Tôn giả Tu Bồ Đề đón Phật từ xa ngàn dặm khi an trụ trong Tính không
Thể tính các pháp là pháp không tịnh, ly ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, Tu Bồ Đề đã thấu rõ chân lý đó nên Tôn giả là người đón Đức Thế Tôn trước hơn ai hết. Tôn giả xứng đáng là vị Giải Không Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.
Qua 49 năm thuyết pháp, tùy theo căn cơ trình độ của chúng sinh Đức Phật đã nói rất nhiều vấn đề. Trong đó, Trí tuệ của Bát Nhã không phải là thế trí biện thông, mà là loại trí tuệ siêu thiện ác vô phân biệt. Trong bản chất trí tuệ này thanh tịnh và vắng lặng, trong suốt như hư không, cho nên gọi là không trí có nghĩa là trí tuệ hiểu về tánh không của các pháp, vì các pháp hiện tượng vốn là duyên sinh cho nên tự thể nó là không, thảy đều giả hữu, hết thảy đều vô ngã, sâu xa. Tính này không thật sâu xa huyền diệu, ngôn thuyết không diễn tả hết, tâm tư cũng khó hiểu thấu, vì không mà có, có mà không, nói theo lý Bát Nhã là chân không diệu hữu. Khi Phật nói kinh Bát Nhã trong số 1.250 vị đại A La Hán nói chung, 10 đại đệ tử nói riêng, người thấu hiểu không trí hơn hết là Tu Bồ Đề, bậc Giải Không Đệ Nhất.
Trong hàng Thánh chúng, Tôn giả Tu Bồ Đề dùng trí quán chiếu soi thấy Tính không của các pháp, thể chứng lý không, từ đó Tôn giả thường nói lý không và các oai nghi tế hạnh đều biểu thị lý không. Tương truyền một hôm, tại động Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu, trong lúc đang vá áo, Tôn giả dùng trí quán chiếu biết Đức Phật từ cung trời Đâu Suất thuyết pháp cho Thánh Mẫu Ma Da sắp trở về. Tôn giả ngưng việc vá áo định đi đón Phật nhưng liền nghĩ rằng: Phật là bậc vô ngã, Pháp thân không tịch vắng lặng, ngã và ngã sở đều không, tuyệt dứt đối đãi. Phật đã từng nói không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả, các pháp rỗng lặng pháp tính biến khắp không gian và thời gian. Pháp thân Phật ở đâu mà chẳng có, vì thế ta đi đón Phật có thể bị Phật quở trách là người hành tà đạo. Trong hội Bát Nhã Đức Phật đã nói: “Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, đó là người tà đạo, không thể thấy Như Lai”.
Sau khi suy nghĩ, Tôn giả ngồi vá áo một cách bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Lúc bấy giờ trên đường trở về Phật được Tăng đoàn và đông đảo quần chúng chuẩn bị đón tiếp vô cùng trang trọng. Trong số đó có Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc, vị chứng thần thông đệ nhất bên nữ, vận dụng thần thông để đón Đức Phật trước nhất. Khi gặp Đức Phật, Liên Hoa Sắc đỉnh lễ và bạch Phật:
- Bạch Đức Thế Tôn! Nhờ có phép thần thông con hay tin Thế Tôn về và đến đây chờ đỉnh lễ Thế Tôn trước hơn ai hết.
Trước nét hân hoan của Liên Hoa Sắc, Phật mỉm cười từ tốn nói rằng:
- Liên Hoa Sắc! Người nghênh đón ta trước tiên chẳng phải là ngươi.
Nhìn bốn phía chẳng thấy ai, tất cả đều còn ở sau xa, với vẻ hoài nghi bàng hoàng, Liên Hoa Sắc quỳ thưa:
- Bạch Đức Thế Tôn! Con vận dụng sức thần thông khi đến đây chẳng thấy có ai cả. Thế ai là người đón Đức Thế Tôn trước con?
Tính ‘không’ của Thiền trong hội họa và âm nhạc
Trong lúc Liên Hoa Sắc vừa chấm dứt câu hỏi, Ngài Ca Diếp và Tăng đoàn từ từ tiến đến. Đợi chúng Tăng quy tụ đông đảo, Đức Phật mỉm cười nói với tất cả mà cũng để trả lời cho Liên Hoa Sắc, Phật nói:
- Này các Tỳ kheo! Ta tri ân tất cả các ông đã không quản xa xôi để đến đây đón ta, nhưng người gặp ta trước tiên chính là Tu Bồ Đề. Hiện giờ tại núi Kỳ Xà Quật, Tu Bồ Đề đang quán chiếu Tính không của các pháp. Người thấy thể tính rỗng lặng như như bất động, chính là người trực tiếp nghênh đón ta trước nhất.
Chúng đệ tử kể cả Liên Hoa Sắc, nghe Phật nói mới thấu rõ tướng của các pháp là hư vọng như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp. Thể tính các pháp là pháp không tịnh, ly ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, Tu Bồ Đề đã thấu rõ chân lý đó nên Tôn giả là người đón Đức Thế Tôn trước hơn ai hết. Tôn giả xứng đáng là vị Giải Không Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.
(Trích ấn phẩm: “Thập đại đệ tử Phật”
Tác giả: Thích Minh Tuệ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm