Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự vận động 'mười hai nhân duyên' vào đời sống con người

Phương pháp diệt trừ vô minh không có gì khác ngoài phương pháp tự tu tập bằng cách lấy tâm quán chiếu để đạt được đến trí tuệ, nhận biết được tất cả là do duyên khởi, là vô ngã, là vô thường.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về mười hai nhân duyên

1. Nhân quả và nghiệp báo 

à để tiến xa hơn nữa trong việc muốn giải thoát khỏi khổ đau, liễu thoát sinh tử luân hồi thì người ta không nên tạo tác ra bất cứ nghiệp nhân nào dù là nghiệp thiện hay ác để tránh phải thọ quả trong kiếp sau. Đó chính là con đường giải thoát, vượt qua khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi

à để tiến xa hơn nữa trong việc muốn giải thoát khỏi khổ đau, liễu thoát sinh tử luân hồi thì người ta không nên tạo tác ra bất cứ nghiệp nhân nào dù là nghiệp thiện hay ác để tránh phải thọ quả trong kiếp sau. Đó chính là con đường giải thoát, vượt qua khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi

Trong đời sống hằng ngày chúng ta thấy rằng có những kẻ sinh ra khốn khổ cùng cực, đời sống bất hạnh. Cuộc sống của họ đắm chìm trong tuyệt vọng sâu xa, phải lần hồi kiếm sống.

Trái lại, có kẻ lại sinh sống trong giầu có, đời sống đầy đủ và hạnh phúc tràn trề, họ hưởng một cuộc sống xa hoa thịnh vượng và hầu như không biết gì đến những đau khổ và phiền não của đồng loại. Có những người khi sinh ra và lớn lên đã thông minh xuất chúng, khả năng tinh thần trí thức cao siêu, trong khi nhiều người khác thì ngu si dốt nát, phải trải qua suốt cuộc đời trong mê mờ, ngu muội và  tăm tối. Tại sao trong chúng ta lại có những người khỏe mạnh, to lớn, đẹp đẽ và hầu như không có bệnh tật, trong khi có những kẻ sinh ra đã ốm đau bệnh tật, gầy còm, xấu xí và đơn độc một cách đáng thương?

Bài liên quan

Tại sao có người sống đến tuổi già, tuy đầu bạc răng long nhưng vẫn còn minh mẫn, trái lại có kẻ phải lìa bỏ cuộc đời giữa thời xuân xanh niên thiếu, thậm chí chưa kịp chào đời đã phải xa lìa trần thế? Tại sao có người sinh ra lớn lên trở thành bác sĩ, kỹ sư, những nhà nghiên cứu khoa học, những nhà bác học lừng danh trên thế giới với những cống hiến cho xã hội để lại tiếng thơm cho đời sau, trong khi đó có những kẻ có cuộc đời vô vị không có gì đáng kể để đóng góp cho xã hội và hình như họ sống trong lãng quên, trong đêm tối, không ai màng biết đến? Tất cả những điều ấy đều là những vấn đề mà hầu như ai cũng biết, nhưng hầu như không có một lời giải đáp đúng đắn.

Những điều đó, nếu mọi người chúng ta hiểu được giáo lý Mười hai nhân duyên, hiểu được luật nhân quả và nghiệp báo, hiểu được những hành động thiện hay bất thiện sẽ gây ra những kết quả lành hay ác cho chính bản thân mình sau này hay ngay lập tức thì sẽ tránh được những nỗi khổ niềm đau do nghiệp báo gây ra. Nếu hiểu được như thế, thì sẽ giải thích được các hiện tượng kể trên. Đó là do Nghiệp lực của con người đã tạo tác gây nên từ trong những đời quá khứ.

Qua mối liên hệ nhân quả, con người có thể hiểu được được kiếp trước ta đã làm gì, đã tạo ra nghiệp nhân nào, nếu ta nhìn nhận việc thọ quả của ta trong đời hiện tại là tốt hay xấu.

Qua mối liên hệ nhân quả, con người có thể hiểu được được kiếp trước ta đã làm gì, đã tạo ra nghiệp nhân nào, nếu ta nhìn nhận việc thọ quả của ta trong đời hiện tại là tốt hay xấu.

Trong quá khứ nếu họ làm những điều lành và có lợi cho chúng sinh thì đời sau họ được hưởng những quả tốt lành, giầu có, khỏe mạnh và thông minh. Trong quá khứ nếu họ làm những điều ác và có hại cho chúng sinh thì đời sau họ chịu những quả xấu nghèo nàn, bệnh tật yếu đau và ngu dốt. Người Phật tử khi đã có công phu tu hành, sẽ không làm điều bất thiện và chỉ cố gắng làm những việc tốt, việc lành. Người đã thấu hiểu luật nhân quả, đã biết rõ rằng chính hành động của mình, chứ không phải là nguyên nhân gì khác làm cho mình khốn khổ. Người ấy cũng nhận thức rõ ràng rằng nguyên nhân trực tiếp tạo nên mọi chênh lệch trong kiếp nhân sinh, gây ra đau khổ đều là do các hành động thiện và bất thiện khác nhau của mỗi cá nhân trong những kiếp sống quá khứ và trong kiếp hiện tại. Đó là nghiệp báo của chính mình tạo tác gây ra.

Bài liên quan

Như vậy, rõ ràng việc sinh tử của con người không còn là một bí mật, người ta có thể hiểu ta từ đâu sinh ra và chết sẽ đi về đâu. Qua mối liên hệ nhân quả, con người có thể hiểu được được kiếp trước ta đã làm gì, đã tạo ra nghiệp nhân nào, nếu ta nhìn nhận việc thọ quả của ta trong đời hiện tại là tốt hay xấu. Và cũng như vậy, người ta cũng có thể biết mình sau khi chết sẽ đi về đâu qua những hành động tạo tác trong cuộc sống hiện tại. Ngoài ra cũng cần phải thấy rằng việc sống và chết của con ngưởi còn có những mối liên hệ nhân quả không phải chỉ do nghiệp nhân và nghiệp quả của biệt nghiệp cá nhân con người mà còn có liên hệ đến nhân và quả của cộng nghiệp xã hội.

Do đó việc tạo nhân trong hiện tại tốt hay xấu sẽ quyết định cho việc thọ quả khổ đau hay vui sướng trong tương lai. Vì vậy cần phải kiểm soát được việc làm chủ các hành động tạo tác ra nhân cho mọi hành động hiện tại bằng các phương pháp tu tập. Và để tiến xa hơn nữa trong việc muốn giải thoát khỏi khổ đau, liễu thoát sinh tử luân hồi thì người ta không nên tạo tác ra bất cứ nghiệp nhân nào dù là nghiệp thiện hay ác để tránh phải thọ quả trong kiếp sau. Đó chính là con đường giải thoát, vượt qua khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi.

 2. Nguyên nhân đau khổ của con người 

Toàn bộ các phần trình bày ở trên thuộc về giáo lý mười hai nhân duyên. Người phật tử sau khi nghiên cứu giáo lý mười hai nhân duyên, cần phải biết vận dụng vào đời sống hàng ngày như thế nào để có một cuộc sống đúng đạo và để khi nhắm mắt xuôi tay, không đem theo những nghiệp ác mà chỉ có nghiệp lành. Có như vậy mới có được cuộc sống an vui và hạnh phúc.

Bàn về nguyên nhân đau khổ của con người, Phật giáo cho rằng khổ đau của con người có nguồn gốc sâu xa từ trong tâm thức. Các bản kinh của Phật giáo khi đề cập đến nguyên nhân khổ đau của con người đều nói đó chính là lòng tham. Do tham ái mà con người ta cố bám víu vào các đối tượng của tham ái, sự khao khát về dục lạc sẽ dẫn đến nỗi khổ niềm đau kéo dài liên miên vì lòng khao khát tham ái không bao giờ dừng, không bao giờ thỏa mãn.

Vì vậy, giáo lý mười hai nhân duyên đã chỉ ra rằng muốn có một xã hội tốt đẹp không có tội ác, không có chiến tranh thì con người phải hiểu được luật nhân quả.

Vì vậy, giáo lý mười hai nhân duyên đã chỉ ra rằng muốn có một xã hội tốt đẹp không có tội ác, không có chiến tranh thì con người phải hiểu được luật nhân quả.

Phật giáo cũng chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa hơn và là nguyên nhân căn bản đó là vô minh, là si mê, không thấy rõ bản chất của sự vật và hiện tượng đều do duyên sinh, đều vô ngã và vô thường. Vì thế cho nên con người ta chỉ thấy "cái tôi" tức cái ngã và "cái của tôi" là quan trọng nhất. Rõ ràng nếu không chấp ngã và dục vọng, không bị vị kỷ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm con người thì cuộc đời đầy an lạc và hạnh phúc. Và Phật giáo cũng chỉ ra rằng, nỗi khổ con người chính là cái quả của nghiệp ác từ đời trước gây nên. Kiếp trước do vô minh đã tạo nghiệp ác, gây ra nhiều tội lỗi thì kiếp này phải gánh nỗi khổ mà mình đã gây ra từ kiếp trước. Thậm chí do vô minh mà đã tạo nghiệp ác và tự hưởng cái quả ác liền theo ngay trong một đời hoặc ngay trong một thời gian ngắn (nhân quả đồng thời).

Bài liên quan

Trái lại, người đời lại không thấy được nguyên nhân khổ đau là như vậy. Dưới con mắt thế gian thì những hiện tượng con giết cha, vợ giết chồng, học sinh đánh giết lẫn nhau trong học đường và biết bao tội ác khác diễn ra trong đời sống hàng ngày có nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền văn hóa bạo lực qua các phim ảnh, do sự suy thoái đạo đức, do sự thiếu dạy dỗ và quản lý của gia đình và xã hội. Điều đó là đúng, nhưng dưới góc nhin tuệ giác của đạo Phật theo lý nhân duyên, những hiện tượng đó đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Con mắt thế gian không thấy được rằng người cha bị giết chính là người phải lãnh những hậu quả do mình đã tạo nghiệp ác sát sinh trong những kiếp trước và người con đang tâm giết cha chính là người đã thực hiện cái quả đòi mạng và cũng đang tạo nhân ác cho đời này hoặc cho đời sau của anh ta.

Cũng vậy, ta nhìn hiện tượng một vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị hay Tổng Giám đốc một công ty bị rơi vào vòng lao lý do tham nhũng hay do gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của công, một quan chức bị kết án tù do tham nhũng thì ta chỉ thấy tất cả những hiện tượng đó là do sự suy thoái đạo đức của xã hội, do pháp luật của nhà nước còn có những sơ hở hay do công tác quản lý có nhiều thiếu sót và yếu kém mà không thấy các hiện tượng đó đều do vô minh, do lòng tham gây nên cho họ và chính họ đã phải chịu cái quả tù tội là do cái nhân bởi chính họ gây ra  ngay từ trong kiếp này.

Vì vậy, giáo lý mười hai nhân duyên đã chỉ ra rằng muốn có một xã hội tốt đẹp không có tội ác, không có chiến tranh thì con người phải hiểu được luật nhân quả. Những kẻ hay làm điều ác, những kẻ tham nhũng, những tên vô lương tâm, những tên trộm cướp và ngay cả những kẻ tội phạm trong xã hội đen, nếu họ hiểu được luật nhân quả, hiểu được giáo lý Mười hai nhân duyên thì xã hội không còn chiến tranh, không còn hận thù, giết chóc, không còn tội ác hoành hành, không còn kẻ phạm tội và do đó cũng không còn tòa án và nhà tù nữa. Giáo lý Mười hai nhân duyên cũng chỉ ra rằng muốn diệt trừ mọi khổ đau, mọi tội ác thì phải đoạn diệt vô minh và ái là cái nhân đã gây ra đau khổ và tội ác.  Vì vậy cần phải diệt trừ vô minh. Diệt trừ vô minh có nhiều cách :

3. Diệt trừ vô minh hiện tại

Phương pháp diệt trừ vô minh không có gì khác ngoài phương pháp tự tu tập bằng cách lấy tâm quán chiếu để đạt được đến trí tuệ, nhận biết được tất cả là do duyên khởi, là vô ngã, là vô thường.

Phương pháp diệt trừ vô minh không có gì khác ngoài phương pháp tự tu tập bằng cách lấy tâm quán chiếu để đạt được đến trí tuệ, nhận biết được tất cả là do duyên khởi, là vô ngã, là vô thường.

Như trên đã nói, con người bình thường đang sống trong đời hiện tại, không thể nào diệt trừ vô minh quá khứ tức căn bản vô minh được, mà chỉ còn cách hứng chịu những quả do vô minh quá khứ bởi chính họ gây ra. Vây thì chỉ có cách là diệt trừ vô minh hiện tại để khỏi phải chịu quả cho đời sau. Hơn nữa, nếu chặt đứt vòng mắt xích vô minh hiện tại trong vòng tròn mắt xích Mười hai nhân duyên, tức diệt trừ Ái, thủ, hữu thì các thành phần khác trong vòng tròn Mười hai nhân duyên sẽ không còn nữa, sẽ đạt được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, không còn ở trong các vòng đau khổ.

Lòng ham muốn của con người như một cái thùng không đáy. Những ham muốn tham lam ấy sẽ đưa đến những hành động nhằm đạt được lòng tham và những hành động ấy sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Con người sống trong xã hội trần thế này, ai chẳng muốn xây dựng cho mình những mộng đẹp, những ước mơ vươn lên để được sung sướng và hạnh phúc. Nhưng nếu là những ước mơ tốt đẹp ấy được thể hiện bằng những hành động thiện thì sẽ được quả lành, còn nếu thể hiện bằng những hành động bất thiện tất nhiên sẽ lĩnh những quả xấu.

Bài liên quan

Xã hội ta ngày nay, càng ngày càng có nhiều hiện tượng tội ác diễn ra liên tục về mọi mặt. Trên các trang báo hằng ngày, những tin tức về tội ác, về những tiêu cực diễn ra trong xã hội, trong các cơ quan nhà nước, trong các công ty, xí nghiệp và những tin tức về các vụ xử án đã được đăng tải quá nhiều, chiếm nhiều diện tích mặt báo. Điều đó nói lên rằng xã hội ta đang lãnh những quả xấu mà trong quá khứ đã gây ra những nhân xấu.

Người ta dễ dàng giết nhau vì những chuyện vớ vẩn: một câu nói bóng gió, một vụ va chạm nhỏ trên đường phố sau một chầu nhậu nhẹt quá say. Thậm chí có những chuyện con giết mẹ, giết cha, anh giết em, vợ giết chồng, người tình giết người tình, tớ giết chủ vì lòng tham và sân hận. Con người vô lương tâm và vô cảm đến mức độ thản nhiên tra tấn trẻ em bằng những thủ đoạn rùng rợn như thời trung cổ. Đến những học sinh dưới mái trường cũng sẵn sàng đâm chém nhau.

Bạo lực, hận thù như một căn bệnh truyền nhiễm đã tràn lan đến mọi nơi, mọi chốn kể cả ở những làng quê êm ả. Những chuyện như thế có đầy trên mặt báo. Những chuyện như thế không phải tự nhiên mà có, chúng đều có những nguyên nhân, tất cả những cái đó đều là những hậu quả của những hành động tạo tác mà các kiếp trước đã gây ra, nay phải gánh chịu. Nói cách khác, mỗi người đang gặt hái những gì do chính mình đã gieo trồng trong quá khứ.

Như vậy, để không còn tội ác nữa cho đời sau, thì con người đời nay phải hiểu giáo lý mười hai nhân duyên, phải diệt trừ vô minh và ái là cái nhân của hiện tại tạo tác cho cái quả của đời sau. Cụ thể là phải diệt trừ tham, sân, si, mạn, nghi, những nhận thức sai lầm, những dục vọng vị kỷ. Vì vậy cần khẳng định rằng hành động của con người phải đúng pháp, đúng đạo đức để xây dựng tương lai cho con người trong một ngày mai không còn đau khổ. Diệt trừ vô minh hiện tại như thế nào? Đức Phật đã từng dậy: “Nhất thiết duy tâm tạo”, có nghĩa là tất cả đều do tâm mà ra. Nếu tâm ta trong sạch và sáng suốt, hạnh phúc sẽ theo ta như bóng với hình.

Phương pháp diệt trừ vô minh không có gì khác ngoài phương pháp tự tu tập bằng cách lấy tâm quán chiếu để đạt được đến trí tuệ, nhận biết được tất cả là do duyên khởi, là vô ngã, là vô thường. Có nhiều cách quán chiếu như đã trình bày ở phần trên (Các phương pháp quán chiếu) nhằm dứt trừ mọi phiền não, chấp trước để đạt đến trí tuệ bồ đề.

Trong đời sống, con người ta phải biết sống lương thiện, không tham lam, không sân hận, không si mê, không kiêu mạn, không nghi ngờ. Cũng không thù hằn, không oán ghét, không ảo não, không tức giận, không phiền muộn. Phải có lòng từ bi và trí tuệ, đó là lời Phật dạy. Kinh Kim Cương đã chỉ rõ “Tất cả chúng sinh đều có đầy đủ trí tuệ, đức tướng thanh tịnh của Chư Phật, nhưng vì vọng tưởng chấp trước nên bị lu mờ”. Phải biết hành thập thiện (làm mười điều lành) nghĩa là : Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không giận hờn, không si mê. Đó là bước đầu tu tập của người Phật tử.   

Lòng ham muốn của con người như một cái thùng không đáy. Những ham muốn tham lam ấy sẽ đưa đến những hành động nhằm đạt được lòng tham và những hành động ấy sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.

Lòng ham muốn của con người như một cái thùng không đáy. Những ham muốn tham lam ấy sẽ đưa đến những hành động nhằm đạt được lòng tham và những hành động ấy sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.

Tiến lên một bước nữa, người Phật tử thực hành pháp tu quán mười hai nhân duyên để liễu thoát sinh tử luân hồi thì phải dùng trí tuệ quán chiếu để thấy rõ sự sinh khởi, lưu chuyển và hoàn diệt của Mười hai nhân duyên. Trong quá trình quán chiếu, hành giả sẽ nhận thức rõ ràng thực tướng của các pháp, của vũ trụ và chúng sinh đều do duyên sinh, là vô ngã, là vô thường. Phải biết quán chiếu để diệt trừ vô minh, khi vô minh không còn, tức ái, thủ, hữu không còn thì cũng không còn sinh và lão tử. Tuy nhiên, pháp quán Mười hai nhân duyên là pháp tu xuất thế gian của hàng Nhị thừa, của các bậc Thanh văn, Duyên giác. Các vị này mới chỉ mới phá được cái chấp vô ngã ở thân năm uẩn tức nhân vô ngã mà chưa phá được pháp vô ngã của vạn pháp, đạt được đến quả vị giải thoát sinh tử, nhưng chưa đạt đến quả vị giác ngộ bồ đề.

Tiến lên môt bậc nữa, hành giả dùng trí tuệ bát nhã quán chiếu thực tướng của các pháp để thấy rằng tất cả vạn vật, thế giới và con người đều là giả hữu, đều vô ngã, hết thảy đều không có tự thể và đều chịu sự chi phối của luật biến đổi tức vô thường.  Phương pháp hành trì ở đây là pháp quán chiếu bát nhã nhờ ở trí tuệ bát nhã. Rõ ràng trí tuệ bát nhã phải do tu chứng mà tựu thành, và phải do công phu hành trì thực tế mới đạt được. Đạt đến trình độ này, hành giả đã tự giải thoát mình đạt đến giác ngộ bồ đề, minh tâm kiến tính thành Phật hoặc phẩm vị Bồ tát.

Bài liên quan

Về mặt tu hành, Đức Phật đã chỉ rõ có tám vạn bốn nghìn pháp tu. Tùy theo căn cơ của từng người và tùy theo từng tông phái, người phật tử có những phương pháp tu hành khác nhau cho riêng mình.

Với Tịnh độ tông, một pháp tu phù hợp với mọi căn cơ của con người, đơn giản và dễ tu nhất, người Phật tử niệm Phật nhất tâm bất loạn với đủ tín, nguyện, hạnh có thể vãng sinh về Tây phương Cực lạc, giải thoát sinh tử luân hồi.

Thiền tông với phương pháp tọa thiền đạt đến minh tâm kiến tính, kiến tính thành Phật cũng là một pháp tu hiệu quả mà rất nhiều Phật từ đã hành trì tu tập hiện nay.

Mật tông có những câu chuyện chứng tỏ những Phật tử nhất tâm thành kính tụng chú cũng đạt đến giác ngộ bồ đề. Có những bà cụ già suốt đời chỉ tụng Vãng sinh thần chú hay Lục tự đại minh thần chú: Úm ma ni bát minh hồng mà không biết gì nhiều về các bản kinh Phật. Kết quả đạt đến mức ngồi mà được vãng sinh về với cõi Phật.

4. Hệ quả của nghiệp thiện ác

Con người muốn diệt trừ vô minh hiên tại, không có cách nào khác là phải tu tập rèn luyện.

Con người muốn diệt trừ vô minh hiên tại, không có cách nào khác là phải tu tập rèn luyện.

Như trên đã nói, muốn thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi kiếp sinh tử luân hồi, phải diệt trừ vô minh hiện tại. Con người muốn diệt trừ vô minh hiên tại, không có cách nào khác là phải tu tập rèn luyện. Người Phật tử trước khi đạt đến trí tuệ quán chiếu thật tướng các pháp, trong đời sống bình thường hằng ngày, phải biết hành thập thiện, tránh mười điều ác, chỉ làm mười điều lành. Vì sao?        

+ Kinh Ưu Bà Tắc giới ghi: Chúng sinh gây tạo nghiệp thiện ác sẽ thụ nhận quả báo tốt hay xấu, gồm có bốn loại:

1. Hiện báo tức thân đời nay gây tạo nghiệp cực thiện hay cực ác, thì hiện ngay đời này sẽ thụ nhận quả báo,

2. Sinh báo tức thân đời nay gây tạo nghiệp thiện ác thì thân đời tiếp theo sau sẽ thụ nhận quả báo.

3. Hậu báo tức thân đời nay gây tạo nghiệp thiện ác, nhưng đời tiếp theo chưa thụ nhận quả báo mà cách hai, ba hay nhiều đời sau mới thụ nhận quả báo.

4. Vô báo tức là không có ba báo kể trên

Bồ tát Địa Tạng đã dạy:

- Nếu sát hại người hay loài sinh vật thì bị quả chết yểu hay bị bệnh hoạn, yếu đau, hoặc luân hồi đền mạng lẫn nhau.

- Phóng sinh, giúp người già yếu, đau ốm sẽ được sống lâu, vui vẻ, khỏe mạnh.

- Trộm cướp của người bị quả báo nghèo đói, thiếu thốn, điêu linh, khốn khổ.

- Bố thí giúp người được giàu sang, sung túc, điều mong cầu được như ý.

- Nói lời độc ác, gây tranh cãi, chia rẽ thì bị quả báo quyến thuộc chống đối, chia lìa.

- Kẻ hay chỉ trích, khinh chê người thì bị quả báo lưỡi miệng lở lói, tật nguyền.

- Kẻ hay nóng giận, gắt gỏng, gây gổ thì bị quả báo mặt mày thân hinh xấu xí, tàn tật.

- Kẻ keo kiệt bỏn xẻn thì bị quả báo cầu mong điều gì cũng không được toại ý, nghèo khổ, thiếu thốn.

- Kẻ săn bắn, đốt phá núi rừng, giết hại muông thú thì bị quả báo kinh hãi, điên cuồng, mất mạng.

- Kẻ bất hiếu, ngỗ nghịch với cha mẹ thì bị quả báo trời tru đất diệt, có con cháu sẽ bất hiếu ngỗ nghịch hơn.

- Cha mẹ ghẻ ăn ở độc, ghét bỏ, hành hạ con ghẻ thì bị quả báo đầu thai trở lại bị ngược đãi, roi vọt.

- Nếu dùng lưới bắt chim non thì bị quả báo đui, câm, điếc, ngọng.

- Nếu khinh chê chính pháp, kinh điển Phật dạy thì bị quả báo đọa vào ác đạo.

- Nếu trộm cướp, xâm phạm, lạm phá của chùa thì bị quả báo đọa địa ngục.

- Nếu phỉ báng, vu khống người tu hành chân chính, thanh tịnh thì bị đọa vào loài súc sinh.

- Nếu dùng nước sôi, lửa, điện, dầu, chém chặt giết hại sinh vật thì bị tái sinh lại bị quả báo đền mạng y như vậy.

- Nếu phá giới, phạm trai sẽ bị quả báo đọa làm súc sinh đói khát.

- Kẻ hoang phí của cải sẽ bị quả báo luôn thiếu hụt.

- Kẻ cao ngạo, ỷ quyền thế sẽ bị quả báo sinh vào chỗ hèn hạ, bị người khinh rẻ, ức hiếp.

- Kẻ nói lời đâm thọc, gây bất hòa chia rẽ sẽ bị quả báo không lưỡi, câm ngọng, gia đình chia rẽ.

- Kẻ tà kiến, mê tín sẽ bị quả báo sinh vào nơi hẻo lánh, biên địa

Về mặt Thiện báo, ta thấy làm việc thiện trong đời nay sẽ hưởng quả lành trong đời sau:

Người Phật tử trước khi đạt đến trí tuệ quán chiếu thật tướng các pháp, trong đời sống bình thường hằng ngày, phải biết hành thập thiện, tránh mười điều ác, chỉ làm mười điều lành.

Người Phật tử trước khi đạt đến trí tuệ quán chiếu thật tướng các pháp, trong đời sống bình thường hằng ngày, phải biết hành thập thiện, tránh mười điều ác, chỉ làm mười điều lành.

- Việc bố thí với lòng thành, không cầu mong lợi ích gì về mình và xem trọng người được bố thí thì sẽ hưởng được quả báo giàu có và đầy đủ.

- Việc xây dựng trường học sẽ nhận được quả báo nhà cửa to lớn và được trí thức, học vấn tài giỏi.

- Xây dựng bệnh viện sẽ nhận được quả báo nhà cửa to lớn và được mạnh khỏe, trường thọ.

- Làm đường, xây cầu cho mọi người qua lại sẽ nhận được quả báo có phương tiện di chuyển tốt, trên đường đi được bình an thuận tiện.

- Bảo vệ sự sống cho mọi loài và phóng sinh loài vật sẽ được trả quả ơn tốt đẹp, phúc đức nhiều đời.

Và còn biết bao nhiêu việc làm thiện khác trong Mười điều thiện đều cho những quả tốt lành cho đời sau và ngay cả đời nay.

Về mặt Ác báo, trong Chư kinh yếu tập có nhấn mạnh các nghiệp ác sẽ lĩnh những quả xấu sau đây

- Tội sát sinh:

Luận Địa trì ghi rõ: “Tội sát sinh có thể khiến chúng sinh bị đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người, thì phải chịu hai loại quả báo: Mạng sống ngắn ngủi, thân mang nhiều bệnh tật”.

Trong kinh Tạp tạng có ghi câu chuyện có một con quỷ bạch hỏi tôn giả Mục Kiền Liên:

- Tôi thường có mắt ở hai vai, có miệng và mũi ở trước ngực, mà không có đầu. Đó là nhân duyên gì?

Mục Kiền Liên đáp:

- Trong đời trước, ngươi thường là đệ tử của bọn đao phủ đồ tể, mỗi khi giết người, ngươi rất vui thích, dùng dây thừng cột tóc người kéo đi, do nhân duyên đó nên người phải chịu tội như vậy. Đây chỉ là hoa báo của việc ác, còn quả báo bị đọa vào địa ngục ở đời sau!

Sau đó, lại có một con quỷ khác đến hỏi tôn giả Mục Kiền Liên:

- Thân tôi thường như khối thịt, chẳng có tay chân, mắt, tai, mũi v.v…thường làm các loài sâu, dòi và bị chim đến mổ ăn, tôi khổ thật không chịu nổi. Do nhân duyên gì mà bị như thế?

Mục Kiền Liên đáp:

- Ở kiếp trước, ngươi thường cho người ta uống thuốc phá thai, nên nay phải chịu tội như vậy. Đây mới chỉ là hoa báo, còn quả báo là bị đọa vào địa ngục ngay thân đời sau.

- Tội trộm cắp:

Luận Địa trì ghi: “Tội trộm cắp cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh làm người thì bị hai loại quả báo là nghèo cùng và tài sản không được tự do tiêu dùng”.

Trong Kinh Tạp bảo tạng có ghi câu chuyện một con quỷ hỏi Mục Kiền Liên:

- Bạch Đại đức! Bụng của con quá to giống như cái lu, cổ họng và tay chân lại nhỏ như cây kim, không thể ăn uống được. Do nhân duyên gì mà con lại phải chịu nỗi khổ này?

Tôn giả Mục Kiền Liên đáp:

- Trong đời trước, ngươi làm chủ một thôn xóm, tự ỷ mình giàu sang, ăn nhậu say sưa, khinh khi mọi người, cướp đoạt miếng ăn của người khác, khiến cho nhiều người đói khổ. Do nhân duyên đó mà ngươi phải chịu tội này. Đây chỉ là hoa báo, còn quả báo là thân sau ngươi phải chịu khổ báo trong địa ngục.

- Tội tà dâm:

Luận Địa trì ghi: “Tội tà dâm cũng khiến cho chúng sinh bị đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người thì gặp hai loại quả báo là vợ không trinh tiết và quyến thuộc không được như ý”

Tội tà dâm có năm nỗi quả báo khổ lớn:

Kinh Tạp bảo tạng ghi: Xưa có một con quỷ hỏi tôn giả Mục Kiền Liên:

- Con thường dùng vật tự chùm lên đầu, lại luôn sợ người đến giết hại, tâm thường hoảng hốt, không thể chịu nổi. Do nhân duyên gì mà bị như thể?

Tôn giả đáp:

- Trong đời trước ngươi thường tà dâm, xâm phạm người ngoài, thường sợ người ta phát hiện, hoặc sợ chồng người bắt trói đánh giết, hoặc sợ pháp luật trừng trị, bêu thây nơi phố chợ, luôn ôm lòng lo sợ, hoảng hốt, bất an, nên nay ngươi phải chịu tội như thế. Đây chỉ là hoa báo của hạnh dơ xấu, còn quả báo là đời sau phải chịu quả khổ trong địa ngục.

- Tội vọng ngữ:

Luận Địa trì ghi: “Tội vọng ngữ cũng khiến cho chúng sinh đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người thì mắc hai quả báo là bị nhiều người phỉ báng và bị người dối gạt”.

- Tội nói lưỡi hai chiều:

Luận Địa trì ghi: “Tội nói đôi chiều cũng khiến chúng sinh đọa vào ba đường ác. Nếu  được sinh làm người thì gặp phải hai loại quả báo là quyến thuộc xấu ác và quyến thuộc bất hòa”

-Tội nói ác khẩu:

Luận Địa trì ghi: “Tội ác khẩu cũng khiến chúng sinh đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh làm người thì bị hai quả báo là thường phải nghe những tiếng xấu ác và nói ra điều cũng thường có tranh cãi”

- Tội nói lời vô nghĩa:

Luận Địa trì ghi: “Tội nói lời vô nghĩa cũng khiến chúng sinh đọa trong ba đường ác, nếu sinh trong cõi người phải chịu hai loại quả báo là nói ra mọi người không tin nhận, và có nói điều gì cũng không được rõ ràng.

- Tội tham dục:

Luận Địa trì ghi: “Tội tham dục cũng khiến chúng sinh rơi vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người, thì phải chịu hai quả báo: Nhiều ham muốn, không biết đủ”.

- Tội sân hận:

Luận Địa trì ghi: “Tội sân hận cũng khiến chúng sinh đọa vào ba đường ác. Nếu được sinh làm người, thì bị hai quả báo: thường bị mọi người thấy rõ chỗ hay dở của minh và thường bị mọi người não hại”.

- Tội tà kiến:

Luận Địa trì ghi: “Tội tà kiến cũng khiến chúng sinh rơi vào ba đường ác. Nếu được sinh vào loài người thì bị hai quả báo: sinh vào nhà tà kiến và có tâm siểm nịnh”

+ Luật nhân quả còn cho thấy rõ trong gia đình, những đứa con sinh ra đều do luật nhân quả chi phối. Có bốn loại con sinh ra (do luật nhân quả) để báo ân, báo oán, trả nợ và đòi nợ:

- Loại báo ân: Đời trước nhận được ơn, đời nay sinh vào gia đình để trả ơn.

- Loại báo oán: Đời trước bị gây oán, đời nay sinh vào gia đình để báo oán.

- Loại trả nợ: Đời trước mắc nợ, đời nay sinh vào gia đình để trả nợ

- Loại đòi nợ: Đời trước cho vay nợ, đời nay sinh vào gia đình để đòi nợ

Như vậy tất cả các nghiệp thiện và nghiệp ác đều đưa lại quả tốt hay quả xấu cho đời sau. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm