Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/03/2020, 11:02 AM

Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma bị mất một chiếc dép?

Nhìn hình ảnh của ngài Đạt Mạ, chúng ta thấy ngài vác một cây gậy đầu có treo một chiếc dép. Chúng ta ai cũng đi dép hai chiếc mà tại sao ngài Tổ lại đi một chiếc? Ngài Tổ nhìn bề ngoài có vẻ không nghiêm chỉnh gì hết vậy? Còn một chiếc nữa ngài bỏ đi đâu rồi?

Tại sao Thiền sư Thường Chiếu dám 'cãi' về Tổ Bồ Đề Đạt Ma?

Tương truyền sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma viên tịch, ba năm sau, Tống Vân (nhà Ngụy), đi sứ Tây Vực về, gặp Tổ Đạt Ma tại ngọn núi Thông Lãnh, thấy Tổ quảy sau lưng một chiếc dép, một mình đi mau như bay, Tống Vân hỏi: 

“Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc dép đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc dép này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dép cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ có 1 chiếc dép.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ có 1 chiếc dép.

Thiền sư Thường Chiếu – Người có công giao nhập 3 dòng Thiền phái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XIII

Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 15, nhằm năm Đinh Mão (728, sau TC) môn đồ đòi chiếc dép về chùa Hoa Nghiêm, đến nay không biết còn mất ở đâu...

Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án “chiếc dép tổ sư” đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi.

Trong một lần hội kiến, khi vua Lương Vũ Đế hỏi: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Tổ Đạt Ma đã trả lời: “Không có công đức”. Vua lại hỏi: “Vậy công đức chân thật là gì?”. Sư đáp: “Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức”. Vua lại hỏi: “Ai đang đối diện với trẫm đây?”. Sư đáp: “Tôi không biết”.

Hội kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi.

Tương truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".

Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".

Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của ta rồi".

Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được bộ xương của ta rồi".

Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta".

Trích Truyện cổ Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm