Sự tích "chích lý tây quy" của Đạt Ma Tổ sư
Hỏi: Tôi thường đến chùa lễ Phật và thấy đa phần các chùa đều có thờ Tổ sư Đạt Ma quảy một chiếc giày trên vai. Xin cho biết hình ảnh Tổ sư Đạt ma quảy một chiếc giầy trên vai có sự tích thế nào?
Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma bị mất một chiếc dép?
Những tên khác của Tổ sư Đạt Ma? Vai trò của ngài trong sự nghiệp truyền bá và phát triển Phật giáo tại Trung Quốc? Hiện nay, phần lớn các chùa ở Việt Nam đều tu theo pháp môn tụng kinh, niệm Phật nhưng lại thờ Tổ Đạt Ma, vậy phải chăng ngài cũng là Tổ sư của Tịnh Độ tông?
Đáp:
Tổ sư Đạt Ma có tên gọi đầy đủ là Bồ Đề Đạt Ma. Theo Cao tăng truyện (Đạo Tuyên) và Truyền đăng lục (Đạo Nguyên) thì Bồ Đề Đạt Ma là một vị vương tử của xứ Nam Thiên Trúc. Sử liệu không cho biết ngài sinh năm nào, chỉ biết rằng sau khi xuất gia đắc đạo, ngài vượt biển sang Trung Hoa truyền pháp. Ngài đến Quảng Châu ngày 21 tháng 9 năm Canh Tý nhằm đời nhà Lương, niên hiệu Phổ Thông năm đầu (520.TL).
Khi biết Lương Võ Đế căn cơ chẳng hợp, không lãnh ngộ được yếu chỉ thượng thừa của Thiền tông, ngài rời Kim Lăng (kinh đô nước Lương) đến Lạc Dương, trụ tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, trọn ngày ngôi xoay mắt vào vách im lặng. Chính tại đây, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã truyền tâm ấn và y bát cho Thần Quang về sau trở thành Nhị Tổ Huệ Khả.
Phần cuối cuộc đời của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma hiện có nhiều quan niệm khác nhau. Theo Thiền luận, quyển thượng (D.T> Suzuki - Trúc Thiên dịch) thì: "Những ngày cuối cùng của Đạt Ma ở Trung Hoa bao trùm trong bí mật; ta không biết rằng bằng cách nào, lúc nào và tại đâu Sư lìa cõi thế tục này. Có người nói Sư bị đối phương đầu độc, người nói Sư băng qua sa mạc về Ấn...". Tuy vậy, căn cứ Sử 33 vị Tổ Thiền tông Ấn - Hoa (Thích Thanh Từ) thì ngài an nhiên thị tịch tại Trung Hoa nhằm ngày mùng 9 tháng 10 năm Bích Thìn, niên hiệu Đại Thông năm thứ hai, nhà Lương 9529 TL). Nhục thân của ngài an táng tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ. Nhưng khi Tống Vân đi sứ ở Ấn Độ về lại gặp Tổ sư tại Thông Lãnh, nhà vua cho quật mộ ngài thì quả nhiên quan tài rỗng không, chỉ còn một chiếc dép. Vua sắc đưa chiếc dép này về thờ tại chùa Thiếu Lâm. Hình ảnh Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma quảy một chiếc giày trên vai thờ ở hậu tổ dựa vào sự tích "quảy hài về Tây" ở trên.
Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma còn có biệt danh Bích Quán Bà la môn, nghĩa là vị Bà la môn ngồi quay mặt vào vách, tương truyền ngài ngồi đối mặt với vách núi trong một hang động chùa Thiếu Lâm đến chín năm (cửu niên diện tích). Ngoài ra, ngài được gọi với một tên khác nữa là Bích Nhãn Hồ, nghĩa là người rợ Hồ (Ấn) mắt xanh.
Vai trò của Bồ Đề Đạt Ma đối với Phật giáo Trung Hoa vô cùng vĩ đại. Ngài qua Đông Độ với thông điệp: "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ, dùng tâm ấn tâm, Bồ Đề Đạt Ma đã thổi vào Thiền một luồng sinh khí mới, rất năng động và hiệu quả, vượt thoát những rườm rà của hình thức, chủ trương kiến tánh thành Phật. Ngài là Sơ Tổ của Thiền tông Trung Hoa, dòng thiền được khơi nguồn và tuôn chảy đến Lục Tổ Huệ Năng để rồi hình thành Ngũ gia tông phái là Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Cũng xuất phát từ Bồ Đề Đạt Ma, Thiền tông ngày càng phát triển rực rỡ và trở thành một trong những tông phái hùng mạnh, có sắc thái và tinh thần bản địa rất cao đồng thời chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Trung Hoa.
Thiền tông Việt Nam có liên hệ pháp thống sâu sắc với Thiền tông Trung Hoa. Ngoại trừ Thiền học của Khương Tăng Hội thì các thiền phái như Tỳ Ni Đà Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường đều có nguồn gốc từ Thiền tông Trung Hoa. Đa phần cách chùa viện hiện tại ở Việt Nam đều là chi mạt của tông Tào Động và tông Lâm tết. Vì vậy, tuy hầu hết các chùa viện ở nước ta hiện nay lấy việc tụng kinh, niệm Phật làm pháp môn tu tập nhưng xét theo mối liên hệ pháp thống vẫn thuộc Lâm Tế chánh tông, tức Thiền tông. Do đó, vị Tổ sư mà các chùa viện phụng thờ ở hậu tổ cố nhiên là Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ của Thiền tông.
Bồ Đề Đạt Ma không phải là tổ sư của Tịnh Độ tông. Tuy Tịnh Độ tông cũng là một tông phái Phật giáo lớn ở Trung Quốc nhưng Tổ sư của tông này là ngài Huệ Viễn (334-416), đạo tràng tại chùa Đông Lâm ở Lư Sơn, chủ trương niệm hồng danh Phật A Di Đà để được vãng sinh Cực Lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Quán Hạnh (1950 -2024)
Tăng sĩ 10:22 07/01/2025Do niên cao lạp trưởng, cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Quán Hạnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN thành phố Huế, trú trì chùa Bảo Vân (Huế) đã an nhiên thị tịch lúc 16 giờ 00 ngày 02/01/2025 (03.12 Giáp Thìn); trú thế 75 năm, 56 hạ lạp.
Một đời sống đạo
Tăng sĩ 09:51 07/01/2025Hòa thượng từng nói: “Muốn cho Phật pháp trường tồn thì phải có người tu hành sáng đạo”. Chính Ngài đã sáng cho nên mới nhận ra giá trị của điều kiện cốt lõi cần thiết, tiên quyết không thể thiếu này. Đã trăm năm qua Hòa thượng lo cho đạo pháp, nhiệt huyết lo cho Thiền tông Việt Nam, muốn thực hiện đạt đến rốt ráo viên mãn, Ngài không thể rời bản tâm sáng ngời này mà thực hiện được.
Tiểu sử Hoà thượng Thích Thanh Định (1960 - 2024)
Tăng sĩ 06:30 24/12/2024Cuộc đời của Hoà thượng là một tấm gương sáng về đạo hạnh, hết lòng hi sinh trong việc lợi đạo ích đời, đặc biệt là có công lao rất lớn trong việc xiển dương Phật Pháp.
HT.Thích Chơn Kim - đời khí phách, tu nghiêm mật
Tăng sĩ 09:47 19/12/2024HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam.
Xem thêm