STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Bạn ấy đặt câu hỏi về vấn đề liệu rằng người xuất gia có cần đi học hay không? Hay chỉ đơn giản là cạo bỏ râu tóc, khoác “ca-sa duệ” là trở thành người tu? Và một suy nghĩ quan trọng mà tôi muốn làm sáng tỏ trong câu hỏi này là suy nghĩ: Người xuất gia chỉ cần cạo tóc, mặc y, kinh kệ 6 thời, “11 chế độ” trong tự viện là đủ?
Thật tế, quan sát kĩ thì trong suy nghĩ của nhiều người, họ chỉ nghĩ (đơn thuần) xuất gia đồng nghĩa với việc từ bỏ cuộc sống thế tục để chuyên tâm thiền định, trì giới và tu hành giải thoát là đủ… Vậy người xuất gia có cần phải học không hay chỉ cần thực hành những gì Đức Phật đã dạy là được? Đây là một câu hỏi không chỉ quan trọng với những ai đã bước vào con đường xuất thế, mà còn với tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trong thời đại ngày nay.
Ngay từ khi thành lập Tăng đoàn, Đức Phật đã đề cao tinh thần học tập và tu trì. Ngài không dạy một đức tin mù quáng, mà khuyến khích các đệ tử tự mình tư duy, quán chiếu, thể nghiệm giáo pháp. Như trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy:
“Này các Tỳ-kheo, có hai loại tài sản mà một người có thể có được. Một là tài sản vật chất, hai là tài sản của trí tuệ. Trong hai thứ ấy, tài sản trí tuệ là cao quý hơn hết.”
Để có trí tuệ, người xuất gia không thể không tu, không học. Học để thấu hiểu chánh pháp, học để gìn giữ và hoằng hoá giáo lý, học để tu tập một cách đúng đắn, chính xác, thiết thực và đạt đến giải thoát.
Lịch sử Phật giáo cho thấy, từ thời Đức Phật đến các thế hệ Tổ sư sau này, tất cả những bậc thầy vĩ đại của đạo Phật đều là những người tinh tấn trong việc học. Các trung tâm Phật học lớn như Nālandā, Vikramaśīla ở Ấn Độ hay các đạo tràng danh tiếng tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… đều minh chứng cho truyền thống học tập mạnh mẽ trong Phật giáo.
Kinh điển là kho tàng trí tuệ vô giá mà Đức Phật để lại. Một vị xuất gia nếu không học kinh điển sẽ khó nắm bắt được con đường tu tập đúng đắn, dễ rơi vào tà kiến hoặc thực hành sai lệch. Ví dụ, nếu không hiểu rõ giáo lý về vô thường, khổ, vô ngã - những giáo lý căn bản nhất thì có thể chấp vào ngã kiến, xem bản thân là cao quý, hoặc bị dao động trước những thay đổi trong cuộc sống thường nhật. Nếu không hiểu nhân quả, có thể sinh ra nghi ngờ về con đường tu tập hoặc hành trì sai lầm các pháp. Học kinh điển không phải để tranh luận hay tích lũy tri thức suông, mà để thực hành, chuyển hóa bản thân, giúp tâm an trú, bình nhiên trên con đường chánh pháp.
Một trong những yếu tố quan trọng của đời sống xuất gia là giữ gìn giới luật. Đức Phật chế định giới luật không phải để gò bó mà để giúp người xuất gia có đời sống thanh tịnh, tinh tiến trên con đường đạo. Nhưng nếu không học giới luật một cách nghiêm túc, làm sao có thể giữ giới đúng đắn? Một số người cho rằng chỉ cần giữ giới theo thói quen hoặc bắt chước các bậc thầy, các bậc trưởng lão là đủ, nhưng thực tế nếu không hiểu rõ ý nghĩa của từng giới điều, người xuất gia có thể rơi vào hình thức, lạm dụng, mà thiếu đi tinh thần thực sự của giới luật.
Bên cạnh đó, việc học thiền định là con đường quan trọng đưa đến giải thoát. Tuy nhiên, thiền không đơn giản là ngồi yên hay tập trung vào hơi thở, mà đòi hỏi sự học hỏi, thực nghiệm và quán chiếu sâu sắc. Trong lịch sử, có những người thực hành thiền nhưng vì thiếu sự hướng dẫn đúng đắn, dẫn đến ngộ nhận về các trạng thái tâm hoặc rơi vào chấp thủ, tưởng mình đã đạt đạo, chứng đắc, tư duy tà kiến. Vì vậy, việc học về thiền định, từ phương pháp thiền chỉ (samatha) đến thiền quán (vipassanā), là vô cùng quan trọng với người xuất gia.
Người xuất gia không chỉ tu tập cho riêng mình mà còn có sứ mệnh hoằng pháp, giúp chúng sanh hiểu và thực hành Chánh pháp. Nhưng nếu không có sự học tập nghiêm túc, làm sao có thể giảng dạy một cách chính xác?
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội phát triển và Phật giáo đối diện với nhiều thách thức, người xuất gia càng cần có kiến thức rộng để hoằng pháp hiệu quả. Ngoài kinh điển, thì cần học thêm các kỹ năng tạm gọi là ngoại điển như thuyết giảng, viết lách, ngôn ngữ, công nghệ, tâm lý học, y học… để có thể truyền bá giáo lý đến nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau.
Học là cần thiết, nhưng nếu chỉ lo tích lũy tri thức mà không thực hành thì cũng giống như kẻ chăn bò thuê, không hưởng được giọt sữa nào. Đức Phật dạy:
“Dầu đọc tụng nhiều Kinh,
Tâm buông lung cẩu thả,
Như kẻ chăn bò thuê,
Khó hưởng Sa-môn quả.” - (PC-19)
“Dầu đọc tụng ít Kinh,
Nhưng hành trì Giáo pháp,
Như thật, tâm giải thoát,
Từ bỏ tham sân si,
Hai đời không chấp trì,
Thọ hưởng Sa-môn quả.” - (PC-20)
Do đó, người xuất gia cần học với tinh thần cầu pháp, nhưng không bám chấp vào kiến thức. Học để hành, học để quán chiếu, học để chuyển hóa tâm thức và hành động. Khi việc học trở thành một phần của sự thực nghiệm, thì tri kiến sẽ chuyển hóa thành trí tuệ, giúp hành giả bước đi vững vàng trên con đường giác ngộ. Người xuất gia tu Phật không thể tách rời việc học khỏi sự tu tập. Nếu không học, con đường tu hành sẽ mơ hồ, dễ đi lạc hướng. Nếu chỉ học mà không tu, thì chỉ là “kiến thức chết”. Do đó, học và hành phải đi đôi, lấy trí tuệ làm ngọn đèn soi sáng con đường giải thoát.
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, người xuất gia càng cần học tập để không chỉ hoàn thiện bản thân mà còn góp phần hoằng dương chánh pháp, giúp Phật giáo tiếp tục đồng hành và tỏa sáng trong đời sống hiện đại.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Từ thiện là hoạt động, ý niệm sẻ chia, nghĩa cử đẹp ngàn đời của con người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?
Tôi có cái tật lạ, mỗi bận ngồi rảnh tay lại hay nghĩ: "Nếu bữa nay là bữa cuối của mình, thì sao...?"
Bản tin được đọc nhiều nhất tuần qua trên Cổng thông tin Phật giáo là vụ một tu sĩ ở An Giang bị xóa bỏ tư cách tu sĩ, đồng thời bị cách chức phó trụ trì một ngôi chùa, với hơn 4.300 lượt xem.
Phim Phật giáo hay không phải ít nhưng ở những nền điện ảnh khác.