Sự thực vụ việc "bé trai mồ côi bị sư thầy đánh bầm tím"
Gần đây, đồng loạt các báo điện tử, trang mạng và mạng xã hội đăng tải thông tin "bé trai mồ côi bị sư thầy đánh bầm tím khắp cơ thể". Vậy vụ việc thực hư ra sao và đâu là sự thật?
Theo thông tin trên báo điện tử, trang mạng và mạng xã hội, hình ảnh một em bé trai khoảng 10 tuổi với nhiều vết bầm tím được coi là mới bị sư thầy Thích Đàm Trang, trụ trì chùa Long Yên xã Hà Hải, huyện Hà Trung, Thanh Hóa gây nên, theo lời tố cáo của cô giáo Phạm Thị Nhuần,
Theo đó, bên cạnh hình ảnh bầm tím nhiều nơi trên cơ thể một bé trai khoảng 10 tuổi và được cho là mới bị sư thầy (cách gọi thông thường đối với Ni cô ở miền Bắc - BTV) Thích Đàm Trang - trụ trì chùa Long Yên (xã Hà Hải, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) gây nên - theo lời tố cáo của cô giáo Phạm Thị Nhuần, giáo viên Trường Tiểu học Hà Hải tại địa phương.
Những bức ảnh được cho là do cô Nhuần chụp mà báo chí đã khai thác cho thấy, bé trai 10 tuổi bị hàng chục vết thâm tím chi chít khắp người. Ngoài ra, giữa đầu bé có một vết thương rất lớn, đã lành sẹo. Cô Nhuần khẳng định, đây là những vết thương do chính sư trụ trì chùa Long Yên Thích Đàm Trang gây ra cho cháu bé. Lời tố cáo đó khiến cộng đồng lên án gay gắt.
Trước thông tin đó, TT.Thích Tâm Đức, UV HĐTS, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Thanh Hóa cùng chư tôn đức BTS tỉnh đã đến chùa Long Yên xác minh sự việc và được biết, những bức ảnh báo chí đăng có từ năm 2016, không phải hình ảnh mới.
TT.Thích Tâm Đức cung cấp cho Giác Ngộ hình ảnh chụp mới nhất của cháu bé - trong chiều nay, 12-12-2018 - chứng tỏ cháu vẫn khỏe mạnh và đi học bình thường.
Hiện cháu bé vẫn được sư thầy Thích Đàm Trang nuôi dưỡng và đang học lớp 5, trường Tiểu học Hà Hải.
Được biết, bé trai mồ côi bố, mẹ bệnh nặng, được ngoại gửi nhờ nhà chùa nuôi dưỡng từ năm 2015 đến nay.
Trong tường trình của sư thầy Thích Đàm Trang với BTS Phật giáo tỉnh Thanh Hóa hôm nay, 12-12, cho biết, cháu bé Nguyễn Chí Dĩnh, sinh năm 2008, hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ cháu có biểu hiện không bình thường, không rõ bố là ai, ông bà ngoại cháu già yếu, không thể chăm sóc cháu nên người mẹ nuôi của Dĩnh đã gửi cháu vào chùa, nhờ sư thầy nuôi dạy từ tháng 10-2015.
Năm 2016, cháu Dĩnh đi học về, có đánh nhau với bạn ngoài đường, sư thầy đã thấy lưng cháu bị các vết thâm. Để răn cháu, sư thầy đã có phạt cháu mấy roi. Sự việc đã qua hơn hai năm rồi, nhưng nay báo chí khai thác, làm lệch sự thật, khiến cho dư luận bức xúc, và những người trong cuộc bị tổn thương, hoang mang.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm