Thứ ba, 02/11/2021, 14:56 PM

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Ra đời – phát triển và hội nhập

Với lịch sử hơn hai ngàn năm du nhập, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Phật giáo là Tôn giáo giàu tính bao dung và vô cùng năng động trong tiếp biến. Vì vậy, khi tiếp xúc với bất kỳ nền văn hóa nào, Phật giáo đã nhanh chóng được đón nhận và hòa quyện vào trong mình những nét văn hóa bản địa làm nên những bản sắc riêng có của từng nền văn hóa Phật giáo ở mỗi quốc gia. Với lịch sử hơn hai ngàn năm du nhập, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Phật giáo càng phát triển và bén rễ sâu trong đời sống xã hội thì sự gắn bó dân tộc càng sâu sắc hơn. Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) năm 1981 chính là thành quả kết tinh hàng nghìn năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và là kết quả tất yếu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Bối cảnh lịch sử, tính tất yêu của sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Vào những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo rất mạnh ở các nước châu Á như: Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa. Các phong trào chấn hưng Phật giáo này đã ảnh hưởng tới công cuộc chấn hưng Phật giáo Việt Nam những năm 1920-1930, kết quả là đã có các tổ chức Phật giáo được thành lập ở cả miền Nam, miền Trung, và miền Bắc (Nguyễn Đại Đồng và cộng sự năm 2010). Trải qua hơn nửa thế kỷ, dù có nhiều tổ chức Phật giáo của các hệ phái, các Giáo hội được thành lập ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước, song nguyện vọng thống nhất Phật giáo của Tăng Ni, Phật tử các hệ phái, tổ chức Phật giáo trong cả nước luôn được ấp ủ và thôi thúc trong tâm tư mỗi Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Sau chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà là nhân duyên thù thắng và là cơ hội thuận lợi ngàn năm có một để Phật giáo Việt Nam tiến hành sự nghiệp thống nhất các hệ phái Phật giáo mà lịch sử ngàn năm trước đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Ngay sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, một phái đoàn gồm chư Tôn đức: Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Mật Hiển, Đại đức Thích Hiển Pháp, Đại đức Thích Hành Minh, Ni sư Huỳnh Liên tham gia đoàn Đại biểu miền Nam ra thăm miền Bắc từ ngày 30/8 – 24/9/1975. Phái đoàn chư Tôn đức đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch nước Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp đón. Đồng thời, phái đoàn đã được Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam và Hội Phật giáo Thống nhất TP. Hà Nội tiếp đón tại chùa Quán Sứ vô cùng trọng thị và nồng ấm thắm tình huynh đệ và chia sẻ những tâm huyết về sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam trong tương lai (Nguyễn Đại Đồng 2018: 408-409).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường

Với lịch sử hơn hai ngàn năm du nhập, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Với lịch sử hơn hai ngàn năm du nhập, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Sau đó, vào tháng 2/1977 phái đoàn chư Tôn đức Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam do Hòa thượng Thích Tâm An, Hòa thượng Thích Thế Long, Thượng tọa Thích Tâm Minh đại diện chư Tăng miền Bắc đã vào Nam tham dự Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và thăm chư Tôn đức lãnh đạo Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP. Hồ Chí Minh tại chùa Vĩnh Nghiêm (Nguyễn Đại Đồng 2018: 409).

Từ ngày 18/10 – 2/11/1977 phái đoàn Phật giáo TP. Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Đạt Hảo làm trưởng đoàn đã ra thăm các chùa, tổ đình Phật giáo miền Bắc. Ngày 15/11/1979, nhận lời mời của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Ban Tôn giáo Chính phủ, và của Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, đoàn đại biểu Phật giáo gồm chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni đại diện các hệ phái, tổ chức Phật giáo ở miền Nam gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông, Giáo hội Cổ truyền Lục hòa Tăng, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước đã có chuyến thăm thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, gặp gỡ giao lưu chư Tôn đức Tăng Ni và thăm các ngôi cổ tự ở miền Bắc. Các chuyến viếng thăm và giao lưu này mang đến sự hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau và làm tiền đề quan trọng cho công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được tiến hành vào năm 1980-1981 (Nguyễn Đại Đồng 2018: 409-410).

Trong nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng (20/12/1976) đã đưa ra các định hướng chiến lược về công tác Tôn giáo: “Chính sách của Đảng về tôn giáo là tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết đồng bào có đạo và không có đạo, để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, chống những hoạt động làm hại đến lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội” (http: tulieuvankien.dangcongsan.vn). Với chủ trương đó, Chính phủ đã ra nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ về công tác Tôn giáo tập trung vào các nội dung: (1) Hoạt động của Tôn giáo; (2) Cơ sở thờ tự, nơi thờ cúng; (3) Đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên về hoạt động Tôn giáo; (4) Tài liệu, kinh sách của các tôn giáo; (5) Cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội của các Tôn giáo; (6) Quan hệ giữa các tổ chức Tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế và nước ngoài; (7) Trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước về Tôn giáo (http: thuvienphapluat.vn).

Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định trong nghị quyết của Chính phủ, các sinh hoạt Tôn giáo nói chung, trong đó có Phật giáo được thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Hoạt động giao lưu giữa các tổ chức Tôn giáo, giữa các tổ chức hệ phái, giáo hội của Phật giáo ngày càng được thúc đẩy. Trong đó có các hoạt động giao lưu quốc tế của các tổ chức Phật giáo Việt Nam.

Với tư cách là thành viên sáng lập của tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP), các hoạt động giao lưu Phật giáo quốc tế diễn ra nhộn nhịp vào giai đoạn này đối với các tổ chức Phật giáo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 22/7/1976, đoàn đại biểu Phật giáo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham dự Đại hội ABCP lần thứ IV tại Tokyo, Nhật Bản do Hòa thượng Thích Thiện Hào làm trưởng đoàn, Hòa thượng Thích Thế Long làm phó đoàn và các đại biểu tham dự với nội dung Phật giáo vì hòa bình nhân loại. Từ ngày 09 – 13/9/1978, Hòa thượng Thích Thế Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, với tư cách là ủy viên của ABCP đã tham dự hội nghị thư ký ABCP tại thủ đô Moskva, Liên Xô. Phái đoàn Phật giáo Việt Nam đã dự Đại hội lần thứ V của ABCP diễn ra từ ngày 16-19/6/1979 tại Ulan Bator, thủ đô Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ với thành phần Trưởng đoàn Hòa thượng Thích Thế Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; các thành viên gồm: Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Thượng tọa Thích Minh Châu và Thượng tọa Thích  Tâm Châu, Chủ tịch Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, và Thượng tọa Thích Thanh Sam. Tại Đại hội này, Hòa thượng Thích Thế Long được bầu làm Phó Chủ tịch ABCP và Thượng tọa Thích Minh Châu làm ủy viên Ban chấp hành ABCP. Hội nghị Ban chấp hành và Ban Thư ký ABCP được tổ chức từ ngày 18-21/11/1980 tại New Delhi, Ấn Độ. Hòa thượng Thích Thế Long và Thượng tọa Thích Minh Châu tham dự và báo cáo về hoạt động của Trung tâm ABCP Việt Nam (Nguyễn Đại Đồng 2018: 415-424).

Nhìn từ truyền thống lịch sử, nguyện vọng mạnh mẽ của Tăng Ni, Phật tử, và những yêu cầu thực tế các hoạt động Phật sự trong nước và quốc tế của các hệ phái, tổ chức, Giáo hội Phật giáo tại Việt Nam lúc bấy giờ đã đưa đến hệ quả tất yếu của việc hình thành Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Vào ngày 02/02/1980, chư Tôn đức giáo phẩm tiêu biểu của Phật giáo từ ba miền Bắc, Trung, Nam đã họp và quyết định thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Hội nghị đã suy cử Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Pháp Tràng, Hòa thượng Hoằng Thông vào Ban Chứng minh, cử Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban vận động, cùng với các thành viên đại diện của các tổ chức Phật giáo (Nguyễn Đại Đồng 2018: 425).

Chư tôn Giáo phẩm các thành viên Ban Vận động tại chùa Quán Sứ, tham dự Hội nghị kỳ II, ngày 18/01/1981.

Chư tôn Giáo phẩm các thành viên Ban Vận động tại chùa Quán Sứ, tham dự Hội nghị kỳ II, ngày 18/01/1981.

Trung ương Giáo hội thăm, làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An và trung tâm hồi sức Covid-19 tỉnh

Sau hai tháng bàn thảo với các cuộc họp khác nhau, đến ngày 09/4/1980, Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam chính thức ra thông bạch về mục đích, ý nghĩa, thời cơ, vận hội mới để tiến hành thống nhất Phật giáo Việt Nam và công bố danh sách chính thức Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam gồm (1) Chứng minh: Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; (2) Trưởng ban: Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; (3) Phó Trưởng ban: Hòa thượng Thích Thế Long, Phó Hội trưởng kiêm Tổng Thư ký Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Chủ tịch Ban liên lạc Phật giáo yêu nước TP. HCM; Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm; Hòa thượng Thích Mật Hiển, thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Bửu Ý, Viện trưởng Viện Hoằng đạo Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; Hòa thượng Thích Giới Nghiêm, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam; (4) Chánh Thư ký: Thượng tọa Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Phật học Vạn Hạnh; (5) Phó Thư ký: Thượng tọa Thích Từ Hạnh, Tổng Thư ký Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP. HCM; Thượng tọa Thích Thanh Tứ, Chánh văn phòng Trung ương Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam; (6) các Ủy viên: Hòa thượng Thích Thiện Hào, Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP. HCM; Hòa thượng Thích Giác Tánh, Chánh đại diện miền Liễu Quán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Hòa thượng Thích Trí Nghiêm, thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Thượng tọa Thích Giác Toàn, Thường trực Trung ương Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam; Thượng tọa Thích Thanh Trí, Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thừa Thiên – Huế; Thượng tọa Thích Chánh Trực, Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Quảng Trị; Ni sư Thích Nữ Huỳnh Liên, Trưởng Ni giới Khất sĩ Việt Nam; các đạo hữu: Nguyễn Văn Chế, Võ Đình Cường, Nguyễn Hữu Thiện, Tống Hồ Cầm (Nguyễn Đại Đồng 2018: 432-436).

Ngày 09/4/1980 Ban vận động thống nhất Phật giáo long trọng ra mắt tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội. Tham dự cùng Chư tôn đức có lãnh đạo Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội và nhiều vị đại diện Chính quyền Thành phố. Hôm sau, ngày 10/4, Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ đã tiếp phái đoàn Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam tại Phủ Chủ tịch khẳng định Đảng, Nhà nước đánh giá cao tinh thần gắn bó với dân tộc, lòng yêu nước của đồng bào theo đạo Phật trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và tin tưởng với tinh thần đoàn kết, hòa hợp Phật giáo sẽ có những đóng góp xứng đáng hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hôm nay (Nguyễn Đại Đồng 2018: 436-438).

Ngày 15/5/1980, lễ ra mắt Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được cử hành trọng thể tại chùa Xá Lợi, TP Hồ Chí Minh. Ngày 24/5/1980, tại chùa Từ Đàm, TP Huế, tỉnh Bình Trị Thiên, lễ ra mắt Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức trang nghiêm. Sau đó, ngay từ đầu năm 1981, nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa Ban vận động thống nhất Phật giáo với các giáo hội, tổ chức hệ phái Phật giáo để bày tỏ quan điểm, thống nhất chủ trương, kế hoạch chương trình cho Hội nghị thống nhất Phật giáo toàn quốc (Nguyễn Đại Đồng 2018: 438-439).

Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã tổ chức hội nghị kỳ III diễn ra từ ngày 03 đến ngày 06/8/1981 tại trụ sở văn phòng 2, chùa Xá Lợi, TP Hồ Chí Minh để thông qua nghị quyết tổ chức Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam. Hội nghị đã được Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt tiếp đón thân mật tại nhà khách thành ủy và chúc mừng thành công của Hội nghị kỳ III của Ban vận động thống nhất Phật giáo thành công tốt đẹp (Nguyễn Đại Đồng 2018: 449).

Ngày 19/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 671/QĐ-HĐBT đồng ý tổ chức Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tại thủ đô Hà Nội. Sau đó, ngày 09/10/1981, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã ký thông bạch của Ban vận động gửi tới chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử tất cả các Giáo hội, tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước thông báo về sự thống nhất cao, sự đồng thuận của tất cả các tổ chức Giáo hội, tổ chức hệ phái về việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, công tác chuẩn bị đã được hoàn tất, và quyết định triệu tập tổ chức Hội nghị Đại biểu các Tổ chức, Giáo hội, Hệ phái Phật giáo cả nước tại chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội từ ngày 04-07/11/1981 để thảo luận và thông qua bản Hiến chương; Thảo luận và thông qua chương trình hoạt động Phật sự; Suy tôn Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự của tổ chức thống nhất Phật giáo cả nước (Nguyễn Đại Đồng 2018: 451).

Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đánh dấu một giai đoạn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của Giáo hội sau gần 40 năm thành lập.

Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đánh dấu một giai đoạn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của Giáo hội sau gần 40 năm thành lập.

Hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Từ ngày 04-07/11/1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, chín tổ chức hệ phái trong cả nước gồm: Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP. Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai giáo quán, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước miền Tây Nam bộ, Hội Phật học Nam Việt, cùng Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo thành lập nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã thông qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân sự khoá I nhiệm kỳ (1981-1987) Hội đồng Chứng minh gồm 50 vị, Hội đồng Trị sự có 49 vị. Hội đồng Trị sự có 06 Ban, Viện Trung ương; thành lập 28 Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố; thành lập hai trường Cao cấp Phật học Việt Nam. Nhiệm kỳ I là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Hội đồng Trị sự 2012a).

Nhiệm kỳ II (1987-1992) là giai đoạn phát triển các hoạt động theo chương trình nội dung 6 điểm của Giáo hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Nhiệm kỳ II có 37 thành viên Hội đồng Chứng minh, 60 thành viên Hội đồng Trị sự, thành lập được 40 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố và 07 Ban, Viện Trung ương hoạt động (Hội đồng Trị sự 2012a).

Nhiệm kỳ III (1992-1997) có 33 thành viên Hội đồng Chứng minh, 70 thành viên Hội đồng Trị sự. Giáo hội có 10 Ban, Viện Trung ương hoạt động, 41 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố. Phát triển số lượng Tăng Ni và cơ sở tự viện, tống số có 15.777 Tăng Ni và 8.463 cơ sở tự viện, số lượng Phật tử chiếm 3/4 dân số. Nhiệm kỳ III tiếp tục chương trình hoạt động 6 điểm ngày càng mở rộng thể hiện tính tích cực hơn qua phương châm hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” để phù hợp với thời kỳ mở cửa của đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Hội đồng Trị sự 2012a).

Nhiệm kỳ IV (1997-2002) có 67 thành viên Hội đồng Chứng minh, 94 thành viên Hội đồng Trị sự. Giáo hội thành lập mới một số Ban Trị sự các tỉnh, nâng số Ban Trị sự địa phương lên 45 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành phố. Số lượng Tăng Ni và cơ sở thờ tự tăng lên, Tăng Ni có 28.787 Tăng Ni, cơ sở tự viện có 10.383 chùa, tự viện. Đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối thế kỷ XX để vững vàng bước sang thế kỷ XXI (Hội đồng Trị sự 2012a).

Nhiệm kỳ V (2002-2007) có 84 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 thành viên Hội đồng Trị sự chính thức và 24 thành viên dự khuyết. Toàn Giáo hội có 52 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành phố. Nhiệm kỳ phát triển về số lượng Tăng Ni và cơ sở tự viện: Tăng Ni có 36.512 vị, cơ sở tự viện có 14.321 ngôi. Đây là nhiệm kỳ đầu bước vào thế kỷ XXI (Hội đồng Trị sự 2012a).

Nhiệm kỳ VI (2007-2012) đánh dấu giai đoạn phát triển rực rỡ của lịch sử Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại đánh giá 25 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Về tổ chức có nhiệm kỳ VI Giáo hội có 97 thành viên Hội đồng Chứng minh, 147 thành viên Hội đồng Trị sự và 48 uỷ viên dự khuyết, 56 Ban Trị sự và Ban Đại diện Phật giáo tỉnh, thành phố. Tổng số có 44.498 Tăng Ni, 14.775 cơ sở tự viện (Hội đồng Trị sự 2012a).

Nhiệm kỳ VII (2012-2017)  với chủ đề kế thừa – ổn định – phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kiện toàn hệ thống tổ chức, gồm 03 cấp hành chính Giáo hội: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố; và cấp quận, huyện. Giáo hội có 89 thành viên Hội đồng Chứng minh, 199 Ủy viên Hội đồng Trị sự chính thức và 61 Ủy viên dự khuyết. Giáo hội có 13 Ban, Viện Trung ương, 63 đơn vị Phật giáo cấp tỉnh, thành phố trong cả nước; hàng trăm đơn vị Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh. Tổng số có 46.495 Tăng Ni, 14.778 cơ sở tự viện (Hội đồng Trị sự 2012-2020).

Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đánh dấu một giai đoạn phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của Giáo hội sau gần 40 năm thành lập, khẳng định vị thế của GHPGVN trong thời kỳ hội nhập, phát triển ở cả trong nước cũng như ở nước ngoài, và các hoạt động Phật giáo quốc tế. Nhiệm kỳ VIII Giáo hội có 96 thành viên Hội đồng Chứng minh, 224 Ủy viên Hội đồng Trị sự chính thức và 45 Ủy viên dự khuyết. Tổng số có 53.491 Tăng Ni, 18.466 cơ sở tự viện (Hội đồng Trị sự 2012-2020).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ hơn 300 tỉ đồng chống dịch

Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội từ ngày 04-07/11/1981.

Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội từ ngày 04-07/11/1981.

Tinh thần nhập thế, hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Kế thừa tinh hoa đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Hội đồng Trị sự 2002).

Trong suốt chặng đường 40 năm thành lập, phát triển, và hội nhập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động đem lại lợi ích cho đất nước. Giáo hội được thành lập, hoạt động với phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” là minh chứng cho tinh thần nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ra đời vào thời kỳ đất nước xảy ra cuộc chiến tranh biên giới và sự cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái về đời sống Tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch. Tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng Phật giáo thế giới trong đấu tranh ngoại giao bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tự do Tôn giáo ở Việt Nam (Hội đồng Trị sự 2002).

Bước sang giai đoạn đổi mới của đất nước từ năm 1986 là thời gian bắt đầu nhiệm kỳ thứ II, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Giáo hội đã khôi phục nhiều di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh phù hợp với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong sự nghiệp đối ngoại nhân dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực đấu tranh để Mỹ ra quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có quan ngại về tự do Tôn giáo, góp phần vào sự kiện Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam và nối lại bình thường hóa quan hệ (Hội đồng Trị sự 2012b).

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới, hải đảo, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng 09 ngôi chùa tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam: chùa Đảo Trường Sa Lớn, chùa Đảo Song Tử Tây, chùa Đảo Nam Yết, chùa Đảo Sơn Ca, chùa Đảo Phan Vinh, chùa Đảo Sinh Tồn, chùa Đảo Đá Tây A, chùa Đảo Trường Sa Đông, chùa Đảo Sinh Tồn Đông. Hàng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử các vị Tăng là thành viên Giáo hội ra trụ trì tại các ngôi chùa này, sống cùng với các chiến sĩ, quân và dân trên đảo để ngày đêm bảo vệ vùng biển chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Trên biên giới đất liền, Giáo hội đã xây dựng các chùa Phật Tích Trúc Lâm tại Bản Giốc, chùa Trúc Lâm tại cửa khẩu Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng), chùa cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), chùa tại cửa khẩu Bắc Luân (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh)… Đây là những cột mốc tâm linh chủ quyền quốc gia góp phần bảo vệ đất nước (Hội đồng Trị sự 2012-2020).

Năm 2014, trước sự xâm phạm trái phép của giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những hành động rất sớm, quyết liệt, khẳng định chân lý chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển Đông của cha ông ta lâu đời trong lịch sử. Giáo hội đã tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đang tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (07-11/5/2014) tại chùa Bái Đính, Ninh Bình khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế tại biển Đông. Thủ tướng Sri Lanka, và đại biểu quốc tế là các lãnh đạo Phật giáo các nước, Tăng Ni, các Giáo sư, học giả đến từ 95 quốc gia, vùng lãnh thổ đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam. Giáo hội đã chủ động, khôn khéo tranh thủ sự đồng thuận của Ủy ban tổ chức Quốc tế (IOC) Vesak Liên Hợp Quốc đưa ra Tuyên bố Ninh Bình 2014 trong đó có điều khoản yêu cầu các nước trên thế giới phải tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Tuyên bố Ninh Bình này được gửi tới Liên Hợp Quốc và Đại sứ quán các nước tại Hà Nội, bao gồm cả Trung Quốc. Thắng lợi ngoại giao này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được ghi nhận trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã có đánh giá tổng kết và ca ngợi tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Hội đồng Trị sự 2014).

Kể từ khi thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều có các đại diện tham gia làm Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở các địa phương. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngay từ những ngày đầu Hội đồng bầu cử Quốc gia và các bộ, ngành chức năng triển khai các công việc liên quan đến bầu cử, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm rất cao trong việc lựa chọn, giới thiệu một chức sắc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là người có tư cách công dân tốt, có nhiều hoạt động đóng góp cho đất nước, có năng lực, trình độ, có uy tín, đạo hạnh và sức quy tụ, ảnh hưởng trong Giáo hội để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội; đồng thời Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chỉ đạo, hướng dẫn Ban Trị sự các tỉnh/thành phố, các quận/huyện tích cực trong việc phối hợp với cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để giới thiệu những vị Tăng, Ni xứng đáng, đảm bảo các yêu cầu để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chỉ đạo Phật giáo các địa phương, Tăng, Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam tích cực hưởng ứng các hoạt động và tham gia ngày hội toàn dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, treo cờ Tổ quốc, thể hiện tinh thần, trách nhiệm của công dân với đất nước. Trong ngày bầu cử, cả nước đã có hàng chục cơ sở Phật giáo (chùa, học viện…) được các địa phương sử dụng làm điểm bầu cử; nhiều chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Phật giáo các địa phương tham dự lễ khai mạc, chào cờ và bỏ những lá phiếu đầu tiên; các kênh truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tích cực tuyên truyền và đưa tin hình ảnh này góp phần tạo hiệu ứng tốt và lan toả tinh thần yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam tới toàn thể Tăng, Ni và hàng chục triệu cử tri là Phật tử hoặc những người yêu mến đạo Phật tích cực tham gia đi bầu cử, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân với quốc gia, dân tộc. Kết quả, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 4 vị chức sắc đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (trong đó có 1 Hoà thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, 1 Thượng tọa Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam), 62 chức sắc Phật giáo đã trúng cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 và hàng trăm Tăng Ni, Phật tử trúng cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã (Hội đồng Trị sự 2021).

Giáo hội tích cực tổ chức các hoạt động thiện nguyện, quyên góp, ủng hộ để chia sẻ, giúp đỡ đồng bào

Giáo hội tích cực tổ chức các hoạt động thiện nguyện, quyên góp, ủng hộ để chia sẻ, giúp đỡ đồng bào

Trong việc hưởng ứng và thực hiện phát động của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc treo cờ Tổ quốc tại các cơ sở Tôn giáo và tư gia Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn xác định đây cũng là việc thể hiện tinh thần của một tôn giáo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc nên nội dung này đã được Giáo hội quan tâm triển khai từ những năm trước đây và nay đã phát động để trở thành phong trào treo cờ Tổ quốc rộng khắp trong các cơ sở của Phật giáo, tư gia của Phật tử trong các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước, dịp Tết cổ truyền của dân tộc, các đại hội, lễ trọng và các sự kiện lớn của Phật giáo, góp phần lan toả tinh thần yêu nước, sự gắn bó đoàn kết, chung sức, đồng lòng hướng về Tổ quốc.

(Còn tiếp)

Tài liệu tham khảo:

1. Hội đồng Trị sự (2002), Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định-Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. TP. HCM: Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

2. Hội đồng Trị sự (2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Từ Đại hội đến Đại hội (1981-2012). Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

3. Hội đồng Trị sự (2012-2020), Báo cáo Tổng kết công tác Phật sự GHPGVN. Hà Nội: VPTWGHPGVN.

4. Hội đồng Trị sự (2021), Sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2021. Hà Nội: VPTWGHPGVN.

5. Hội đồng Trị sự (2002), Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành lập GHPGVN (07/11/1981-07/11/2001). Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

6. Hội đồng Trị sự (2012), Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN (07/11/1981-07/11/2011). Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

7. Hội đồng Trị sự (2012), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ: Đạo pháp và Dân tộc. Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

8. Hội đồng Trị sự (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hòa thượng Thích Đức Nhuận Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN nhân kỷ niệm 20 năm ngày viên tịch (1993-2013). Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội.

9. Hội đồng Trị sự (2012), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012-2012). Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

10. Hội đồng Trị sự (2017), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (2017-2022). Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

11. Hội đồng Trị sự (2008), Văn kiện Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2008. Hà Nội: Nxb. Tôn giáo.

12. Hội đồng Trị sự (2014), Văn kiện Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2014. Hà Nội: Nxb. Tôn giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022

Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.

Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021

Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN

40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Xem thêm