quy tụ được các tổ chức, hệ phái vào một tổ chức thống nhất cả về ý chí lẫn hành động, lãnh đạo và tổ chức, có Hiến chương, suy tôn ngôi Pháp chủ, tấn phong hàng giáo phẩm. Từ đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trở thành tổ chức Giáo hội Phật giáo duy nhất sau nhiều thế kỷ phân tán và hoạt động rời rạc. Kể từ ngày ra đời, qua 40 năm (1981-2021), tính ưu việt của công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.

Đánh giá ý nghĩa to lớn của việc thống nhất này, báo cáo Đại hội Thống nhất Phật giáo đã khẳng định: “Đây là lần đầu tiên sau hơn trăm năm bị nô lệ hóa bởi phong kiến thực dân và đế quốc, Phật giáo Việt Nam chúng ta nay được nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do trong cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một thời vàng son cho cho Đạo Phật Việt Nam mà chúng ta chỉ tìm thấy trong thời đại nhà Trần với Trúc Lâm Tam tổ. Nay thời đại vàng son đó đã đến và đang nằm trong tay chư vị đại biểu của chín tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam. Từ nay, chúng ta không còn phân biệt Phật tử miền Nam, Phật tử miền Trung, Phật tử miền Bắc. Chúng ta chỉ gọi bằng một danh từ quý báu nhất, thiêng liêng nhất là Phật tử Việt Nam” [25].

Hòa thượng Thích Trí Thủ nhấn mạnh, sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã “mở ra một hướng phát triển mới trong lịch sử Phật giáo nước nhà, làm lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân, làm sáng chói tinh thần Phật giáo trong thời đại nước Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa xã hội, phát huy cao hơn nữa truyền thống gắn bó hài hòa giữa Đạo Phật với dân tộc, đảm bảo truyền thống tín ngưỡng và phương pháp tu hành của Tăng, Ni và đồng bào Phật tử theo lời Phật dạy” [26].

Có thể khẳng định, sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 là cuộc thống nhất Phật giáo trọn vẹn, mỹ mãn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Lần đầu tiên, cụm từ “Phật giáo thống nhất một cách trọn vẹn” trở nên đúng nghĩa, bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tập hợp đầy đủ các tổ chức Giáo hội, tổ chức hội cả ba hệ phái Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ. Thời nhà Trần, Phật giáo chỉ thống nhất trong nội bộ thiền phái Trúc Lâm; năm 1951, Tổng hội Phật giáo Việt Nam chỉ thống nhất trong nội bộ hệ phái Bắc tông; việc thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam năm 1958 hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm 1964, cũng chỉ diễn ra trong phạm vi ở miền Nam hay ở miền Bắc, chứ không thể nói là thống nhất Phật giáo trong cả nước; hơn nữa, còn nhiều tổ chức Giáo hội lúc bấy giờ không tham gia. Do đó, sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 thực sự là công trình vĩ đại của Phật giáo khi đã tổng hợp toàn bộ trí tuệ, công sức Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước thành một khối thống nhất, mở ra thời kỳ phát triển mới của Phật giáo Việt Nam. Sự thống nhất ấy chính là “cây bút thần” mầu nhiệm, thể hiện qua hình ảnh chư vị Bồ tát với “nghìn tay nghìn mắt” đã viết lên trang sử vàng sáng chói cho nền Phật giáo nước nhà.

Khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất cao và tạo ra cơ duyên để các chức sắc Phật giáo người Việt, các hội Phật tử người Việt Nam ở nước ngoài chung tay xây dựng đất nước

Sự thống nhất các tổ chức, hệ phái vào ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam, trước hết nhờ tinh thần đoàn kết, hòa hợp trên dưới một lòng và tinh thần trách nhiệm cao với đạo pháp, dân tộc của chư Tôn đức cùng toàn thể Tăng, Ni và tín đồ Phật tử 9 hệ phái.

Việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có hình thức tổ chức Giáo hội chung và duy nhất, trên nguyên tắc thống nhất ý chí lẫn hành động, lãnh đạo và tổ chức. Song, các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn, phương tiện tu hành đúng chính pháp đều được tôn trọng và duy trì [27]. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đánh giá: “Đây là một sự kiện lịch sử của Đạo Phật nước ta, cả từ trong quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai… Lịch sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo từ bản chất, bản sắc, từ trong thực tiễn hoạt động của mình, biểu hiện truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với Tổ quốc. Trong sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc ngày nay, Phật giáo Việt Nam đã góp phần xứng đáng…” [28].

Việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn mạng một ý nghĩa to lớn trong việc kết nối các chức sắc Phật giáo người Việt với các hội Phật tử người Việt ở nước ngoài đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng đất nước. Đồng thời, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch muốn lợi dụng tôn giáo để chống phá, chia rẽ nội bộ Phật giáo và Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trước xu thế hội nhập của đất nước, Phật giáo Việt Nam đã tích cực mở rộng các hoạt động giao lưu quốc tế để vun đắp tình đồng đạo hữu nghị với Phật giáo các nước, tạo sự giao lưu về tư tưởng văn hóa Phật giáo Việt Nam với tư tưởng văn hóa Phật giáo thế giới. Qua đó, góp phần tăng cường tinh thần hữu nghị, đoàn kết quốc tế trong Phật giáo giữa các quốc gia và đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng nền hòa bình thế giới.

Tạo ra luồng sinh khí mới trong đời sống sinh hoạt của Tăng, Ni và tín đồ Phật tử

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các Ban chuyên môn, Viện thuộc Trung ương Giáo hội, từ trung ương đến địa phương hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, xuyên suốt, nhất quán, đã tạo nên luồng sinh khí trong đời sống sinh hoạt của Tăng, Ni và tín đồ Phật tử cả nước. Giáo hội trở thành trung tâm tập hợp nguồn lực lớn lao của Phật giáo Việt Nam, thu hút nhân dân đến với Đạo Phật, khơi nguồn cảm hứng vô biên cho sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới, tạo sự hưng phấn cho Tăng, Ni và tín đồ Phật tử trong quá trình dấn thân phụng sự đất nước trên bước đường đồng hành cùng dân tộc.

Kể từ khi thành lập, qua 40 năm (1981-2021), Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò của mình ở nhiều phương diện, với những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội, hoạt động đối ngoại. (Ảnh: Tư liệu)

Kể từ khi thành lập, qua 40 năm (1981-2021), Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò của mình ở nhiều phương diện, với những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội, hoạt động đối ngoại. (Ảnh: Tư liệu)

Sự ra đời của Giáo hội đã hình thành tiếng nói chung cho tất cả các tổ chức thuộc ba hệ phái lớn: Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ của Phật giáo Việt Nam. Đó là “đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội” và “phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Điều đó không chỉ xóa đi khoảng cách mà còn gắn kết chặt chẽ các hệ phái Phật giáo thành một khối thống nhất, tạo sự liên thông Phật giáo giữa các vùng miền. Giáo hội Phật giáo Việt Nam với phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, trở thành động lực giúp Tăng, Ni và tín đồ Phật tử Việt Nam ý thức được trách nhiệm cao cả của mình với vận mệnh đất nước, luôn mong muốn đóng góp công sức, trí tuệ cho sự hưng thịnh đạo pháp và sự trường tồn của dân tộc.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng

Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tạo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo của Trung ương Giáo hội, công tác hành chính của hệ thống Giáo hội các cấp, công tác hướng dẫn Tăng, Ni, tín đồ Phật tử trong và ngoài nước. Đồng thời, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho việc thực hiện tốt chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Từ đó, tạo cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo và đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo cho nhân dân. Giáo hội còn luôn cổ vũ Tăng, Ni và tín đồ Phật tử tích cực hưởng ứng, tham gia các công tác ở địa phương, các phong trào hành động cách mạng do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, nhất là các phong trào từ thiện xã hội, góp phần hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [29]. … Phát huy truyền thống gắn bó với dân tộc để “hộ trì hoằng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hòa bình, an lạc cho thế giới”; lại được đảm bảo chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và khẳng định vị trí của mình trong lòng dân tộc.

THAY LỜI KẾT

Tóm lại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập trên cơ sở thống nhất các tông phái, hệ phái, giáo phái năm 1981 là kết quả của quá trình hoạt động bền bỉ, kiên trì của Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Điều đó kịp thời phản ánh xu thế tất yếu của lịch sử và nguyện vọng thiết tha của bao thế hệ Tăng, Ni và tín đồ Phật tử Việt Nam. Việc thành lập Giáo hội thống nhất trên toàn quốc có giá trị lịch sử to lớn, quyết định đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong những năm tiếp theo. Kể từ khi thành lập, qua 40 năm (1981 – 2021), Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò của mình ở nhiều phương diện, với những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội, hoạt động đối ngoại. Qua đó, vị thế của Phật giáo Việt Nam không ngừng nâng cao trong lòng dân tộc và trên trường quốc tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022

Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.

Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021

Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN

40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Xem thêm