Chiếc dép của Đạt Ma Tổ Sư
Nhìn hình ảnh của ngài Đạt Mạ, chúng ta thấy ngài vác một cây gậy đầu có treo một chiếc dép. Ngài Tổ nhìn bề ngoài có vẻ không nghiêm chỉnh gì hết vậy? Còn một chiếc nữa ngài bỏ đi đâu rồi? Đó là chuyện tôi muốn giải thích hôm nay sau khi có một số Phật tử đặt câu hỏi.
Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma bị mất một chiếc dép?
Sau khi ngài truyền pháp cho Huệ Khả an tâm rồi ngài tịch diệt. Sau ba tháng thì có ông Tấn Công đời nhà Đường thế kỷ 16 bên Trung Hoa, đi sứ ở Tây Vức về thì thấy ngài Đạt Mạ quảy một chiếc dép trên gậy mà đi về hướng đó.Tấn Công hỏi ngài đi đâu? Ngài nói Ta về Tây. Đến khi vị sứ về triều đình báo tin lại: Ngài Đạt Mạ tổ sư mà tôi vừa gặp, tôi hỏi ngài đi đâu vậy? Ngài nói Ta về Tây. Ở nhà lấy làm lạ nói: Đạt Mạ tổ sư đã viên tịch 3 tháng nay, chôn cất rồi tại sao lại có Đạt Mạ tổ sư nào đi về Tây? Khi ấy khui quan tài ra xem thì trong hòm chỉ còn một chiếc dép. Còn ngài với nhục thân thật của ngài quảy một chiếc dép đi mất. Chính cái tượng thờ quảy một chiếc dép là tượng của ngài đó. Câu chuyện của ngài Đạt Mạ hiện vẫn còn mang nhiều tính bí ẩn.
Có người hỏi vậy chuyện đó có thật không? Có phải ngài chết bỏ trong hòm sau đó ngài ngồi dậy ra đi mang theo chiếc dép không? Thật ra, nói về ý nghĩa cao siêu thì nhiều chuyện lắm. Tôi liền nói: Chuyện đó cũng giống như chuyện hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm khi vua Lê Lợi đánh thắng quân Minh rồi, khi về đi ngang qua đó ngàu vứt cái kiếm xuống hồ, thì bỗng có con rùa thò đầu lên ngậm cái kiếm lặn xuống nước sâu nên gọi là hồ Hoàn Kiếm. Chuyện Đạt Mạ tổ sư cũng na ná như chuyện hồ Hoàn Kiếm của nước ta vậy. Nhưng nếu ai nói chuyện hồ Hoàn Kiếm không thật thì sẽ bị quần chúng lên án ngay vì nó đã đi vào lòng quần chúng rồi và được quần chúng yêu mến giữ gìn như giữ gìn báo vật. câu chuyện Đạt Mạ cũng đã được Phật tử chấp nhận nên bổn phận chúng ta là phải giữ gìn nó vì đó là câu chuyện đẹp. Truy nguyên câu chuyện đến cùng thì tôi cũng chỉ biết đến đó.
Khi Lương Võ Đế hỏi Đạt Mạ tổ sư rằng: Trẫm lâu nay đúc chuông, tạo tượng, xây chùa thế có công đức gì không? Ngài nói: Không có phước đức gì hết. Ngài trả lời như vậy, ông Lương Võ Đế cũng bực lắm. Bây giờ giả sử chùa hư, các thầy kêu gọi đóng góp tịnh tài sửa chùa để kiếm công đức, mà ngài nói không có công đức gì cả. Vậy tiền của bỏ ra đều uổng cả sao. Lần sau kêu gọi ai mà cúng.
Thật ra câu nói đó là một câu nói có nhiều ẩn ý bên trong. Bời vì ngài thấy ông Lương Vũ Đế chỉ biết vỏ cây mà không biết lõi cây. Phật pháp thậm thâm vi diệu chứ đâu phải làm cái chuyện đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, cúng dường mà ông cho là đủ, nên ông cứ mê mải trong chuyện đúc chuông tạo tượng...là bao hàm toàn bộ Phật pháp rồi, ngoài ra không có gì hơn nữa. Còn Giới, Định, Huệ phải tu tập để trở thành giác ngộ thì ông không quan tâm tới. Cho nên ngài nói ấy là để phá tính chấp nơi vua Lương Võ Đế.
Như vậy chúng ta phải biết Phật pháp không chỉ dừng ở nơi cái chuyện đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, cúng dường mà Phật pháp còn chỉ rõ con đường giải thoát cho mọi người tu tập, để mọi người cùng được giải thoát, cùng được giác ngộ như đức Phật. Đó là mục đích của ngài khai cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến.
Còn chuyện đúc chuông, tạo tượng là một phương tiện, một cái duyên để cho chúng ta tích lũy thêm phước đức hầu sau này sẽ có một đời sống hạnh phúc hơn chứ chưa phải là cứu cánh, là toàn diện của Phật pháp. Mà toàn diện của phật pháp vừa là làm phước, vừa là tu tuệ. Làm phước tu tuệ viên mãn như trong kinh nói: "Phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật".
(Cả phước cả huệ đều viên mãn mới là Phật), chứ còn đúc chuông, tạo tượng, xây chùa, cúng dường mới là tích phước. Nếu tích phước mà thiếu huệ cũng không khác nào như con chim một cánh thì không bay được, hay con người một chân sao mà đi được. Nhắm vào ông Lương Võ Đế, mà ngài nói thẳng là ông làm nhiều như vậy nhưng không có phước đức chi hết, chứ không phải vì cái việc đúc chuông, làm chùa, tạo tượng không có phước. Đó là ngài cố ý nói để phá cái kiến chấp của ông Lương Võ Đế, vì ông Lương Võ Đế cho cái đó là Phật pháp rồi, không có gì hơn nữa. Ngài cố phá cái kiến chấp hẹp hòi đó nên ngài nói không phước đức gì hết là vậy.
Vì sao vua Lương Võ Đế cả đời xây chùa, bố thí, cúng dường mà không có công đức?
Trong "Truyền Đăng Lục" quyển 30 có kể về Đạt Mạ Tổ sư như sau: Pháp sư (Bồ-đề Đạt-mạ) là con thứ 3 của một vị đại vương Bà-la-môn ở Nam Thiên Trúc thuộc Tây Vực. Thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Ông nuôi chí cầu pháp đại thừa, trút lớp áo trắng Cư sĩ, khoác lên mảnh nâu sòng, quyết làm hưng thịnh hột giống Thánh. Thoải mái trong lòng, thông suốt thế sự, trong ngoài sáng rỡ, đức hạnh vượt ngoài khuôn mẫu thế gian. Ông đau lòng trước cảnh suy vi của Thánh giáo ở nước ngoài, bèn băng núi vượt biển, qua du hóa ở Trung Hoa nước Ngụy. Kẻ hằng tâm ai cũng tin theo, còn người thiển cận sinh lòng chê trách. Thời ấy có hai ông Đạo Dục và Huệ Khả tuy thuộc hàng hậu sinh, tuổi nhỏ mà tuấn tú, chí lại cao xa, duyên may gặp được Pháp sư, bèn ở đó phụng sự nhiều năm, hết lòng tu học, chỉ mong sư chỉ bảo. Pháp sư thương họ tinh thành bèn chỉ cho chân đạo: đây là phép an tâm, đây pháp hạnh, đây là phép thuận vật, đây là phương tiện, đó là pháp an tâm của Đại thừa giáo, cẩn thận chớ hiểu lầm. An tâm, đó là phép bích quán; phát hạnh đó là tứ hạnh; thuận vật đó là ngừa sự chê gièm; phương tiện, đó là khiến mình đừng chấp trước, đó là sở do lược thuật lại như vậy. Phàm vào đạo có nhiều đường, nhưng nói cho cùng không ngoài hai đường này là Lý nhập và Hạnh nhập.
a. Lý nhập: là nương theo giáo (kinh điển) để ngộ vào tâm (yếu chỉ); tin sâu rằng tất cả sinh linh đều chung đồng một chân tánh, chỉ vì khách trần bên ngoài và vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được. Nếu bỏ vọng theo chân, tinh thần ngưng tụ trong cái định bích quán, thì không thấy có ta và có người, Thánh phàm một bực như nhau. Nếu một mực kiên cố không lay chuyển, rốt ráo không lệ thuộc văn giáo, đó tức là ngầm hợp với lí, hết tâm tưởng phân biệt. Tịch nhiên vô vi gọi là lý nhập.
b. Hạnh nhập: là nói về bốn hạnh, ngoài ra các hạnh khác đều bao gồm trong ấy. Bốn hạnh là gì?
1. Báo oán hạnh. 2. Tùy duyên hạnh. 3. Vô sở cầu hạnh. 4. Xứng pháp hạnh.
1. Sao gọi là oán hạnh? Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy: Ta từ bào kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi dạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Đời nay tu ta không phạm lỗi nhưng nghiệp giữ gieo từ trước nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ, đừng nên oán trách. Kinh nói: gặp khổ không buồn, vì sao vậy? Vì thấu suốt (luật nhân quả). Vậy khi tâm niệm ấy phát ra, ấy là ứng hợp với lí mượn oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.
2. Tùy duyên hạnh: chúng sanh đều do duyên nghiệp mà chuyển thành, chẳng có vì tội. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sinh. Nếu may được quả báo tốt hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhơn lành thuở trước, nên nay mọi thứ được vậy. Hễ duyên hết thì lại hoàn không, mưng vui nỗi gì? Được mất gì đều tùy theo duyên nhưng tâm người không vì vậy mà được thêm hoặc bớt mất gì. Nếu thấu đáo được như vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuận đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp vậy.
3. Vô sở cầu hạnh: người đời mãi đắm mê việc gì cũng tham trước, thế gọi là cầu. Bậc trí nghĩ lẽ chân, chuyển người thế tục, nên an tâm trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi mà vận chuyển, muôn vật đều là không. Có gì vui mà cầu được. Hễ có công thì liền có hắc ám đuổi theo, ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa, có thân có khổ được gì mà vui? Thông suốt được như vậy buông hết sự vật, dứt tưởng chẳng cầu. Kinh nói còn cầu còn khổ, hết cầu mới được vui. Xét biết không cầu mới là đạo hạnh, nên nói là hạnh vô cầu mong.
4. Xứng pháp hạnh: Cái lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp (tánh tịnh chia ly, mục chi vi pháp) tin hiểu lý ấy thì mới là hình tướng hóa thành không, không nhiễm không trước, không bỉ không thử. Kinh nói: Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu: pháp không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu. Bậc trí vì tin hiểu được vậy thì tùy xứng theo pháp mà hành. Bổn thể của vốn không tham lận cho nên dầu đem thân mạng và của cải ra mà bố thí vẫn không hối tiếc. Thấu rõ ba cái không, thì không còn ỷ lại và chấp trước. chỉ cần gạn trừ trần cấu, tùy nghi mà giáo hóa chúng sanh, nhưng không mắc phải hình tướng, thế tức là tự hành, đã lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ-đề. Bố thí đã vậy thì năm độ (bát-nhã) khác cũng thế, vì dứt trù vọng tưởng mà hành pháp tu sáu độ, nhưng thật không gọi gì là hành trả, nên nói là hạnh tùy xứng theo pháp. (Theo: "Truyền Đăng Lục" quyển 30).
Hiểu rõ luật nhân quả để có một cuộc sống an bình, ý nghĩa
Theo "Truyền Đăng Lục" quyển 30 kể: Ngày kia có ông Tăng tên là Thần Quang đến viếng sư, nhiệt thành cầu được khai ngộ phép thiền, nhưng Đạt Ma lạnh lùng không nhìn tới. Thần Quang khồn vì thế mà ngã lòng, nghĩ rằng những bậc chí thánh đại hiền ngày xưa phải trải qua đủ thứ thiên ma bách chướng mới thành được bổn nguyện. Đêm kia ông đứng dầm mình trong tuyết chờ Đạt Ma để ý đến cho đến khi tuyết rơi đầm đìa chôn vùi ông đến đầu gối. Bấy giờ sư mới quay đầu lại hỏi:
- Ông muốn cầu gì?
Quang khóc bạch:
- Ngưỡng mong Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng sanh.
Sư nói:
- Diệu đạo vô thượng của chư Phật phải nhiều kiếp tinh cần khó làm được, khó nhịn nhịn được, hàng đức nhỏ trí cùn, lòng đầy khinh mạng há có thể chịu nỗi nhọc nhằn lao khổ cầu pháp chân thừa sao?
Quang nghe quở bèn rút dao bén đoạn lìa cánh tay trái đưa lên trước mặt sư. Sư biết gặp được pháp khí, bèn nói:
- Chư Phật lúc phát tâm cầu đạo vì pháp bỏ thân, nay ông chặt tay trước mặt ta vì muốn cầu gì?
Nói xong sư bèn đổi tên Thần Quang ra Huệ Khả. Huệ Khả bạch:
- Pháp ấn của chư Phật có thể nghe chăng?
Sư nói:
- Pháp ấn chư Phật không thể nhờ vào người khác.
Khả bạch:
- Nhưng tâm con không an, thỉnh sư an tâm cho.
Sư nói:
- Đưa tâm người đây ta an cho.
Khả bạch:
- Con kiếm mãi mà chẳng thấy tâm ở đâu cả.
Sư nói:
- Thế là ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm